Top 10 # Thức Ăn Bò Sát Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Docdaochinhban.com

Các Nhóm Thức Ăn Của Bò Sát Cảnh

Vai trò của thức ăn với bò sát cảnh

Thức ăn giúp cơ thể bò sát khỏe mạnh và tăng sức đề kháng. Khi được ăn ít hoặc ăn không đủ chất, thiếu chất thì sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể yếu đi. Lúc này sức đề kháng cũng giảm đi đáng kể.

Khả năng đề kháng giảm đồng nghĩa với việc bò sát dễ mắc bệnh hơn. Do đó nếu muốn phòng tránh bệnh cho bò sát, trước tiên phải cho chúng ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng trước tiên.

Việc ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng. Điều này giúp chúng có đủ dinh dưỡng đề phát triển bình thường. Tiếp theo đó là tăng trưởng đến khi cơ thể để có thể sinh sản được.

Có mấy nhóm thức ăn của bò sát cảnh?

Tuy nhiên, thức ăn của bò sát cảnh cũng được phân ra thành các nhóm thức ăn. Điều này khá giống với con người. Việc phân thức ăn ra thành các nhóm thức ăn khá thuận tiện.

Điều này giúp tạo điều kiện tốt hơn cho việc nuôi dưỡng bò sát. Chúng ta có thể dễ dàng hơn trong việc cho ăn cũng như bổ sung chất dinh dưỡng cho chúng. Chính vì thế mà người ta đã phân nhóm cho thức ăn của bò sát.

Có khá nhiều người không biết về hai nhóm thức ăn chính của bò sát. Thậm chí là có nuôi bò sát rồi nhưng vẫn chưa tìm hiểu qua. Thức ăn của bò sát có hai nhóm chính. Đó là thức ăn tự nhiên và thức ăn tổng hợp.

Thức ăn tự nhiên

Nghe tên gọi của nhóm thức ăn này có thể là bạn đã hiểu được một phần tính chất của nó. Nguồn thức ăn này chủ yếu đến từ tự nhiên và không chịu tác động của con người.

Phần lớn thức ăn tự nhiên là thức ăn cơ bản của bò sát. Nguồn thức ăn tự nhiên đã chiếm đa số khẩu phần dinh dưỡng của bò sát mỗi ngày. Chính vì vậy bạn cần đặc biệt quan tâm đến nhóm thức ăn này.

Nhóm thức ăn tự nhiên được chia làm ba loại chính: đó là thức ăn thực vật, thức ăn động vật và thức ăn tạp. Việc phân chia như vậy giúp bạn dễ dàng hơn trong việc chăm sóc bò sát.

Thức ăn thực vật

Đầu tiên là thức ăn thực vật. Nguồn thức ăn tự nhiên thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Nó có thể là lá cây, hoa quả, cỏ thủy sinh. Thậm chí nó còn là những cây rêu nhỏ bé.

Những loại cây hoặc cỏ như vậy rất dễ tìm kiếm ở bất cứ đâu. Nếu bạn không thể tìm được chúng ở ngoài tự nhiên thì bạn có thể trồng chúng ở nhà mình. Điều này giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc nuôi bò sát rất nhiều đấy! Những loại bò sát ăn nhiều thức ăn tự nhiên thực vật có thể kể đến như thằn lằn, rùa… Thậm chí một vài loài rắn cũng ăn nguồn thức ăn này.

Thức ăn động vật

Loại thức ăn tiếp theo là thức ăn động vật. Nó cũng được xếp vào nhóm thức ăn tự nhiên. Thức ăn này có thể là các loài côn trùng nhỏ bé như: nhện, giun đất, thằn lằn, rắn giun, cá, ếch… Hoặc cũng có thể là những động vật lớn hơn như: Chuột, thỏ…

Những loài bò sát có thể ăn thức ăn động vật nổi bật nhất là rắn. Rắn có thể ăn rất nhiều những con vật như vậy. Thậm chí nó có thể ăn những con vật có kích thước còn lớn hơn nó. Ngoài ra còn có những loài bò sát như: ếch, thằn lằn… cũng ăn động vật nhỏ.

Thức ăn tạp

Được xếp vào nhóm thức ăn tự nhiên cuối cùng đó là thức ăn tạp. Có rất nhiều loài bò sát vừa ăn được cả thực vật lẫn động vật. Chính vì vậy người ta cũng phân thức ăn tự nhiên ra một nhóm riêng này.

Thức ăn tạp bao gồm các loại cây, lá cây, tảo, các loại côn trùng, giáp xác thân mềm… Những loại bò sát ăn thức ăn tạp có thể kể đến như ba ba, thằn lằn, cá sấu…

Tuy nhiên bò sát không ăn cố định một nguồn thức ăn trong nhóm thức ăn tự nhiên. Khẩu phần ăn của chúng linh hoạt và phụ thuộc vào môi trường tự nhiên cũng như cơ thể của chúng.

Thức ăn tổng hợp cho bò sát

Thức ăn tổng hợp là gì?

Thức ăn tổng hợp là nhóm thức ăn được qua bàn tay của con người. Loại thức ăn này có thể trở thành nguồn cung cấp chất dinh dưỡng chính cho bò sát. Nếu chúng được nuôi dưỡng bởi con người.

Các loại thức ăn tổng hợp ở đây có thể là các loại thức ăn khô, cám ăn cho bò sát… Những loại thức ăn này đảm bảo chất dinh dưỡng, có thời gian bảo quản lâu.

Ưu điểm của thức ăn tổng hợp

Loại thức ăn tổng hợp được đánh giá là đầy đủ chất dinh dưỡng cũng như đảm bảo hơn. Không những đầy đủ chất dinh dưỡng mà bò sát còn được ăn uống khoa học và đảm bảo hơn nữa.

Đặc biệt, mỗi một loại bò sát sẽ có một hoặc nhiều loại thức ăn tổng hợp của riêng mình. Điều này phụ thuộc vào cơ thể cũng như đặc tính của chúng. Điều này cũng giúp bò sát phát triển toàn diện nhất.

Một điểm cộng nữa cho thức ăn tổng hợp đó là bạn có thể tìm mua chúng. Các sản phẩm thức ăn tổng hợp sẽ được chế biến sẵn và bạn có thể tìm mua. Giá cả thì có rất nhiều mức giá khác nhau tùy loại sản phẩm.

Thưởng Thức Trọn Food Tour 6 Món Ăn Nhật Bản Làm Từ Thịt Bò

Khám phá ẩm thực là một mảnh ghép không thể thiếu trong những chuyến du lịch của chúng ta, đặc biệt là khi đặt chân đến những đất nước có nền văn hóa ẩm thực cực nổi tiếng như Nhật Bản. Dù bạn đang chuẩn bị đến Nhật Bản hay chưa có cơ hội cũng hãy tìm hiểu thêm về những món ăn Nhật Bản làm từ loại thịt bò Wagyu trứ danh Nhật Bản sau đây.

Những món ăn Nhật Bản có sức mạnh lan tỏa kỳ diệu trên thế giới. Những nguyên liệu đắt giá của Nhật Bản đã góp mặt trong trong bản đồ ẩm thực của giới thượng lưu như thịt bò Wagyu, nấm Masutake Nhật Bản,…

Nếu Sashimi làm từ nguyên liệu hải sản tươi sống được người Nhật gọi với cái tên trịnh trọng là món quà của biển cả. Thì thịt bò Wagyu không chỉ được gọi với tên thịt bò Vân Cẩm Thạch, còn gọi là món quà trân quý của núi rừng Nhật. Thịt bò Wagyu nổi tiếng bởi vì sự tinh khiết từ gen của giống bò đến vị ngon tuyệt vời của nó, cũng như hương vị sâu sắc không giống bất kỳ loại thịt nào khác.

Tuy nhiên, thịt bò không phải là loại thực phẩm phổ biến vào đầu thế kỷ 19. Khi Nhật Bản mở cửa giao thương với thế giới, thì thịt bò mới bắt đầu có trong bữa ăn của người Nhật. Đó cũng là cột mốc đánh dấu bước tiến mới nền ẩm thực Nhật Bản và cho ra đời ẩm thực Nhật Bản hiện đại mà ngày nay gọi Yoshoku.

Sự phổ biến của Yoshoku ngày càng tăng và theo đó là sự phát triển của ngành chăn nuôi làm tăng sự đa dạng các món ăn Nhật Bản. Một số món ăn khi nghe tên chắc bạn sẽ nghĩ rằng đó là món ăn thuần Nhật. Tuy nhiên, hầu hết các món ăn quen thuộc này nay bạn được thưởng thức thuộc trường phái Yoshoku như: Tempura, Hambagu, Gyoza, và Okonomiyaki,…những món ăn du nhập từ nước ngoài vào Nhật và được đầu bếp biến tấu theo phong cách riêng Nhật Bản.

Duy chỉ có thịt bò Wagyu lại được đầu bếp Nhật ưu ái giữ lại trọn vẹn hương vị nhưng được chế biến thành nhiều món khác nhau theo trường phái Yoshoku. Ussina sẽ dẫn bạn dạo quanh một tour gồm 6 món thịt bò Wagyu Nhật Bản.

6 món thịt bò Nhật Bản có thể thử ngay bây giờ

1. Bít tết Nhật Bản

Bít tết từ lâu đã trở thành món ăn quen thuộc của thực khách khắp nơi trên thế giới. Mặc dù có nguồn gốc từ những nước phương Tây, trải qua nhiều giai đoạn giao thoa của các nền văn hóa. Món bít tết đã trở nên khá phổ biến với các thực khách ở Châu Á, đặc biệt là đất nước mặt trời mọc.

Người Nhật cũng biến tấu và sáng tạo cách ăn cũng như cách chế biến theo sở thích riêng của họ. Nếu so sánh với phong cách bít tết của các nước phương Tây nơi mà mọi người ưa chuộng những miếng thịt bò cứng và săn chắc, bít tết của Nhật có chứa nhiều mỡ hơn.

Người Nhật thường dùng thịt bò Wagyu, loại thịt bò có vân mỡ phân bố đều xen kẽ với từng thớ thịt, tạo thành hoa văn như vân cẩm thạch. Những họa tiết vân cẩm thạch càng dày đặc và càng được phân bố đều trong miếng thịt thì thịt càng mềm, càng ngon và tất nhiên là giá cũng càng cao.

SNOW AGING WAGYU CUTS

Hãy đến với 𝓤𝓼𝓼𝓲𝓷𝓪 𝓐𝓰𝓲𝓷𝓰 𝓑𝓮𝓮𝓯 & 𝓑𝓪𝓻 tối nay để trải nghiệm những điều tuyệt vời mà chúng tôi chỉ dành riêng cho bạn!🏠 Tầng L77, Tòa nhà Landmark 81, 720A Điện Biên Phủ, P. 22, Q. Bình Thạnh, Tp. HCM – Thời gian phục vụ từ 11h đến 23h.☎ 089.668.1862 (VN – JP) – 0287.307.9793 (EN)

Người đăng: Ussina Aging Beef & Bar vào Thứ Năm, 25 tháng 7, 2019

Ở các nước như Anh, Mỹ, Pháp bò bít tết được áp chảo với bơ, tỏi và một ít lá thảo mộc để tạo ra mùi thơm. Dầu được dùng để chế biến cũng là dầu oliu hảo hạng. Bít tết được ăn kèm với khoai tây nghiền và salad. Còn ở Ý thì lại chuộng ăn bít tết kèm với các loại salad và được dùng kèm với bánh mì.

Ở Nhật, bít tết chế biến trên bếp Teppanyaki, thường được ăn kèm các loại rau củ nấu và có thể được dùng kèm với cơm. Có thể nói điểm khác biệt lớn nhất giữa phong cách bít tết của Nhật Bản so với các nước khác chính là các loại nước sốt dùng kèm.

2. Gyutan

“Gyatan” khi dịch từ tiếng Nhật sang thì từ “” (tương tự “Wagyu”) có nghĩ là bò (gia súc), “” có nghĩa là lưỡi. Món này gọi là lưỡi bò nướng, là một món ăn Nhật bản nằm trong danh sách các món nướng được yêu thích của người Nhật.

Một hương vị bạn sẽ không bao giờ quên. Một miếng thịt có kết cấu cả về hương vị về độ ngon ngọt đều tuyệt vời. Ở Nhật, khi bồi bàn hoặc chủ quán nói từ “Gyutan”. Những vị khách ngay lập tức nói rằng, “Vâng, tôi muốn Gyutan!”

3. Yakiniku

Yakiniku là tiếng Nhật gọi chung cho món thịt nướng. Yaki nghia là nướng và niku là thịt. Nhưng “Yakiniku” còn hơn cả món ăn, nó là một nghệ thuật đích thực. Người Nhật đã khéo léo biến món Yakiniku trở nà một niềm tự và và khác biệt so với món nướng BBQ phương tây.

4. Teppanyaki

Có một món ăn Nhật Bản kết hợp nghệ thuật thưởng thức ẩm thực sang trọng và vô cùng tinh tế xuất phát từ khói, lửa và mùi thơm được gọi là Teppanyaki. Teppanyaki đã tồn tại lâu dài và gắn bó với đời sống người Nhật.Đôi khi chúng ta lầm tưởng đây là một hình thức ẩm thực truyền thống của xứ Phù Tang. Thực chất, Teppanyaki là kết quả của sự phối hợp giữa ẩm thực Nhật với văn hóa ẩm thực du nhập từ phương Tây.

Teppanyaki là thuật ngữ được ghép từ 2 từ: Teppan (những chiếc chảo bằng gang hoặc thép) và Yaki (kỹ thuật nấu nướng), ý chỉ nghệ thuật trình diễn – chế biến món ăn trên những chiếc chảo bằng gang hoặc thép nổi tiếng trong ẩm thực Nhật Bản.

Nguyên liệu phổ biến nhất của Teppanyaki là thịt đỏ, hải sản, rau củ và các loại mì. Teppanyaki chia các món ăn ra thành nhiều phân khu khác nhau. Một trong những kiểu Teppanyaki nổi tiếng nhất là Teppanyaki phong cách Âu. Với các món nướng này, các thớ thịt hoặc hải sản thường được thái khá dày, nướng thật vừa trên chảo sao cho tái chín hoàn hảo, vẫn mọng nước mà không dai sống.

Như vậy sẽ giữ được độ săn của thịt bò Wagyu mà lại khiến miếng thịt mềm mại, hương vị béo bùi mượt mà như tan dần trong miệng. Bất cứ ai nếm thử một lần đều khó lòng quên được, cùng với nước sốt đặc biệt của từng nhà hàng thêm với gia vị của ẩm thực Châu Âu dùng để ăn kèm với món bò nướng trên bếp Teppanyaki tạo nên hương vị thật sự riêng biệt .

5. Gyukatsu

Nếu nước Mỹ có rán gà thì Nhật Bản có Gyukatsu. Còn được gọi với tên khác là Bifu Katsu ( ビフカツ “beef katsu”), nghĩa là thịt bò chiên xù. Gyukatsu là món khá mới lạ chỉ phổ biến ở khu vực Kansai gần các vùng Osaka và Kobe. Nhưng mãi đến năm 2015, món ăn này bùng nổ trở thành 1 hiện tượng trong giới ẩm thực và có mặt tại hầu hết các nhà hàng tại Nhật.

6. Hambagu

Trong tiếng Nhật, từ Hamburger được phát âm là Hambaga, đọc khá giống với Hambagu nên nhiều người lầm tưởng hai món này là một.

Thưởng thức các món thịt bò cao cấp của Nhật Bản ngay tại Việt Nam

Bạn không cần phải đến tận Nhật Bản để thưởng thức các món thịt bò Nhật Bản này. Tại Ussina bạn có thể thưởng thức các món ăn này với nguyên liệu thịt bò Wagyu cao cấp đến từ vùng núi Niigata, Nhật Bản – thịt bò Snow Aging Wagyu.

Ussina là thương hiệu nhà hàng Nhật Bản với phong cách Á – Âu từ không gian nhà hàng đến phong cách chế biến món ăn. Ở đây, thực khách sẽ có trải nghiệm ẩm thực hiện đại Nhật Bản độc đáo, trong không gian nhà hàng sang trọng và vị trí đẳng cấp.

Thực đơn các món ăn của Ussina là sự tổng hòa các món ăn từ thịt bò của nhiều nền ẩm thực. Mang lại trải nghiệm hương vị khác lạ cho thực khách Việt trên nền hương vị của thịt bò Wagyu mềm ngọt. Hơn nữa nguyên liệu thịt bò Wagyu phù hợp để chế biến thành Beefsteak, Hambagu, Gyukatsu, Sushi,… tất cả đều có trong thực đơn của nhà hàng Ussina.

Không cần vượt đại dương rộng lớn, không cần tốn nhiều chi phí để thưởng thức được món ngon từ thịt bò Nhật Bản. Ngay tại Việt Nam, thực khách cũng có thể thưởng thức món thịt bò cực phẩm làm say mê biết bao thực khách. Đặc biệt, cực phẩm thịt bò Snow Aging Wagyu được chế biến bằng nhiều công thức đa dạng sẽ làm hài lòng bất kỳ thực khách nào.

Hãy đặt bàn ngay hôm nay để thưởng thức tour 6 món thịt bò trứ danh từ đất nước Mặt trời mọc.

– Ussina Sky 77: Tầng 77, Tòa nhà Landmark 81, số 720A Nguyễn Hữu Cảnh, Bình Thạnh, TPHCM. – Hotline: 0287.307.9793

Công Thức Nấu Bò Sốt Vang Với Gấc

Vốn được xem là món ăn độc đáo bắt nguồn từ phương Tây, thế nhưng bò sốt vang lại dễ dàng chiếm được tình cảm của rất nhiều thực khách tại Châu Á. Có rất nhiều cách chế biến bò sốt vang, bạn có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu khác nhau tùy theo khẩu vị như thay thế rượu trắng cho rượu vang, hoặc sử dụng gấc thay thế cho cà chua…

Bò sốt vang với gấc – Món ăn ngon được nhiều người yêu thích (Ảnh: Internet)

Thịt bò sau khi mua về rửa sạch, trần qua nước sôi một lượt rồi thái thành miếng vừa ăn theo hình con chì.

Cắt thịt bò thành miếng vừa ăn (Ảnh: Internet)

Gừng, tỏi bỏ vỏ, đập dập rồi băm nhỏ. Cà rốt, khoai tây nạo sạch vỏ, rửa sạch rồi bổ miếng vuông vừa ăn.

Hành tây bóc vỏ, cắt theo hình hạt lựu hoặc cắt hình múi cau. Gấc bổ đôi, khéo léo lấy phần thịt gấc rồi bỏ đi phần hạt.

Ướp thịt cùng gia vị cho ngấm đều

Để món ăn thêm thơm ngon, đậm vị bạn nên ướp phần thịt trước khi chế biến. Cho thịt bò vào tô, thêm tỏi băm, nước mắm, hạt tiêu, đường, ngũ vị hương, rượu vang, chút ớt, sốt cà chua, gấc và rượu vang (phần rượu vang bạn cũng có thể cho trực tiếp vào khi nấu mà không cần ướp trước. Trộn đều các nguyên liệu với nhau rồi ướp trong khoảng 20 phút.

Bắc chảo sâu lòng lên bếp, cho dầu ăn vào đun nóng. Cho tỏi băm vào phi thật thơm, cho phần thịt bò đã ướp vào xào cho săn lại trong khoảng 5 phút. Cho thêm 1 tô nước rồi hầm thịt bò cho tới khi chín.

Khi thấy thịt bò đã gần chín thì thêm khoai tây, cà rốt, hành tây vào hầm cùng nhau cho đến khi cạn nước cho đến khi nước sốt sền sệt lại. Nếm gia vị cho vừa ăn.

Múc thịt bò vào dĩa, trang trí cho đẹp mắt rồi thưởng thức khi còn nóng cùng với cơm hoặc bánh mì sẽ thơm ngon hơn.

Thưởng thức món ăn cùng với bánh mì hoặc cơm nóng (Ảnh: Internet)

Món ăn đạt yêu cầu là khi phần thịt bò có màu đỏ sóng sánh, thịt mềm vừa không dai, khoai tây ngọt, cà rốt chín mềm. Món ăn đậm vị, nước sốt sệt vừa phải, có độ béo và màu sắc đỏ thẫm đẹp mắt.

Thức Ăn Cho Cá Lóc Bạn Cần Biết

Hẳn các bạn cũng biết thói quen cố hữu của cá lóc là thích ăn mồi còn sống. Loại mồi này có trong đời sống hoang dã, và trong môi trường sống của chúng vốn rất đa dạng. Lúc còn là cá bột, rồng rồng thì có vô số thức ăn dành cho rồng rồng. Và khi đã trở thành cá tràu, cá lóc thì thức ăn của chúng lại càng phong phú hơn.

Bài viết này chúng tôi muốn giới thiệu với các bạn các loại thức ăn tự nhiên và nhân tạo để nuôi cá lóc, ngoài ra các cần thủ câu cá lóc cũng có thể nghiên cứu để chọn lựa loại mồi câu lóc bén nhất cho mình.

A. Thức ăn có trong tự nhiên

Trong ao hồ, bàu đìa … nước lưu cữu tù đọng lâu ngày, lại có nhiều cây cỏ thực vật thuỷ sinh là nơi sinh sôi nảy nở hằng hà sa số các loại động vật phù du, tuy nhỏ nhưng lại chứa nhiều chất dinh dưỡng. Đó là chưa nói đến nhiều loại cá nước ngọt nhỏ con khác, hình như trời sinh chúng ra là để làm mồi cho cá lóc.

Cá lóc vốn là giống lớn con, tạp ăn và phàm ăn, nó hung hăng tàn sát các loại cá khác, nếu đó là con mồi vừa với độ rộng của miếng chúng. Trừ giai đoạn cá lóc còn là rồng rồng, thân chỉ bé bằng hạt tấm, hạt gạo.

1. Thức ăn dành cho rồng rồng

Rồng rồng trong ba ngày tuổi đầu đời không ăn thức ăn bên ngoài, vì còn chờ tiêu hết phần noãn hoàng còn nằm trong bụng. Đây là chất bổ dưỡng lại có nhiều kháng sinh giúp cá sơ sinh sống mà không cần ăn uống trong mấy ngày đầu. Từ ngày tuổi thứ tư trở đi, rồng rồng mới trồi lên mặt nước, và từ đó tự túc kiếm mồi tự nhiên để ăn. Chúng không phải vất vả tìm đâu xa, vì trong môi trường sống tự nhiên của chúng, dù đó là kênh rạch, ruộng ao … cũng có vô số loại thức ăn cho chúng như:

Lăng quăng: Còn gọi là cung quăng hay bọ gậy. Đây là ấu trùng của muỗi, chúng nổi lên từng đám lớn trên mặt nước ao hồ, mương rãnh, nơi có nước tù đọng và yên tĩnh. Chỉ khi nào bị động chúng mới lặn nhanh xuống đáy, nhưng sau đó lại trồi lên ngay. Đây là thức ăn vừa miệng và không bao giờ thiếu mà rồng rồng rất thích ăn. Vớt lăng quăng nên vớt vào lúc sáng sớm, lúc mặt trời chưa ló dạng mới được nhiều

Bo bo: Bo bo còn có tên là con đỏ hay hồng trần. Giống này sinh sôi nảy nở rất nhanh. Chúng nổi lên thành từng đám dày đặc trên mặt nước ao hồ, mương rãnh vào buổi sáng tinh mơ. Rồng rồng rất thích ăn loại động vật phù du có thân còn nhỏ hơn con lăng quăng này. Đời sống của bo bo tối đa chỉ có hai tuần, nhưng chúng sinh sản nhanh lắm. Một cặp bo bo nếu nuôi một năm, sẽ sản sinh ra cả một đàn con cháu, chắt chít lên đến cả trăm tỉ con. Chúng có thể sinh sản bằng hai cách đơn tính và lưỡng tính.

Sinh sản đơn tính là bo bo cái không cần giao phối với bo bo đực mà vẫn đẻ trứng bình thường. Có điều nó đẻ ra mười trứng một lứa thì cả mười trứng đó đều nở ra bo bo cái cả. Những con bo bo cái con này, mỗi con cũng đẻ ra mười trứng, và trứng đó cũng chỉ nở ra toàn bo bo cái mà thôi.

Còn cách sinh sản lưỡng tính là bo bo đực cái giao phối với nhau, cũng sinh ra mười trứng nhưng trứng có thụ tinh. Và những trứng này khi nở ra sẽ có cả đực lẫn cái.

Được biết, trong điều kiện thuận lợi về khí hậu, và môi trường sống tốt (thường là vào mùa mưa), bo bo cái sẽ sinh sản đơn tính. Ngược lại, trong điều kiện khô hạn, thiếu thốn thức ăn (thường vào mùa nắng) bo bo mới sinh sản lưỡng tính. Trứng được thụ tinh có vỏ bọc bên ngoài, có chứa chất dinh dưỡng bên trong, có thể lây lất như vậy trong nắng gió lâu ngày, chỉ chờ có mưa mới chịu nở.

Lăng quăng và bo bo đều dễ nuôi. Nhưng lăng quăng sẽ sinh ra muỗi hại người nên nuôi có hại. Nếu nuôi cá bột hay rồng rồng thì các bạn nên chịu khó tìm đến các mương rãnh vớt lăng quăng về cho chúng ăn. Riêng bo bo thì nên nuôi. Chỉ cần sắm một vài cái xô hay thau cũ (nuôi nhiều thì dùng lu, khạp), vớt bo bo bên ngoài về gây giống. Thức ăn nuôi chúng chỉ là một miếng chuối chín nhỏ bằng lóng tay, hay một chút lòng đỏ trứng luộc cũng đủ cho cả vạn con bo bo ăn được khoảng nửa tháng rồi! Khi nuôi, chúng sinh sản đến đâu ta cứ vớt lên cho cá ăn dần.

Bọ độc nhãn: Còn gọi là bọ một mắt, thuộc bộ chân kiếm, lớp giáp xác, ngành chân khớp, mình màu xanh xám và nhỏ gần như mắt thường không nhìn thấy được. Đây là động vật phù du có nhiều trong tất cả mọi môi trường sống của cá lóc, chúng là nguồn thức ăn bổ dưỡng cho cá bột.

Trùng Artemia: Thuộc lớp giáp xác, ngành chân khớp, sống được ở môi trường nước mặn, nước lợ và cả nước ngọt. Loại này sinh sản vô tính và sinh sản quanh năm. Cá bột và rồng rồng thích ăn loại trùng này.

Trùn chỉ: Còn gọi là giun ống. Thân trùn chỉ rất nhỏ, có chiều dài khoảng 3cm, thân màu đỏ bầm như huyết. Loại trùn này sống ở ao hồ sông rạch, cuộn lại với nhau thành từng nùi lớn, trong đó có cả trăn cả ngàn con. Rồng rồng và cả cá tràu, cá lóc khi lặn xuống sát đáy ao hồ thường “trúng” loại mồi này, vốn là món mà chúng rất khoái khẩu. Trùn chỉ sống bằng thức ăn hữu cơ đã thối rữa, nên khi bắt hay mua về, trước khi cho rồng rồng ăn ta nên ngâm vào thau nước sạch một vài giờ, sau đó mới vớt ra cho rồng rồng ăn dần.

Daphnia: Rận nước Daphnia thuộc bộ râu chỉ, lớp giáp xác, thân nhỏ sống nhiều ở ao hồ và mương rãnh tù đọng, là thức ăn thích khẩu của cá bột và cả rồng rồng.

Ngoài những loại động vật phù du vừa kể, rồng rồng còn tìm được những loại thức ăn béo bổ khác như thuỷ trần, trứng nước, trùng cỏ, trùn bánh xe, giun đốt, giun bùn …

Những loại động vật nhỏ này, có loại mắt thường không trông thấy, vì thân chúng chỉ dài khoảng 0,1 mm mà thôi, nhưng đa số lại chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng của rồng rồng. Vả lại đây lại là thứ thực phẩm mà cá bột cũng như rồng rồng thích ăn.

Do thức ăn của các loài động vật phù du này chủ yếu là các chất động thực vật thối rữa nên rất dễ nuôi. Chúng lại sinh trưởng rất nhanh, nên nếu có sẵn phương tiện để nuôi như ao hồ mương rãnh, ta có thể nuôi để tạo nguồn thức ăn cho cá.

2. Thức ăn cho cá lóc

Thức ăn có sẵn trong môi trường sống của cá lóc rất đa dạng như cá trê, rô, chép, giếc, sặc bướm, rô phi, lươn, lệch, cua đồng, tôm tép và nhất là ếch nhái … Hễ con mồi nào vừa miệng là làm mồi cho cá lóc cả.

Có thể nói từ ruộng cạn đến ruộng sâu, bất kể những động vật lớn nhỏ gì sống chung với cá lóc đểu là mồi ngon của cá lóc. Ngay đồng loại của nó như cá tràu, rồng rồng, cá lóc lớn cũng không tha.

Nhờ có hàm răng sắc bén, nhờ vào tính háu ăn, vồ mồi mạnh bạo, nên cá lóc được mệnh danh là giống cá đồng dữ nhất. Do cách ăn mạnh như vậy nên cá lóc rất mau lớn.

Trong ao nuôi cá lóc, người ta thường thả cá rô phi, cá sặc, cá mè trắng và nuôi chung. Nhưng giống cá này sinh sản rất nhanh, sẽ cung cấp mồi sống nuôi cá lóc.

B. Thức ăn nhân tạo

Trước đây ba bốn mươi năm, không mấy ai nghĩ được rằng, cá lóc có thể ăn thức ăn do con người chế biến ra mà sống được. Vì vậy, thời trước thức ăn cho cá lóc trong ao hồ ông bà ta chỉ biết trông cậy vào nguồn thức ăn có sẵn trong môi trường sống của cá lóc mà thôi. Nuôi theo cách đó không ai thả nuôi với mật độ dày. Và cũng vì lẽ đó mà ngành nghề nuôi cá nói chung, cá lóc và ếch nói riêng suốt một thời gian quá dài cứ dậm chân tại chỗ, không sao phát triển mạnh được.

Ngày nay, bắt tay vào việc nuôi cá lóc công nghiệp ta phải tập cho chúng ăn thức ăn tự mình chế biến mới có thể nuôi được số lượng nhiều, nuôi với mật độ dày, trong đó xem thức ăn có sẵn trong môi trường tự nhiên của cá là phụ, còn thức ăn nhân tạo dành nuôi cá lóc hàng ngày mới là thức ăn chính.

Do cá lóc và cá lóc bông chỉ ăn loại mồi tươi sống, mà loại mồi này không phải vùng nào cũng có sẵn quanh năm. Mà dù có ở cận kề các bến cảng, các vựa cá tôm ở chợ đầu mối đi nữa thì giá cả cũng quá đắt. Vì vậy, nếu không đủ điều kiện để nuôi các loại cá mồi thì ta chi còn cách tập cho cá lóc ăn thức ăn chế biến, vừa hạ được giá thành thức ăn, vừa tránh được nạn khan hiếm.

Thức ăn chế biến dành nuôi cá lóc đa phần vẫn là đạm động vật và phần ít đạm thực vật.

Nguồn thức ăn đạm động vật gồm có các loại cá tạp, tôm tép, cua đồng, ốc ma, ốc bươu vàng, đầu tôm, phế phẩm lấy ra từ các lò mổ … tất cả được chế biến thành bột hay xay nhuyễn rồi nấu chín, hoặc có thể cho cá ăn tươi sống.

Nguồn thức ăn đạm thực vật cũng phong phú, như bột bắp, bột gạo, cám tấm tạo, các loại đậu, khoai, sắn và các loại củ quả.

Thức ăn chế biến thường pha trộn theo công thức 70 phần trăm thức ăn đạm động vật và 30 phần trăm thức ăn đạm thực vật. Sau đó nấu chín, để nguội rồi cho cá ăn.

Xin được lưu ý các bạn là không chỉ riêng cá lóc không thôi mà các loài chim thú và cá khác cũng vậy, chúng không thể thích nghi ngay được với thức ăn mới lạ có mùi vị lạ. Vì vậy, khi cho cá ăn thức ăn chế biến ta phải có cách tập từ từ để cho vật nuôi quen dần cho đến một lúc nào đó chúng mới chấp nhận thức ăn mới.

Để tập luyện, tuần đầu ta nên tăng lượng thức ăn đạm động vật nhiều hơn, đến tuần kế tiếp bớt dần lại. Tốt nhất là nên tập cho cá ăn từ lúc còn là cá bột, là rồng rồng. Tuy vậy, cũng cần theo dõi thường xuyên đến sức ăn của cá để tuỳ chỉnh gia giảm lượng thức ăn cho hợp lý vào những bữa ăn kế tiếp.

Cá lóc tuy lớn con, tính háu ăn, nhưng tiêu tốn một lượng thức ăn không nhiều. Lượng thức ăn trong ngày của cá lóc cũng từ 8 đến 10 phần trăm so với trọng lượng cá trong ao.

Để tăng một ký thịt, cá lóc tiêu tốn một lượng thức ăn từ 4kg đến 5kg cá rô phi, hoặc từ 5kg đến 6kg thức ăn chế biến mà thôi. Do lẽ đó, ta nên dành cho cá thức ăn có phẩm chất tốt, còn mới, như vậy mới có nhiều chất bổ dưỡng cho cá mau lớn. Và, dứt khoát đổ bỏ những thức ăn đó có mùi ôi thiu mốc hỏng.

Để đỡ một phần chi phí, ta nên tận dụng các nguồn thức ăn cho cá nuôi có sẵn tại địa phương để không bị khan hiếm, giá cả lại rẻ, đỡ tốn hao công của khi di chuyển.