Top 9 # Thuyết Trình Món Gà Xé Phay Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Docdaochinhban.com

Bí Quyết Làm Món Gỏi (Nộm) Gà Xé Phay Ngon

Món ăn là một lựa chọn lý tưởng cho những ngày bạn chán ăn hoặc quá ngấy với những món thông thường, món ăn có vị chua ngọt của nước gỏi, mùi thơm của rau, vị thơm ngon của thịt gà…tất cả hòa quyện lại tạo nên một hương vị hấp dẩn vô cùng, đó là lý do món ăn này rất được nhiều người yêu thích đến thế.

Bí quyết để làm món gỏi nộm gà xé phay ngon là cách lựa chọn gà để luộc. Làm món này các bạn nên chọn gà ta (loại gà chạy bộ), loại gà này thịt chắc thơm và dai hơn, ăn rất ngon, ngược lại nếu chọn trúng con gà công nghiệp thì món gỏi sẽ bớt ngon hơn vì gà công nghiệp thường thịt bở, khi bóp gỏi sẽ ra nhiều nước.

Chuẩn bị nguyên liệu làm gỏi gà xé phay:

Gà ta làm sẵn 1 con

Rau: hành tây, rau răm, bắp chuối, rau thơm, hành tây, cà rốt

Gia vị: đường, tiêu, ớt, củ hành

Lá chanh

Cách luộc gà

Lấy 1 củ hành hương và 1 củ gừng nhỏ đem nướng thơm rồi cạo vỏ để riêng.

Cho gà đã làm sẵn vào nồi luộc, thêm ít muối. Vặn lửa to, đến khi nước sôi thì cho hành và gừng nướng vào nồi, việc này sẽ làm cho thịt gà có mùi thơm hơn, hạ lửa đun thêm chừng 15-20 phút. Dùng đũa chọc vào thịt gà thấy mềm là gà đã chin, tắt bếp vớt gà ra để nguội. Có thể cho ít gạo vào nước luộc gà nấu cháo ăn cùng gỏi gà cũng rất ngon vì nước luộc gà rất ngọt.

Thịt nguội thì dùng tay xé (phay) thịt gà ra từng cọng nhỏ để chuẩn bị trộn gỏi. Ướp thịt gà với xíu muối và tiêu cho thịt thấm gia vị.

Sơ chế các loại rau:

Hành tây bổ làm 2 rồi sắt lát mỏng, cho vào thau nước có đá sẵn, ngâm tầm 3-5 phút rồi vớt ra để ráo, trộn hành tây với đường và ít dấm hoặc nước cốt chanh khoảng 20 phút rồi đổ hành ra rổ, xóc cho ráo nước, mục đích là để hành bớt hăng và giòn hơn.

Lá chanh rửa sạch thái chỉ, rau răm rửa sạch thái nhỏ

Các loại rau thơm lặt lá, rửa sạch rồi thái ½ lá

Cà rốt gọt vỏ rửa sạch rồi thái sợi

Bắp chuối thái mỏng, ngâm nước muối 15-20 phút cho ra bớt nước mũ, rồi vắt ráo nước để ra rổ

Làm nước mắm chua ngọt trộn gỏi gà

Làm nước mắm trộn gỏi là công đoạn quan trọng chiếm 50% trong việc tạo ra món gỏi gà xé phay ngon. Chọn loại nước mắm ngon pha với nước theo tỉ lệ 1 mắm : 1 đường (hoặc điều chỉnh sao cho vừa), thêm ớt, tỏi, nước cốt chanh cho đủ độ cay và chua. Đặc biệt, với món gà xé phay này bạn thêm vào chén mắm trộn gỏi một ít dầu đã phi với hành hương sẽ làm món ăn dậy mùi rất thơm.

Cho 1 lớp gà 1 lớp rau vào thau to rồi rưới mắm lên, trộn đều tay, từng lớp từng lớp, nhớ thêm ít tiêu cho món ăn cay cay mới đúng điệu. Trộn xong cho gỏi ra đĩa, trang trí thêm hoa ớt, rau ngò thơm là đã có món gỏi gà xé phay ngon tuyệt vời rồi.

Món gà xé phay ăn cùng cháo hoặc bánh tráng gạo nướng thì chuẩn bài. Bánh tránh gạo giòn thơm xúc miếng gỏi chua chua ngọt ngọt, thơm mùi rau, cay cay của tiêu ớt, ngọt bùi của thịt gà sẽ kích thích vị giác vô cùng.

Ngoài món nôm gà này, chị em có thểm tham khảo cách làm lẩu gà nấu lá giang cũng ngon đáo để đấy, rất thích hợp cho những bữa ăn cuối tuần trong gia đình hay tụ họp bạn bè. Đông đông người vừa vui vừa thưởng thức nồi lẩu nóng hổi thì ngon không còn gì bằng hoặc thử Nấu Món Lẩu Bò Nhúng Giấm Suýt Xoa Vị Chua Cay cũng ngon đáo để đấy.

Với cách làm nộm gà xé phay như thế này, bạn có thể trổ tài tại nhà cho cả nhà cùng thưởng thức hay những khi có khách hay cỗ tiệc món này cũng rất đáng để lựa chọn, chắc chắn bạn sẽ nhận được nhiều lời khen ngợi cho tài nội trợ của mình đấy.

Gỏi Gà Xé Phay Trộn Bắp Chuối Luộc Lá Trúc

Mỗi lần có dịp về Tri Tôn (Châu Đốc, An Giang) ghé nhà bạn chơi thì y như rằng bạn sai bầy trẻ ra chuồng chộp ngay con gà vào cắt cổ chế biến món ăn. Chỉ cần khoảng 30 phút sau là đã có món nhấm “dã chiến” lòng mề gà xào chua để “lai rai” trò chuyện trước khi chờ món chính là cháo gà và gỏi gà.

Tuy là món ăn quen thuộc, dễ làm, ai cũng biết nhưng cháo gà và gỏi gà xé phay trộn bắp chuối luộc với lá trúc (còn gọi là cây chúc) do “bà xã” bạn chế biến đúng là không lẫn vào đâu được.

Theo vợ bạn, để có nồi cháo gà ngon phải chọn gà giò thả vườn (gà mái tơ, hay trống tơ càng tuyệt), thịt ngọt săn chắc, trọng lượng khoảng 1,5 kg. Gà được vặt lông làm sạch, để nguyên con (hoặc bổ đôi tùy thích). Cho gà vào nồi nước luộc với ít muối để có vị đậm đà. Khi gà chín vớt để sẵn ra dĩa, nước luộc gà để riêng ra tô. Gạo phải rang trước cho vàng (không còn nhựa) cho vào nồi nấu với một ít nước cho nở bung sau đó cho nước luộc gà vào cùng các phụ liệu (nấm rơm, tôm khô, huyết heo, hành lá xắt nhuyễn). Khi nồi cháo sôi bùng lên, các phụ liệu vừa mềm, nêm nếm gia vị (muối + đường + bột ngọt) cho vừa ăn, tắt bếp, nhắc xuống, múc ra tô. Nhớ rắc một ít ngò rí, tiêu xay cho có mùi thơm và màu sắc bắt mắt.

Riêng món gỏi gà trộn bắp chuối phải nói chị là một “nghệ nhân ẩm thực” với tài “phối ngẫu” các gia vị thật tài tình. Tôi đã đi nhiều nơi và đã nhiều lần thưởng thức món gỏi gà “mòn cả răng” như không nơi đâu bằng món do chị chế biến. Theo chị, chế biến món nầy rất công phu, không dễ dãi được và phải trải qua nhiều công đoạn, và điểm nhấn của món ăn nầy chính là lá trúc và bắp chuối luộc cơm mẻ.

Cơm mẻ là cơm nguội để lên men có vị chua thơm rất đặc trưng mà người dân ở nông thôn ai cũng có ở trong nhà để làm gia vị trong việc chế biến các món ăn. Riêng, cây trúc (họ chanh) có hương vị thơm ngon đặc trưng của vùng Thất Sơn. Lá loài cây này là loại gia vị đặc trưng không thể thiếu trong việc chế biến các món ăn tại nơi đây như: cháo bò, gỏi bò, gà luộc,…

Để chế biến món ăn nầy, đầu tiên bắp chuối lột lấy phần nõn, chẻ đôi cho vào nồi luộc với cơm mẻ (bắp chuối không sẫm màu và có mùi thơm đặc trưng). Khi bắp chuối mềm, vớt ra để ráo nước, xé sợi, trộn cùng với hỗn hợp giấm, đường theo tỉ lệ nhất định (3 muỗng đường + 3 muỗng nước mắm + 2 muỗng nước cốt chanh) cho ra dĩa thứ nhất.

Kế đến, gà luộc xé theo chiều dọc (xé phay) trộn cùng hành tây xắt khoanh (đã ngâm giấm đường) cùng lá trúc xắt nhuyễn rồi rưới hỗn hợp giấm đường (phân lượng như trên) để riêng ra dĩa thứ hai. Cuối cùng, cho 2 thứ vào trộn đều, làm thêm một dĩa muối tiêu chanh hay chén nước mắm chua ngọt là xong!

Thật thú vị trong cảnh chiều tà yên ả nơi miền Tây, tôi cùng bạn ngồi trên căn nhà sàn bên tiếng sóng vỗ ì ộp phía dưới cùng đối ẩm với món cháo, gỏi gà xé phay trộn bắp chuối luộc cơm mẻ lá trúc thật thơm ngon và hấp dẫn!

Gắp miếng gỏi gà cùng miếng bắp chuối luộc lẫn lá trúc xắt nhuyễn chấm vào chén muối ớt chanh cho vào miệng nhấn nhá nhai. Vị ngọt, dai của thịt gà, chua chua, thơm thơm của bắp chuối luộc cơm mẻ, hòa quyện cùng mùi thơm đặc trưng của lá trúc như xông thẳng lên tận mũi, lan tỏa khắp giác quan. Và câu chuyện càng thêm hưng phấn khi thêm vào cốc “đế”. Thuận tay múc miếng cháo gà cho vào chén húp một phát để trung hòa hương vị, cái thứ hương vị đặc hữu của vùng đất Thất Sơn huyền bí khiến ta luyến nhớ mãi không thôi.

Cách Làm Gỏi Gà Xé Phay Chua Cay Chống Ngán Ngon Suýt Xoa

Cách làm gỏi gà thường được áp dụng trong chế biến món khai vị trong các bữa tiệc hoặc là món ăn chính chống ngán trong những ngày tết nhiều thịt cá. Gỏi gà có rất nhiều cách làm cũng như các cách kết hợp trong đó món gỏi gà xé phay vị chua cay kèm với hành tây được khá nhiều người yêu thích lựa chọn.

Những thành phần cần chuẩn bị

Thịt gà: Thịt gà bạn có thể chọn gà ta, gà Hồ, gà chọi.. nhưng không nên chọn gà công nghiệp bởi thịt sẽ bị bở, không ngon. Về phần thịt gà để xé, bạn có thể chọn phần thịt ở đùi, lườn hay ức đều được.

Với một đĩa gà xé phay, bạn chỉ cần một đù hoặc hai phần lườn là hợp lý. Nếu bạn muốn đĩa đầy hơn hoặc làm nhiều đĩa thì có thể chuẩn bị phần này nhiều hơn tuỳ ý.

Hành tây: Chọn những củ hành tây sáng và đều màu. Hành tây không cần quá to, chỉ cần 1 củ vừa phải là được. Bạn chuẩn bị 1 củ hành tây.

Rau dăm: Chọn mớ rau dăm vừa phải, không quá già hoặc quá non. Rau dăm bạn chuẩn bị một mớ nhỏ, không cần quá to.

Chanh: Chanh dùng để tạo vị chua tự nhiên cho món. Bạn chuẩn bị 1 quả chanh lớn hoặc 2 quả nhỏ.

Các nguyên liệu khác: Những nguyên liệu bạn cần chuẩn bị ngoài những phần nguyên liệu kể trên bao gồm: gừng, tỏi, muối, hạt nêm, nước mắm, lạc rang đã làm sạch vỏ…

Cách làm gỏi gà ngon như sau:

Bước 1: Làm sạch gà và sơ chế nguyên liệu

Thịt gà: Gà sau khi mổ hoặc mua về cần được làm sạch. Bạn làm sạch gà bằng cách xát muối và dấm kỹ vào miếng thịt để loại bỏ mùi tanh và chất bẩn. Bóp muối kỹ xong, bạn xả sạch gà dưới vòi nước lạnh.

Hành tây: hành tây đem bóc vỏ, cắt rễ rồi rửa sạch. Rửa hành xong, bạn đem bổ hành thành múi cau nhỏ rồi để riêng.

Rau dăm: Nhặt sạch lấy phần non, lấy toàn bộ lá chỉ bỏ lại cuống già. Nhặt xong, bạn đem rau đi rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng.

Tỏi: Tỏi làm sạch sau đó đập dập băm nhỏ.

Lạc rang: Lạc rang sau khi đã chà sát hết vỏ bạn đem giã dập. Bạn không cần dập kỹ quá, chỉ cần vỡ đôi hoặc ba hạt lạc là được.

Bước 2: Luộc gà

Cho phần thịt gà đã làm sạch và đổ ngập nước. Tiếp đến, bạn bật bếp nhỏ lửa và luộc chín thịt. Khi luộc, bạn cần căn chỉnh để khi nước vừa chuẩn bị sôi thì vớt bỏ bọt bẩn.

Khi tắt bếp, bạn không vớt gà ra ngay mà để ngâm trong nước luộc khoảng 5 phút cho thịt mềm kỹ. Lưu ý là trong lúc luộc, bạn cũng nên bỏ thêm một chút gia vị để miếng gà được đậm đà.

Bước 3: Xé gà

Sau khi vớt gà ra khỏi nồi, bạn đặt gà vào một chiếc rổ cho ráo nước. Nếu có thời gian, bạn để gà nguội rồi bỏ vào tủ lạnh khoảng 2 tiếng cho thịt gà khô lại sẽ dễ xé hơn.

Bạn dùng tay xé gà thành những sợi nhỏ. Bạn không cần xé nhỏ quá, xé sợi gà như cách bạn nấu phở gà là được. Phần da gà nếu không xé được bằng tay thì có thể dùng dao thái hoặc kéo cắt nhỏ.

Bước 4: Làm nước chấm trộn gà

Chanh bạn đem lăn cho mềm để vắt dễ hơn, sau đó bạn cắt chanh theo chiều ngang và vắt lấy nước cốt chanh.

Cho 3 thìa cafe nước mắm ngon vào trong bát. Tiếp đến, bạn cho 1,5 thìa nước lọc vào hoà cùng. Đánh tan hỗn hợp, bạn tiếp tục cho phần tỏi + ớt băm nhỏ + 1 thìa cafe đường vào và hoà tan.

Khi hỗn hợp đã quện đều với nhau, bạn cho phần nước cốt chanh đã vắt trước đó vào và lại tiếp tục khuấy. Lần này, bạn điều chỉnh lại vị chua cay mặn ngọt theo khẩu vị riêng cho phù hợp.

Bước 5: Trộn gỏi gà

Cho phần gà đã xé vào một chiếc tô hoặc đĩa sạch. Rưới phần nước chấm đã chuẩn bị vào gà một cách từ từ vào trộn đều cho gà ngấm gia vị.

Khi gà đã ngấm, bạn cho tiếp phần hành tây và rau dăm vào trộn đều liên tục. Nếm và điều chỉnh lại, có thể cho thêm nước chấm nếu cần thiết.

Trộn xong, bạn để gà nghỉ khoảng 5 phút rồi rắc phần lạc rang đã giã nhỏ lên bề mặt là có thể thưởng thức được.

Như vậy là với cách làm gỏi gà kết hợp với hành tây này, bạn đã có một món gỏi đủ vị chua – cay – ngọt rất ngon mà không hề ngán. Gỏi gà có thể ăn kèm thêm với salad rau củ hoặc xà lách và một số loại rau thơm khác cũng rất phù hợp.

Cách Nấu Món Súp Tổ Yến Sào Thịt Gà Xé

Trong số các món ăn làm từ tổ yến, súp yến sào được xem là cách chế biến lý tưởng nhất. Trong quá trình nấu súp, các nguyên liệu được thêm vào sẽ hòa quyện với nhau nhưng vẫn không làm mất đi hương vị đặc trưng của mình. Do đó tổ yến, với hương vị kỳ lạ đặc trưng, vẫn thường được nấu súp để tạo cảm giác lạ miệng cho người dùng. Và sau đây, cửa hàng Yến Sào Khánh Đan xin được giới thiệu đến bạn đọc cách nấu món súp yến sào gà xé, một món ăn vô cùng thơm ngon, bổ dưỡng và mang đến những tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe.

Súp yến sào thịt gà xé hay còn được gọi là súp yến thả gà. Đây là món ăn khá độc đáo, thơm ngon với hương vị kỳ lạ, thanh tao và thường được sử dụng để làm món khai vị trong các bữa tiệc lớn hay món ăn vào giữa hai bữa chính nhằm bổ sung năng lượng, tăng cường sức khỏe,….

► Bước 1: Ngâm yến sào đã sơ chế làm sạch vào nước ấm khoảng 30 phút – 1 tiếng cho đến khi tổ yến nở hết. Nếu mua loại yến sào vẫn còn nguyên tổ, bạn đọc có thể tham khảo cách sơ chế và làm sạch tổ yến .

► Bước 2: Luộc chín gà, sau đó tách ra thành hai phần xương và thịt riêng.

► Bước 3: Cho xương ống vào hầm khoảng 90 phút, sau đó cho xương gà vào hầm thêm 60 phút nữa. Trong lúc hầm để mở nắp, lửa nhỏ, cho cà rốt, hành tím, cải trắng và không nên cho gia vị vào để đảm bảo nước dùng được ngọt, trong. Hầm xong nếu thấy nước đục thì dùng vải sạch lược hết bọt.

► Bước 4: Xé thịt gà luộc thành từng sợi nhỏ.

► Bước 5: Cắt chân nấm kim châm, cắt đôi nấm rơm, rửa sạch.

► Bước 7: Xếp tất cả nguyên liệu đã sơ chế xong vào trong thố, chan nước cốt gà cho ngập hết nguyên liệu rồi chưng cách thủy khoảng 30 phút đến khi tổ yến đã chín mềm thì tắt lửa.

► Trình bày: Có thể múc món súp tổ yến thịt gà ra tô rồi rắc hành, ngò đã xắt nhỏ lên trên và thưởng thức. Vì nước gà và yến khá tanh do đó tốt nhất là nên dùng ngay khi thức ăn còn nóng. Hoặc bạn cũng có thể thêm một ít lát gừng xắt mỏng vào món ăn trong lúc đang chưng để khử tanh và sau đó có thể dùng nóng hoặc lạnh tùy thích.

Được chế biến từ những nguyên liệu vô cùng bổ dưỡng như tổ yến sào, thịt gà, nấm,…món súp tổ yến thịt gà có tác dụng bồi bổ thể chất, phục hồi và tăng cường sức khỏe. Bên cạnh đó, món ăn này còn có tác dụng giúp hỗ trợ, cải thiện tình trạng biếng ăn, còi xương, suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ. Ngoài ra, món súp tổ yến thịt gà còn lưu giữ được những tác dụng tuyệt vời của tổ yến do đó nếu sử dụng thường xuyên sẽ giúp làm đẹp da, bảo trì được vẻ thanh xuân, nhất là đối với các chị em phụ nữ. Ở người già, sử dụng súp yến thả gà hàng ngày, nhất là buổi tối trước khi đi ngủ, giúp an thần, tĩnh tâm, tạo được giấc ngủ sâu và đem lại tinh thần sảng khoái. Đồng thời, đây cũng là món ăn giúp tăng cường sinh lực, hỗ trợ điều trị các căn bệnh như rối loạn tình dục, liệt dương ở nam giới.