Cập nhật thông tin chi tiết về Vài Món Ngon Bạn Không Nên Bỏ Qua Khi Tới Yên Bái mới nhất trên website Docdaochinhban.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tôi may mắn có 3 lần tới Yên Bái, một lần đi bằng tàu sắt ì ạch trong đêm nên chẳng thể ngắm nhìn được khung cảnh bên đường; lần thứ 2, tôi chỉ dừng chân có 2 ngày tại thành phố, trời mưa giá rét, cũng chỉ quanh quẩn ở khách sạn, muốn đi ăn vài món nướng cũng không có dịp.
Tới lần thứ 3, đó là 1 chuyến đi về nguồn, tôi tới huyện Mù Cang Chải, trong lễ hội di sản ruộng bậc thang. Chuyến đi không dài nhưng tôi khám phá được rất nhiều điều thú vị. Đặc biệt, vô vàn những món ăn ngon, chỉ một lần thưởng thức mà sao muốn quay lại thêm vài lần nữa…
Đậm đà thịt trâu gác bếp
Chúng tôi dừng chân tại đầu thung lũng Tú Lệ (huyện Văn Chấn, Yên Bái), ghé vào một quán ăn ven đường mà theo anh lái xe giới thiệu quán 100% của người Thái đen. Quán của mấy chị em gái người Thái rất xinh xắn, ăn nói khéo léo. Vì không đặt trước, nên khi đến chúng tôi phải chờ hơi lâu, trong khi bụng thì réo rắt. Chẳng có cách nào khác, lại buồn chân, buồn tay, chúng tôi vào bếp với họ. Trong căn bếp củi tuềnh toàng sau nhà, chúng tôi cùng nướng món thịt trâu gác bếp khai vị.
Cô em gái của chủ quán phụ trách món này, cô nói hôm nay anh chị may mắn vì thịt trâu gác bếp này đúng độ “chín” tới, ăn giòn mà không dai. Nếu gặp hôm trời ẩm hay trâu mới gác bếp thì có nhai sái quai hàm ấy chứ!
Thịt trâu gác bếp là món ăn đặc sản của người Thái đen. Món này thường được làm từ thịt bắp của những chú trâu thả rông trên các vùng núi, đồi. Khi chế biến, người ta róc các thớ thịt ra thành từng miếng, rồi hun bằng khói của than củi được đốt từ các loại cây mọc trên núi đá.
Mùi khói trong thịt trâu khiến ai nhạy cảm đều rất khó chịu, tuy nhiên để át đi mùi khói và tăng thêm hương vị của món thịt, phải nhờ vào kỹ thuật tẩm ướp trước khi gác bếp. Người làm dùng cách tẩm ướp thịt với các gia vị khác như ớt, gừng, đặc biệt là mắc khén – một loại hạt tiêu rừng của người dân tộc thiểu số vùng cao Tây Bắc.
Các gia vị này thậm chí còn nhìn thấy rất rõ trên từng miếng thịt. Miếng thịt khô nhưng vẫn giữ nguyên mùi vị đặc trưng. Khi ăn, món này được chế biến hoàn toàn tự nhiên, không có chất bảo quản nhưng vẫn để dự trữ được trong thời gian khá dài (khoảng một tháng).
Thịt nướng kiểu người Thái
Món thứ hai trong thực đơn vội vàng của bữa trưa hôm đó là món thịt băm nướng kiểu người Thái. Món này nhìn rất đơn giản, nguyên liệu chỉ là phần vai gồm cả bì và mỡ, cứ thế băm nhỏ ra, tẩm ướp gia vị cho vào lá rong tươi bọc vài lớp, kép tre nướng trên bếp than hoa.
Ấy vậy mà khi ăn sao ngon kỳ lạ, mùi thơm quyến rũ của những gia vị quyện với vị ngọt của thịt khiến những cái bụng háu đói của chúng tôi khó có thể cưỡng lại. Nhưng món nướng này cũng không thể nhanh chóng mà ăn được, vì nướng trên than hoa, buộc người nướng phải rất khéo léo để sao cho thịt chín đều, vàng ươm, lớp lá rong chỉ cháy khô bên ngoài.
Gia vị cũng là một bí quyết tạo nên sự ngon của món ăn. Người Thái thường dùng thêm hạt tiêu rừng (mắc kén) để dậy mùi, hành tươi, hành khô vừa đủ để giữ được sự nguyên chất của thịt lợn. Có lẽ món ăn này ngon tuyệt hảo cũng bởi vì thịt lợn ở đây sạch và ngon chăng?.
Món này ăn kèm với xôi nếp tan Tú Lệ là ngon và đúng vị nhất.
Thơm ngon như măng sặt
Buổi sáng khi vào tới huyện Mù Cang Chải, chúng tôi tới quán ăn ven đường để thưởng thức món phở gà vùng cao. Nói là phở cho oai, chứ ở đây người dân thường dùng bánh phở khô hay chính là bánh đa, mỳ khô như dưới xuôi mình hay nấu.
Cách nấu cũng khá đơn giản, nhưng vị thơm thì tuyệt vời, chắc vì ở trên này nước dùng khá nguyên chất chứ không phải thứ gia vị tổng hợp. Món phở ngon hơn bởi một bát ôtô măng chua đi kèm. Nhìn bát măng chua đúng là ứa nước miếng, từng miếng măng thái thái mỏng, vàng nhạt lốm đốm trên đó là những miếng ớt cắt nhỏ.
Nhìn thôi cũng muốn gắp thật nhiều măng cho vào bát phở gà nghi ngút khói. Nhưng, chao, măng cay quá là cay, thứ ớt hiểm người vùng cao trồng trên đất đồi núi như chắt lọc hết tinh túy tạo nên cái sự cay xè lưỡi. Nó rất hợp với măng sặt đem ngâm giấm.
Cũng may, trong bữa cơm trưa hôm đó, chúng tôi được ăn lại món măng sặt ngon tuyệt không hề cay được nấu canh sườn, luộc chấm với muối lạc. Măng sặt thon nhỏ, to cỡ chuôi liềm, trắng nõn, mềm vàng. Vào đúng mùa, măng non rất dễ bóc, vị ngọt, không có vị he, luộc nên thơm phức mùi của núi rừng. Ngoài món nấu xườn, luộc, món măng này có thể dùng xào với cà chua, thêm ít gia vị tỏi cũng ngốn vài bát cơm của thực khách.
Xôi và cốm tan Tú Lệ
Thung lũng Tú Lệ thuộc phía Tây của tỉnh Yên Bái, Tú Lệ cái tên đã nói phần nào vẻ đẹp nơi đây. Quả thật, khó có từ ngữ nào diễn tả được vẻ đẹp của thung lũng này. Tú Lệ mùa nào cũng đẹp, khi lúa non, từ trên đèo cao nhìn xuống, thung lũng Tú Lệ như thảm cỏ xanh mướp, mùa lúa chín đây đúng là một thung lũng vàng và hơn thế hương thêm từ thứ nếp nổi tiếng có thể làm bạn “say” nơi đây chẳng muốn về.
Nếp tan là thứ gạo nếp rất nổi tiếng, người ta ví, khi đồ thứ gạo này có thể hương thơm bay xa vài trăm mét, bản trên, xóm dưới đều có thể hưởng hương thơm. Vào đầu mùa thu hoạch (khoảng tháng 4 và tháng 10 hàng năm), may mắn, bạn sẽ được thưởng thức cốm Tú Lệ ngon chẳng kém gì cốm Làng Vòng nức tiếng ở Thủ Đô.
Trần Cảnh Huy @ 00:50 14/12/2012 Số lượt xem: 226
Những Lợi Ích Không Ngờ Từ Cá Chép Bạn Không Nên Bỏ Qua
Cá chép: Thịt cá cùng với vây cá đều là những vị thuốc quý , trong y học cổ truyền Cá Chép còn được gọi là Lý Ngư. Cá có thịt dày và béo, ít xương dăm, thớ thịt trắng mịn, mùi vị thơm ngon…Không những là món ăn ngon mà cá chép còn chứa nhiều chất dinh dưỡng, có tác dụng chữa trị bệnh tốt, đặc biệt là các bệnh phụ nữ.
Theo lịch sử ghi chép thời nhà Lý: “Cá chép là dương tính trong âm tính, có tác dụng tiểu tiện, cho nên có thể chữa được bệnh khi kết lạnh, nướng lên thì hoả hoá, có phát phong hàn, bình phổi thông sữa, làm sạch đường tiêu hoá, bài tiết và trừ khử được tả độc sưng tấy”.
Ngoài ra, ăn cá chép có thể hỗ trợ điều trị các bệnh như: Bổ tỳ vị, lợi tiểu, tiêu phù, thông sữa, chữa ho, lở loét…là một trong những thực phẩm bổ dưỡng cho thai phụ. Do lợi tiểu, tiêu phù nên cá chép còn được dùng trong nhiều bệnh khác như gan, thận.
Vì sao nên ăn Cá Chép?
Trong thịt cá chép có chứa nhiều protid, lipid, cung cấp khoáng chất và vitamin, vây cá chứa nhiều collagen. Đặc biệt, trong cái tiết trời se lạnh của mùa thu và chuẩn bị sang đông, rất phù hợp để thưởng thức những món ngon được chế biến từ Cá Chép như: món cá chép om dưa, lẩu cá chép,… thì thật tuyệt. Không những là món ăn ngon, cá chép còn có tác dụng chữa bệnh tốt. Thịt cá, vây cá, mật cá và đầu cá đều là những vị thuốc trong y học cổ truyền.
Theo Đông y, thịt cá chép có vị ngọt, tính bình; vào tỳ thận. Có tác dụng lợi thủy tiêu thũng, hạ khí thông nhũ. Dùng cho các trường hợp phù thũng bụng phù trướng, hai chân phù nề, vàng da, ứ tắc sữa… Vảy cá có tính bình, tác dụng cầm máu. Mật cá có vị đắng tính lạnh, không độc, có tác dụng thông ứ.
Để món ăn được ngon nhất, nên tìm mua các loại Cá chép được sống ở môi trường rộng lớn, nước trong như ở các sông lớn Hòa Bình. Cá chép sông thường có giá cao hơn các loại cá nuôi ở các vùng ao hồ, nhưng chất lượng cá khác hẳn từ chất lượng thịt cá cho đến hương vị.Địa chỉ cung cấp cá Sạch Sông Đà uy tín tại Hà Nội:
Hệ thống Cường Thịnh Fish tại Hà Nội
Nhà hàng Quê Đặc Sản Cá Sông Đà
Địa chỉ: 120B1 Phố Thành Công, Ba Đình, Hà Nội
Cá Sạch Sông Đà – Cường Thịnh Fish
Địa chỉ: 108B-E2 Phố Thành Công, Ba Đình, Hà Nội
Thịt Thăn Là Gì? Những Món Ăn Từ Thịt Thăn Bạn Không Nên Bỏ Qua
Thịt thăn và thịt thăn chuột lợn là gì? Chúng khác nhau như thế nào? Có thể nói, đây là phần thịt mềm và ngon trên cơ thể lợn. Có rất nhiều món ăn hấp dẫn được chế biến từ loại thịt này. Vậy với thịt thăn chuột heo bạn nên nấu món gì để mang lại bữa ăn ngon và dinh dưỡng cho gia đình? Mời các chị em nội trợ cùng theo dõi những thông tin sau.
1. Thịt thăn là gì?
Thịt thăn là bộ phận được cắt từ bắp thịt, được xem là một trong những phần thịt đắt nhất trên thân con lợn, xếp vị trí “á quân” về chất lượng thịt (sau thịt áp sườn). Miếng thịt thăn thuần nạc, đặc thịt, cắt thớ nhỏ và có độ kết dính cao.
Nếu các bà nội trợ muốn chế biến món ăn ngon với thịt heo bằng phương pháp hấp, xào hoặc cắt lát mỏng để cuốn, thì thịt thăn heo là sự lựa chọn tuyệt vời.
Có rất nhiều công thức chế biến các món ăn ngon từ thịt thăn
Bên cạnh những phương pháp chế biến thông thường, các chị em nội trợ cũng có thể nấu theo cách nướng bỏ lò, rán hoặc băm nhỏ để nấu canh.
Sự khác biệt giữa thịt thăn và nạc thăn: Rất nhiều người thường gọi chung thịt thăn là nạc thăn (hoặc ngược lại) bởi đặc điểm phần thịt dày, chắc và thớ thịt dài. Một trong những tiêu chí điển hình để phân biệt thịt thăn và nạc thăn là căn cứ vào thớ thịt được cắt. Thịt thăn là một khúc thịt dài, hẹp, không xương được cắt từ bắp thịt. Khi còn tươi sống, thịt thăn có màu đỏ sẫm. Nạc thăn có kích thước lớn hơn và dẹp hơn, có thể có xương hoặc không xương.
2. Thịt thăn chuột lợn là gì?
Thịt thăn chuột lợn còn có một cái tên khác đó là thịt thăn nội, được cắt từ khoang bụng của con lợn, dọc theo 5 đốt xương sống cuối cùng cho đến phần xương chậu. Chính vì đây là phần mà heo không hoạt động, nên thịt tương đối mềm và ít calo. Song, thịt lại sở hữu những chất béo giúp hấp thụ vitamin và có thể cung cấp đầy đủ năng lượng cần thiết cho cơ thể.
Người dùng có thể tìm thấy loại thịt này trong các thực phẩm như chả lụa, chà bông. Đây cũng chính là loại thịt cực kỳ thích hợp cho trẻ em và phụ nữ mới sinh.
Chả lụa là món ăn quen thuộc được chế biến từ thịt thăn chuột lợn
Thịt thăn chuột thường được bán với dạng nguyên miếng dài, ít mỡ. Trước khi nấu, các bà nội trợ nên lưu ý lọc bỏ bạc nhạc và chỉ nên thực hiện các phương pháp nấu nhanh. Nếu không, thịt sẽ dần bị khô, dai và không còn giữ được hương vị thơm ngon như ban đầu.
3. Top 3 món ngon chế biến từ thịt thăn chuột lợn
1. Thăn chuột lợn sốt táo
Thăn chuột lợn sốt táo – món ăn mang phong cách Tây Âu
Nguyên liệu chính:
● 300gr thăn chuột lợn ● 100gr khoai tây nghiền ● 100gr cà rốt bào sợi ● 2 quả táo ● 1/4 thìa cà phê lá thơm rosemary (hay còn gọi là lá cây hương thảo, thường thấy ở các siêu thị bán hàng ngoại nhập) ● 250ml vang trắng ● 15g bơ ● 1/2 thìa canh mứt dâu đỏ ● 60ml kem tươi ● Hành tây, bột ngô sánh và một số nguyên liệu phụ gia khác
Cách làm:
Để thực hiện phần xốt táo, trước tiên bạn nên xào táo đã cắt nhỏ với hành tây và bơ, cho rượu vang và nước dùng vào ninh nhừ và bỏ vào máy xay nhuyễn. Sau đó, cho lá rosemary và mứt dâu khuấy tan đều, rồi cho phần kem tươi vào hỗn hợp.
Với nguyên liệu chính là thịt thăn chuột lợn, bạn có thể ướp thịt bằng những nguyên liệu đơn giản như muối, tiêu. Cho lá rosemary rán qua với dầu ăn và táo bổ cau, cho thêm ít vang trắng. Cuối cùng, cho thịt vào nướng ở nhiệt độ 200 độ C trong vòng 10 phút.
Cuối cùng, bạn chỉ cần bày ra thịt ra đĩa cùng với khoai tây nghiền và rau luộc, đổ thêm sốt lên trên.
2.Thịt thăn heo sốt nấm tiêu xanh
Thịt thăn heo xốt nấm tiêu xanh
Nguyên liệu chính:
● 500gr thịt thăn heo ● 10gr lá thyme tươi (cỏ xạ hương) ● Tỏi băm, hành tím ● 30gr bột xốt nâu Demi Glace ● 50gr nấm đông cô tươi ● 50gr kem tươi và 50gr sữa tươi không đường ● 50gr rượu vang đỏ ● 10gr bơ lạt ● 30gr tiêu xanh
Cách làm:
Sau khi sơ chế và tẩm ướp thịt thăn heo, bạn cần tiến hành làm nóng chảo và áp chảo thịt cho đến khi vàng đều hai mặt. Sau đó cho thịt vào lò nướng ở nhiệt độ 180 độ C trong 15 phút để thịt chín vàng. Để pha nước xốt, trước tiên bạn nên phi thơm hành tím rồi cho tiêu, nấm xào thơm vàng. Tiếp đến cho rượu vang đỏ vào nấu cạn sệt để tạo được mùi thơm. Cho thêm xốt Demi Glace đã nấu sệt và giảm nhỏ lửa. Cuối cùng, cho thêm kem béo, sữa tươi và bơ lạt khi đã vặn lửa nhỏ nhất hoặc tắt lửa, ở bước này bạn cần phải quậy thật đều tay để tránh tình trạng kết tủa. Nếu bạn tắt lửa, phần sốt có thể sẽ mịn hơn đấy! Khi trình bày, bạn chỉ cần cắt thịt thăn thành miếng vừa ăn, ăn cùng với xốt và bánh mì hoặc xà lách.
3. Thịt thăn heo lúc lắc
Món thịt thăn heo lúc lắc từ MEATDeli
Nguyên liệu chính:
● 350gr thịt thăn heo ● 50gr ớt xanh Đà Lạt ● 50gr ớt đỏ Đà Lạt ● 50gr ớt vàng Đà Lạt ● Hành lá, hành tây và ớt sừng
Để thực hiện món ăn này, sau khi bắc chảo dầu nóng, bạn tiến hành cho thịt đã ướp vào chao sơ nhanh với lửa lớn. Cho các loại ớt vào chao sơ với lửa và vớt ra ngay. Phi thơm bơ với thỏi và xào thịt các loại ớt. Khi này bạn nên để lửa lớn và xóc chảo đều tay. Cuối cùng, thêm một chút dầu hào với tiêu để tạo thêm gia vị thơm lừng cho món ăn. Khi bày ra đĩa, bạn có thể trang trí để cho món ăn thêm phần đẹp mắt bằng cách bỏ hành chẻ ngò rí lên trên cùng.
Hy vọng qua bài viết trên bạn đã có thể phân biệt được các khái niệm thịt thăn và thịt thăn chuột lợn là gì. Có vô vàn những món ăn được chế biến theo nhiều phương pháp khác nhau với thịt thăn. Tuy nhiên bạn cũng nên chú ý lựa chọn những loại thịt sạch đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhiều người tiêu dùng hiện đại đã lựa chọn các sản phẩm thịt mát Meat Deli được sản xuất theo công nghệ châu Âu, đảm bảo cung cấp nguồn thực phẩm tươi sạch an toàn, mang đến bữa ăn ngon lành.
15 Món Ngon Đà Nẵng Mà Bạn Không Thể Bỏ Qua
Nhắc tới món ngon Đà Nẵng không thể không nhắc tới Mì Quảng. Mỳ Quảng không phải là món ăn mới lạ với tất cả thực khách. Nhưng để tìm được một vài địa chỉ để thưởng thức mì quảng đúng “chất Quảng” thì không phải là điều dễ dàng.
Sợi mì tươi mềm, thơm mùi gạo nhưng vẫn dai ngon, được cán dẹt, dày và to bản. Quyện với nước chan ngọt đậm, thơm ngậy, sóng sánh vàng được rưới đẫm cùng với thịt gà được tẩm vị, rau tươi, chút xíu hành hoa cùng bánh tráng nướng giòn thật là khó cưỡng.
Mì quảng Bà Mua: 19 Trần Bình Trọng, Đà Nẵng.
Mì quảng Bà Lữ: 126 Hàm Nghi, Đà Nẵng
Mì Quảng Bích: 1- 3 – 5 Đặng Dung, Đà Nẵng
Mì Quảng bà Ngân: 108 Đống Đa, Đà Nẵng
Dù có một vài nét tương đồng với mì quảng, cao lầu lại là một món ăn được chế biến công phu hơn rất nhiều. Để sợi mì được vàng và ngon, ta phải dùng loại tro nấu từ Cù Lao Chàm ngâm gạo thì mới tạo được độ giòn, dẻo khô đặc trưng. Nước xay gạo phải là nước giếng Bá Lễ, một giếng nước rất nổi tiếng về độ không phèn, nước mát lạnh. Để điểm thêm cho món ăn, người ta cũng thường thêm một ít da heo hoặc cao lầu khô thái vuông đã chiên giòn tạo nên món ăn ngon Đà Nẵng mà bạn không thể bỏ lỡ.
Hoài phố: 255 Nguyễn Chi Thanh, Đà Nẵng
Cao Lầu Lý: 267 Thái Thị Bôi
3. Bánh tráng cuốn thịt heo
Với nguyên liệu và cách chế biến vô cùng đơn giản. Thịt heo được chọn là thịt mông hoặc vai, sau đó đem hấp để giữ nguyên độ ngọt của thịt. Rau rất dễ tìm nhưng phải đảm bảo được độ tươi ngon gồm xà lách, húng quế, giá, chuối xanh, dứa, giá đỗ, tía tô, diếp cá… Công thức quan trọng làm nên món ăn ngon ở Đà Nẵng này đó chính là mắm chấm tạo sự khác biệt không đâu có. Một chút rau, vài lát thịt được thái mỏng cùng với vị mắm lạ miệng tạo nên một sự thích thú đến khó quên của mỗi du khách khi thưởng thức bánh tráng cuốn thịt Heo.
Chả cá ăn kèm với món bún được làm từ cá tươi sau đó mang về rửa sạch, bào lấy thịt cá, cho vào cối quếch nhuyễn cùng với gia vị như muối, bột ngọt, đường, tiêu… Theo một tỉ lệ nhất định tùy thuộc vào bí quyết của người làm chả và chế biến thành 2 loại: chả cá hấp và chả cá chiên. Tuy nhiên chả cá chiên được nhiều người ưa thích hơn. Chan thứ nước lèo ngọt thanh rất dễ chịu được hầm từ chính xương cá. Bún chả cá còn được ăn kèm với rau sống tươi và đủ loại như xà lách, húng, quế và đặc biệt phải có giá đỗ sống đi kèm.
Bún mắm nêm Đà Nẵng được xem là món ăn đặc sản bình dân ở thành phố du lịch này. Ban đầu, thành phần của tô bún chỉ đơn giản gồm bún, mắm nêm và mít non luộc. Về sau, người ta thêm vào các món ăn kèm như thịt heo quay, thịt ba chỉ, chả bò, nem, tai heo… để tô bún bắt mắt, hấp dẫn hơn.
6.Bánh bèo – bánh nậm – bánh lọc
Một đĩa được bày khoảng chục cái bánh bèo nhỏ màu trắng, phía trên có vài miếng da heo chiên giòn, chả bò… Khi ăn thực khách chỉ việc đổ chén nước mắm ớt (nhưng không cay) vào đĩa rồi thưởng thức. Ngoài những miếng bánh bèo mềm, ngon, đáng chú ý hơn chính là da heo giòn, cắn vào tan nhẹ nhàng trong miệng. Riêng chả bò ăn kèm cũng có vị rất đặc trưng, ngọt và mặn đan xen.
Công thức làm bánh xèo xứ Quảng thoạt nhìn không có gì đặc biệt nhưng ở mỗi công đoạn lại có những cầu kỳ riêng để cho ra những chiếc bánh ăn một lần là nhớ mãi. Bột bánh xèo được làm từ gạo ngon của Quảng Nam, ngâm chừng 4 tiếng, xay thành bột, pha lỏng với bột nghệ để tạo màu. Bánh xèo phải đổ bằng lửa than, rau ăn kèm có đủ rau sống, đồ chua, nem lụi phải làm từ thịt tươi ngon. Du khách đến Đà Nẵng không thể bỏ lỡ món ăn ngon Đà Nẵng này.
Chip chip hấp xả, sò điệp nướng mỡ hành hay cua rang me là những món ăn đặc trưng của Đà Nẵng – thành phố biển này mà chỉ cần nghe tên, nhiều thực khách đã cảm thấy thèm.
Nhờ vị trí giáp biển nên ẩm thực Đà Nẵng hấp dẫn hơn hẳn các vùng khác với sự góp mặt của các món ăn hải sản. Du lịch Đà Nẵng, bạn đừng nên bỏ lỡ những hương vị biển khơi cùng cách chế biến độc đáo, ngon miệng những món ngon nơi đây.
Địa chỉ quán Hải sản ngon Đà Nẵng:
Gỏi cá Nam Ô là một món ăn đặc sản vùng biển Đà Nẵng. Món gỏi cá này đã thu hút rất nhiều khách du lịch. Phải là người sành ăn mới có thể thưởng thức được hết cái ngon, cái lạ của món ngon Đà Nẵng này.
Địa chỉ gỏi cá Nam Ô Đà Nẵng:
Gỏi cá Bà Mì, đường Mai Lão Bạn (bên trái, gần cuối đường Đống Đa)
Quán Gỏi cá Tấn ở 464 Điện Biên Phủ
Quán Gỏi cá Sáu Hào tại 232 Trần Cao Vân, quận Thanh Khê.
Quán 972 Nguyễn Lương Bằng, Nam Ô, TP Đà Nẵng
Bánh mì Bà Lan được biết đến ở Đà thành cũng từ rất lâu rồi. Bánh mì Bà Lan có 2 cơ sở và chỉ hoạt động từ 16h30 hằng ngày trở về tối để dồn toàn bộ thời gian buổi sáng cho việc mua và chế biến những nguyên liệu tươi ngon nhất, đặc biệt thịt bò và heo. Hai cơ sở của bà Lan luôn nhộn nhịp khách vào ra từ lúc dọn hàng cho đến khi đóng cửa (16 giờ 30 đến 23 giờ). Ổ bánh mì của bà luôn đầy đặn và tươm tất. Từng loại nhân được quệt vào ổ bánh theo “lộ trình” nhất định: đầu tiên là lớp patê dày, tiếp theo là lớp mỏng mayonnaise làm từ trứng, sau đến là thịt nguội, chả quế, chả heo, chả bò, húng quế, ngò, ớt xanh và sau cùng là một đoạn hành lá có chiều dài gần bằng ổ bánh cùng một lượt nhẹ của muối tiêu.
Bánh mì Phượng: 2B Phan Châu Trinh, tp. Hội An, Quảng Nam
11. Rong Biển Mỹ Khê
Đi du lịch Đà Nẵng, ít ai biết đến đặc sản rong biển Mỹ Khê có nhiều giá trị trong cuộc sống từ làm thuốc chữa bệnh đến chế biến thành những món ăn ngon, hấp dẫn.
Rong biển Mỹ Khê đã trở thành một món đặc sản Đà Nẵng, thương hiệu được nhiều du khách biết đến khi tới du lịch Đà Nẵng.
12. Cá nục cuốn bánh tráng
Là thành phố du lịch trọng điểm của miền Trung – Việt Nam, Đà Nẵng không chỉ nổi tiếng có biển xanh cát vàng, còn có văn hóa ẩm thực Đà Nẵng phong phú, đặc sản bình dị, dân dã từ sản vật địa phương. Một trong số đó chính là món cá nục cuốn bánh tráng – món ăn ngon Đà Nẵng, thu hút du khách bốn phương.
Địa chỉ món cá nục hấp ngon Đà Nẵng:
Địa chỉ món bánh canh ngon Đà Nẵng:
“Bê thui Cầu Mống” còn được người dân Đà Nẵng gọi với cái tên quen thuộc “bò tái Cầu Mống”. Món nổi danh là món ăn ngon tại Đà Nẵng bạn không thể bỏ lỡ
Nghệ thuật thui bê gần như là một bí truyền và hiện không còn nhiều người làm được, vì yêu cầu đặc biệt của nó. Miếng thịt bê khi đưa ra khỏi lò phải đạt đủ hai tầng thịt tái, chín rõ rệt, còn bì (da) thì phải chín đến độ trong suốt, đồng thời lại giòn mềm vừa phải. Khi dọn ra, được pha thái khéo léo, từng miếng thái có cả phần thịt lẫn da.
Mắm phải là loại mắm cá cơm nguyên con, đem về được gạn lấy nước, thêm đường, ớt tỏi giã nhuyễn, cùng ít gừng và mè rang thơm vàng rất hấp dẫn. Rau ăn kèm với bê thui rất phong phú. Bao gồm loại rau Trà Quế, tía tô, xà lách, cải non, khế chua, chuối chát xắt lát mỏng, ngò thơm , húng, quế và giá đỗ…
Cơm gà Đà Nẵng, một món ngon Đà Nẵng mang đậm màu sắc và ẩm thực Đà Nẵng, miền Trung. Một dĩa cơm gà ngon đã làm nức lòng biết bao người ghé vào quán, khi mà cơn đói bụng của một ngày khám phá thành phố Đà Nẵng kết thúc.
Địa chỉ quán cơm gà Đà Nẵng:
Bạn đang xem bài viết Vài Món Ngon Bạn Không Nên Bỏ Qua Khi Tới Yên Bái trên website Docdaochinhban.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!