Top 9 # Xem Món Gà Kho Gừng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Docdaochinhban.com

【3/2021】Cách Làm Món Cá Bè Cam Kho Gừng Thơm Ngon【Xem 109,890】

Món ngon với cá cam sọc tươi ngon

Giới thiệu về loài cá cam:

Cá bè cam là một loài cá rất thú vị. Nhiều người lần đầu nhìn thấy lần đầu tiên chắc có lẽ sẽ bị nhầm loài cá này với loài cá ngừ hay thậm chí là loài cá nục, bởi vẻ ngoài của cá bè cam không khác với những loài cá kể trên là mấy. Cá bè cam, một số nơi còn có tên gọi khác là cá cam, cá cam sọc hoặc cá cu, là một loài cá thường có thể được tìm thấy ở khắp các vùng biển ở nước ta, chúng có số lượng nhiều nhất vào khoảng tháng giêng đến tháng hai. Người ta đánh bắt loài cá bè cam tươi ngon này bằng cách thả lưới và kéo lưới ở sát tầng đáy vì loài cá này thường sục sạo tìm mồi dưới đáy biển. Phần hàm dưới của loài cá cam thường dài hơn phần trên, vậy nên chúng dễ dàng dùng phần mỏ dưới để tìm vớt các loại sinh vật nhỏ. Mùa sinh sản của cá bè cam rơi vào tháng hai, lúc tiết trời khí hậu dần chuyển sang ấm áp, như vậy trứng cá dễ nở hơn. Cá cam tươi ngon có chiều dài chỉ khoảng 50 cm đổ lại, tuy nhiên lượng thịt mà nó cung cấp được khá nhiều và chất lượng thịt rất thơm ngon.

Cách làm món cá bè cam kho gừng:

Cá cam tươi sống thơm ngon

Cá cam có thể tạo ra những món ăn mà chỉ mới nghe đã cảm thấy thèm như cá cam tươi sốt cà, cá cam kho gừng, cá cam hấp hành, chả cá cam, cá cam nướng mỡ hành, cá cam kho tộ,… nhưng hôm nay, ông Giàu sẽ hướng dẫn cho bạn cách nấu món cá bè cam kho gừng thơm ngon hấp dẫn, là một món ăn phổ biến, món ăn này được những người đi biển rất ưa chuộng vì tính nóng, chống lại được cái lạnh của biển. Cách làm cũng khá đơn giản. Gừng tươi bạn cạo sạch vỏ rồi cắt ra thành những sợi nhỏ, lót bên dưới nồi đất. Cá cam tươi làm sạch, sau đó cắt ra thành khoanh rồi xếp vào nồi. Tiếp theo cho vào nồi nước mắm, đường tán, dầu vừng, sau đó kho thật nhỏ lửa cho gia vị dần thấm vào cá. Sau khi chín rắc hành lá , tiêu lên trên và ăn nóng với cơm.

Hướng Dẫn Làm Món Gà Kho Gừng Ngon Đúng Chuẩn

Gà kho gừng với vị thơm ngọt của gà, vị ấm nồng của gừng. Sự kết hợp giữa miếng thịt gà thơm, mệm đậm đà hương vị với vị gừng thơm, cay cay cộng thêm một chút khéo léo của bạn làm nên một món gà kho gừng hoàn hảo để bữa ăn của gia đình hấp dẫn hơn rất nhiều.

Ngay sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn đọc các bước thực hiện món ăn bổ dưỡng này để bạn có thể dễ dàng hơn trong quá trình chế biến.

Chuẩn bị nguyên liệu làm gà kho gừng

Món gà kho gừng cần các nguyên liệu sau đây chế biến món ăn được ngon đúng vị:

Gừng: 50 gram

Hành tím: 2 củ

Dầu ăn: 1 muỗng canh

Đường: 1 muỗng canh

Nước mắm: 1 muỗng canh

Bột ngọt: 1/6 muỗng cà phê

Tiêu: 1/4 muỗng cà phê

Hành lá: lấy phần gốc trắng, 10 gram

Trước khi chế biến món gà kho gừng, bạn có thể sơ chế các nguyên liệu có sẵn theo các hướng dẫn sau đây:

Dùng rượu trắng, muối hạt, gừng giã để xát gà cho sạch và khử mùi hôi của gà.

Gà sau khi rửa sạch, các bạn chặt miếng nhỏ vừa ăn, ướp thêm 1 – 2 thìa nước mắm, 1/2 thìa hạt tiêu, 1/2 thìa mì chính, 1 thìa dầu ăn, 1 ít gừng, tất cả trộn đều vào nhau, ướp trong vòng 15 phút.

Hành tỏi khô bóc vỏ, giã nhỏ.

Các bước thực hiện món gà kho gừng

Bước 1: Bắc nồi, cho dầu ăn vào, đun mỡ nóng già, cho hành tỏi khô, gừng thái sợi vào phi thơm, hơi cháy 1 chút, cho 1 thìa nước mắm vào phi thơm cùng hành tỏi gừng. Đây là một mẹo nhỏ thú vị, sẽ giúp món ăn của bạn có mùi thơm đậm đà vô cùng

Bước 2: Cho gà đã ướp vào xào cùng, đảo săn lên. Lưu ý đừng để lửa quá to, gà bị cháy sẽ khô, vị ngọt mềm trong gà cũng bị mất đi. Kho đến khi gà chín mềm, mùi hương ngào ngạt là được, nêm nếm thêm gia vị vừa ăn.

Những lưu ý khi làm gà kho gừng

Để món gà kho gừng thực hiện thành công, bạn nên chú ý đến một số lưu ý nhỏ sau:

Bạn nên chọn gà có trọng lượng từ 1,2-1,6 kg, thịt sẽ dai, chắc hơn.

Khi phi màu đường, bạn cần chú ý để lửa nhỏ. Nước đường vừa chuyển màu cánh gián thì cho thịt gà vào. Nếu nước đường chuyển sang màu đen, không nên dùng. Nếu không, sau khi kho xong, thịt gà sẽ không có màu đẹp, vị đắng.

Sau khi thịt gà đã đều nước màu và hơi săn lại, bạn có thể ngừng đảo thịt và đậy nắp lại. Thịt sẽ được chín bằng hơi và không bị rã.

Sau khi cho gừng, bạn có thể cho thêm một muỗng canh rượu gạo. Như vậy, vừa có nước dùng để chín thịt vừa giúp món ăn dậy mùi.

Nhớ Món Cá Rô Đồng Kho Lá Gừng

rời về cuối tháng 8, những cơn mưa rào đầu mùa dễ làm lòng người nao nao. Mùa này, lúa ở ngoài đồng đã trổ bông, những cây lúa đã điểm tô nhiều sắc màu cũng là lúc bắt đầu mùa cá rô đồng. Một kẻ xa quê như tôi lại thèm lắm được ăn một bữa cơm với cá rô kho lá gừng nội nấu…

Tôi lớn lên từ những khúc hát dân ca mà nội ru tôi ngủ mỗi tối, những câu chuyện cổ tích mà nội kể luôn bắt đầu bằng cụm từ “ngày xửa, ngày xưa” và biết bao món ăn dân dã, đồng quê nội nấu. Nhớ hồi còn bé, bố mẹ tôi bận đi làm, sợ ở nhà một mình nên tôi vẫn hay tíu tít đi theo nội ra đồng ngồi trên bờ xem bắt cá. Mắt tôi háo hức nhìn theo từng động tác của nội và mỗi khi bắt được cá tôi lại chìa cái thau ra rồi háo hức đếm. Có buổi số cá nội bắt lên đến vài chục con, thế là hôm đó tôi lại được thưởng một bữa cơm nội nấu đủ các món từ cá rô đồng.

Bữa ăn từ tay nội nấu luôn là những món tự cung, tự cấp như rau dền mọc sau vườn nấu với mồng tơi hay mắm cà; canh cá rô với rau ngót và ngon nhất là cá rô kho.

Món cá rô kho của nội không giống với bất kỳ món cá kho nào mà tới giờ tôi đã được ăn. Có lẻ chính cái hương vị phù sa của đồng quê và sự khéo léo từ bàn tay nội đã khiến nó trở nên đặc biệt như vậy.

Tôi vẫn còn nhớ như in câu nói mà nội thường dạy là con gái phải biết chữ “nữ công gia chánh”, nên cứ mỗi lần nấu ăn nội lại gọi tôi phụ giúp. Hôm nào làm món cá rô kho lá gừng nội đều bảo tôi ra sau vườn ngắt những lá gừng xanh non rửa sạch, xắt nhỏ để nội chế biến. Những con cá rô xanh đen lấm mình bùn và bụng đầy mỡ được nội làm sạch để ráo.

Nội bảo, trước khi kho cá phải nướng cá qua một lửa than để cho con cá được săn thịt lại, khi kho cá sẽ dai, không bị nát, ăn ngon hơn. Rô đồng nướng không đánh vảy mà chỉ lấy mang bỏ ruột mà phải chọn cá cỡ hơn hai ngón tay thì nướng mới ngon. Không cần ướp gia vị, dùng cây tre vót nhọn, xiên ngang bụng cá. Lửa than liu riu, lớp vảy cá màu nâu xanh chuyển dần sang vàng là được.

Khoái nhất là khi nướng, tôi nhìn con nào con nấy toàn thân ứa mỡ, nhỏ xuống bếp than xèo xèo tỏa mùi thơm ngậy mũi. Mùi thơm theo gió bay tận đầu ngỏ, hẵn bất kỳ ai “bắt” được mùi cũng phải bồn chồn nôn nao… đói bụng.

Cá sau khi nướng xong được nội ướp với bột ngọt, nước mắm trong một cái nồi tròn bằng đất. Tôi nhớ như in, ngày ấy ở quê nhà nào cũng thắng sẵn một hũ mỡ heo trắng phau để dành nấu ăn chứ không dùng dầu ăn như bây giờ. Nội dùng muỗng múc mỡ heo cho vào cá, bỏ một chút lá gừng xắt nhỏ cùng tiêu vào nồi cá.

Nội bảo, lá gừng làm cá hết mùi tanh và có mùi thơm nồng đặc trưng. Phải chọn những lá gừng non, còn tươi ngay trong vườn nhà, cắt khúc bằng nửa ngón tay, xếp thành một lớp mỏng để ở đáy nồi để cá không bị cháy.

Nội khéo léo xếp từng lớp lá gừng rồi đến lớp cá phủ lên. Cho một chút đường nấu đã thành màu vàng cánh đổ vào xâm xấp con cá và kho cho đến khi cạn thì chế thêm chút nước chè xanh còn nóng hổi.

Sau đó đun nhỏ lửa cho đến khi sôi khoảng 5 phút, lấy một tấm lá chuối nhỏ đậy lên và vùi vào trong than nóng hay một ít vỏ trấu cho đượm lửa. Khoảng 2 giờ sau, khi nước trong nồi rút hết, hai bà cháu có ngay một nồi cá kho có mùi thơm của lá gừng, mùi nồng nồng của lá chuối, màu vàng vàng của nước màu.

Thỉnh thoảng nội bưng nồi cá lắc nhẹ cho ngấm đều gia vị và khi cá chuyển màu vàng nâu, cạn nước thì nội rắc thêm lớp lá nghệ non để món cá thêm vị thơm nồng. Cá rô đồng kho với lá nghệ hay củ nén cũng có cách làm tương tự.

Mỗi món cá từ đôi bàn tay tần tảo của nội có một hương vị riêng, món nào cũng thơm ngon, đó là mùi cay nồng của ớt, tiêu, vị ngọt nhẹ của đường, ngầy ngậy của mỡ và thơm cái vị thanh tao, thơm nồng, mộc mạc của lá gừng, lá nghệ, củ nén vườn nhà.

Bữa cơm trắng với món cá kho và canh rau nấu với cua đồng từ mái tranh nhà nội với tôi luôn là nỗi nhớ… Nhớ dáng nội gầy nhỏ liêu xiêu mỗi bước trên cánh đồng làng. Nhớ mỗi buổi chiều nội thường nhìn ra cửa, miệng móm mém nhai trầu và nhớ cả những câu chuyện nội kể bên bếp lửa tre, lửa trấu với món cá đồng thơm lừng lẫn trong hương rạ.

Tuổi thơ đã đi qua, nội cũng đã hòa vào đất nhưng những ký ức yêu thương về nội, tôi đã cất kỹ vào đâu đó trong miền ký ức rất xa. Nhớ nội, nhớ vị quê hương mộc mạc ngày nào tôi cũng tập tành đủ các món cá kho nhưng không sao tìm lại được cái hương vị, sắc màu như món cá kho của nội. Để rồi mùi thanh đạm từ những món ăn nội nấu lẫn trong khói bếp với rơm rạ đơn sơ, thân thuộc theo tôi suốt những ngày thơ ấy gợi về trong giấc mơ.

Món Cá Đồng Kho Lá Gừng Non Thơm Ngon

Món cá kho lá gừng non ngon tuyệt vời – Miền Trung mấy hôm nay trời trở lạnh. Hay thật, ở cái xứ chỉ có nắng, gió và cát này tự nhiên năm nay lại lạnh thế không biết! Xem bản tin dự báo thời tiết, thấy quê mình chỉ là cái chấm nhỏ xíu trên tấm bản đồ hình chữ S. Gió mùa đông bắc đang về!

Chiều! Đi làm ngang qua một nhà hàng, mùi lá gừng thơm lừng, làm cho một kẻ xa quê đang nhớ đến cồn cào cái lạnh ngoài Bắc lại thèm được ăn một bữa cơm với cá kho lá gừng non. Một món ăn đặc sệt chất quê, cả cái lá gừng non kia cũng được hái trong vườn nhà và những con cá đồng béo ngậy được vũ thật kỹ, nhừ cả xương…nghĩ đến thôi mà đã thấy thèm rồi.

Để có một nồi cá kho lá gừng cũng đơn giản lắm. Cá dùng để kho lá gừng chủ yếu là cá mè. Những con cá mè trắng tinh và bụng đầy mỡ được làm sạch, cạo sạch máu cho khử mùi tanh. Sau đó được ướp với nước mắm, muối, hành, tiêu, bột ngọt và một chút dầu ăn. Sau đó, ta chọn những lá gừng non, còn tươi ngay trong vườn nhà, cắt khúc 3 – 4 cm, xếp thành một lớp mỏng để ở đáy nồi. Cá sau khi ướp gia vị được đặt lên trên lá gừng. Cho một chút đường nấu lên thành nước màu và đổ vào xâm xấp con cá.

Đun nhỏ lửa cho đến khi sôi khoảng 5 phút, lấy một tấm lá chuối nhỏ đậy lên và vùi vào trong than nóng hay một ít vỏ trấu cho đượm lửa. Khoảng 2h sau, khi nước trong nồi khô hết, nhắc nồi cá lên ta được một nồi cá có mùi thơm của lá gừng, mùi nồng nồng của lá chuối, màu vàng vàng của nước màu.

Những miếng cá lúc này nhìn bên ngoài rất cứng nhưng bên trong xương rệu ra, ăn không sợ bị hóc xương. Ngày ấy, lũ trẻ chúng tôi thích nhất là được ăn cái bụng cá và tất nhiên nó chỉ được dành cho ông bà (người lớn tuổi) hay đứa con út trong nhà, nên chị cả như tôi chỉ dám nhìn cái bụng cá béo ngậy đó mà… “chảy nước miếng”.

Nồi cá kho lá gừng mẹ nấu bằng bếp rạ, từng đám khói lam chiều bay lên từ những mái nhà. Những bữa ăn gia đình ” tứ đại đồng đường” quây quần bên nồi cơm nghi ngút khói. Miếng cá gắp ra đĩa thơm cả mấy gian nhà, nhưng chẳng ai dám gắp. Ai cũng chờ được bố gắp cho một miếng và miếng cá đó được để dành đó cho đến bát cơm cuối cùng. Nếp nhà tôi là vậy.

Bây giờ cuộc sống ngày càng phát triển, những người có điều kiện đi hàng trăm cây số hay thậm chỉ nửa vòng trái đất về tận quê để ăn những món dân dã. Những nhà hàng với các món ăn quê mùa đang ngày càng ăn nên làm ra bởi ai cũng muốn tìm trong đó một chút ký ức.

Phải chăng những hương vị của một thời đói khổ, một thời lam lũ vẫn còn trong máu của mỗi con người và rồi trong mỗi giấc mơ, trong mỗi buổi chiều đông ở một nơi xa xứ, chúng ta thèm đến cồn cào màu khói lam chiều và mùi thơm nồng của nồi cá kho lá gừng – một món ăn dân dã của mẹ ta. Nhớ về quê là tôi lại nhớ đến nồi cá kho lá gừng non ngon tuyệt!