Top 5 # Món Gà Ngon Thủ Đức Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Docdaochinhban.com

20 Món Ngon Thủ Đức Kèm Địa Chỉ Quán Ăn Ngon Thủ Đức Ở Sài Gòn

Món ngon Thủ Đức xếp vị thứ nhất đó là bánh canh cua. Đây là quán bánh canh cua có đuổi đời từ lâu và hấp dẫn nhất nhì tại Thủ Đức.

Sợi bánh canh mềm, dễ nuốt. Cùng với đó là nước dùng vàng ươm, sánh sệt, có hương vị ngọt thanh. Thịt cua của quán luôn tươi rói, dai ăn kèm bánh canh mềm mịn thì không đâu sánh bằng. Tô bánh canh còn kèm thêm giò, trứng cút và hành phi biến nó trở thành một tác phẩm của người đầu bếp..

Địa chỉ: 8/2 Phạm Văn Đồng, Phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh.

Tại quán Minh Thư, cơm chiên gà xối mỡ được coi là món ăn làm hài lòng nhiều thực khách. Gà dùng để làm nguyên liệu cho món ăn này là gà thả vườn. Da gà được chiên giòn tan vàng ươm. Khi ăn, bạn sẽ được cảm nhận thịt mềm và đậm đà.

Phở ở Gia Hưng được nhiều người ví như một đại diện của phở miền Bắc tại Sài Thành với hương vị đúng chuẩn nhất.

Khi ăn cháo lương, bạn nên nặn thêm chanh vào trong tô cháo, để cảm nhận hương vị chua chua của chanh tươi. Kết hợp với đó là vị cay nồng của tiêu và vị ngọt đậm đà của con lươn.

vào buổi trưa? Cơm niêu Đồng Tre sẽ là địa chỉ Ăn gì ở Thủ Đứcquán ăn ngon Thủ Đức tiếp theo.

Đến với Đồng Tre, bạn sẽ được ăn bữa cơm trưa quá đỗi bình dị với những món ăn quen thuộc mà ngày xưa vẫn được mẹ nấu cho ăn như: cá bống kho, canh mồng tơi nấu cua, cà pháo, canh chua cá lóc, cá kho tộ,…

Thịt dê tại nhà hàng Lẩu Dê Đồng Hương được chọn từ những trang trại ở miền Đông. Đến quán, bạn sẽ được thưởng thức một nồi bự lẩu dê hoành tráng có thịt dê, rau, khoai môn, tàu hũ, củ sen, nấm,… Nước lẩu làm từ thịt dê luôn nên ngọt thanh lắm!

Địa chỉ: 663 Tô Ngọc Vân, Phường Tam Bình, Quận Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh.

Đây là quán ăn ngon Thủ Đức chuyên bán sushi. Quán có không gian thoáng mát, bạn có thể tạo kiểu chụp ảnh thoải mái.

Địa chỉ: 58 Phú Châu, Quận Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh.

Hải Ký được biết đến là quán bán món ngon Thủ Đức vịt tiềm có tiếng.

Đùi vịt thì bao to và bao ngon. Nước chấm vừa ăn, làm tăng phần hấp dẫn cho món mì vịt tiềm. Sợi mì khá dai và hấp dẫn.

Địa chỉ: 17 Quang Trung, Quận Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh.

Bánh mướt chỉ có giá 20.000 VND thôi mà một dĩa bự có đủ thịt, chả và nem. Nước mắm chấm có hương vị ngọt, hơi cay, hợp khẩu vị của nhiều vị khách. Bánh ướt được được chủ quán thoa thêm ít mỡ hành nên ăn rất béo nhưng rất ngon.

Địa chỉ: Chợ Bình Phước, Quốc Lộ 13 Cũ, Quận Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh.

Ăn gì ở Thủ Đức? Hủ tiếu xương quán Anh Mập sẽ là địa chỉ tiếp theo dành cho bạn.

Quán Bò O Phượng chỉ bán vào buổi sáng, nhưng vẫn thu hút nhiều thực khách. Bởi đây là bán bún bò – quán ăn ngon Thủ Đứcđặc sản Sài Gòn có hương vị thịt bò gân thơm ngon đúng điệu. Ngon hơn nữa là bún bò được chấm nước sốt me ngon tuyệt hảo. Quán bán món ngon Thủ Đức bún bò với giá cả cực kỳ bình dân, phù hợp với học sinh – sinh viên.

Cháo nghêu nóng hổi, còn thịt nghêu thì dày dặn, ngọt dịu. Dù tô cháo ở quán được rắc rất nhiều hành lá, nhưng không tạo ra mùi hắc mà thay vào đó là vị nồng cay từ tiêu.

Quán trang trí kiểu ở quê nào là thúng nia, quầy tre,… nhìn rất dân dã.

Địa chỉ: 15 Thống Nhất, Phường Bình Thọ, Quận Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh.

Ghé quán, bạn tha hồ lựa chọn món ăn, vì ở đây có rất đa dạng và phong phú món nướng.

Những món buffet nướng tại Sáu Béo mà bạn có thể thưởng thức như: thịt bò, nai, ếch, ốc bươu, tôm, mực, bạch tuộc, xúc xích, hồ lô, sườn heo,…

Địa chỉ: 39B Phạm Văn Đồng, Quận Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh.

Bánh cuốn của quán thơm ngon tuyệt vời, từng lớp bánh mỏng được cuốn đều tay,. Bên trong có nhân thịt lợn băm nhỏ, mộc nhĩ,…

Nước chấm thì siêu ngon luôn, nên dù bạn là người Nam, Bắc hay Trung đều dùng được.

Địa chỉ: 60 Phạm Văn Đồng, Phường Hiệp Bình Chánh, Quận Gò Vấp, Tp Hồ Chí Minh.

Đến HAT, bạn sẽ được tận hưởng bát tàu hũ hơi đặc, với nước dừa béo và thơm, ăn vào trong miệng có cảm giác dai và mịn.

Tác giả: Vôn Nguyễn

Quán Bán Lẩu Bò Ngon Ở Tp Thủ Đức

Một nồi lẩu với phần bắp, lá xách, gân bò… ăn kèm các loại nấm, tàu hủ ky, khoai môn, rau, mì… là món ngon được nhiều thực khách Thủ Đức lựa chọn khi họp mặt gia đình, bạn bè.

1. Bò Chảo – Lẩu Tá Lả Thủ Đức

Thực khách nhận xét:

Hoangtho: “Nước dùng lẩu đậm đà, ngọt thơm mùi bò, lẫn vị chua cay, mình ăn một lần ấn tượng luôn. Cắn miếng bò được nhúng vừa chín tái, mình thấy độ mềm và tươi của thịt. Lẩu ăn kèm các loại rau, thêm chút hải sản, thịt heo khá ngon”.

Trần Du Mỹ: “Thấy nhiều người review ngon nên mình cũng ghé thử và thực sự hài lòng. Mình gọi phần bò chảo cho 3-4 người ăn, món ăn dọn ra nhiều, hương vị nước sốt ngon, bò không quá mỏng hay dày nên nhanh chín. Không gian quán có 2 tầng nhưng hơi nhỏ, sạch sẽ. Mấy anh chị nhân viên dễ thương, nhiệt tình lắm”.

2. Lẩu Đuôi Bò Trung Bắc

Thực khách nhận xét:

Kieu Nguyen: “Nói chung, ở khu vực Thủ Đức mà thức ăn và giá cả như quán này là phù hợp. Mình cũng hay ghé quán với đồng nghiệp. Lẩu đuôi bò và thập cẩm ăn ngon. Tủy bò chiên có lớp vỏ giòn rụm, phần tủy bên trong mềm mịn, béo béo hấp dẫn. Ngoài ra, quán cũng có gân bò xào sa tế vừa ăn vừa hít hà vì cay. Không gian quán rộng rãi, khang trang, sạch sẽ. Tuy nhiên, đường xuống hầm gửi xe khá dốc, khó đi”.

Ngoc Nguyen: “Quán đông khách, lần nào đi ăn mình cũng phải ngồi đợi xếp bàn. Nhân viên phục vụ chủ yếu là người trong gia đình nên đôi lúc lên món không nhanh. Song, đồ ăn ngon, không uổng công chờ đợi. Bạn nên đến sớm trước giờ cao điểm vì ở đây nhanh hết bàn”.

3. Ông chủ Đỗ – Lẩu bò mang về

Như Khánh Trịnh: “Lẩu ở đây nhiều thịt nhưng rau, đậu hũ hay chao được cho khá ít nên thực khách thường phải mua thêm”.

4. Lẩu Bò Giáo Toàn

Thực khách nhận xét:

Tram Le: “Quán này thường rất đông vào giờ cao điểm, song, chỗ ngồi rộng, nhân viên nhanh nhẹn không để khách phải chờ lâu. Xe gửi ở bãi, giá 3.000 đồng/chiếc”.

Cheesie Lê: “Phần lẩu có thịt bò, gân cỡ lớn. Nước dùng có cảm giác ngọt đường chứ không ngọt bò nên mình không thích lắm. Bạn nên để gân bò đến khi mềm ăn mới ngon. Rau tươi, trụng ăn chung hấp dẫn. Nhìn chung, giá cả không quá đắt, phù hợp chất lượng. Không gian quán rộng, chiều tối khách tới nhiều, đa số là gia đình và bạn bè”.

Thực khách nước ngoài giới thiệu món nên thử ở chúng tôi Phở, bánh mì, bánh xèo, bún chả là những món ăn được cặp Jen và Rafael đánh giá cao khi khám phá ẩm thực khu vực quận 1 và quận 3.

Bí Quyết Làm Món Chân Giò Hầm Kiểu Đức

Bí quyết làm món chân giò hầm kiểu đức từ nồi áp suất OSAKA

Khoai tây, cà rốt, hành tây, tỏi.

Bột mỳ: 200gr; sữa tươi không đường: 200ml, bơ: 30gr;

Rượu vang: 50ml (không nhất thiết phải có).

Gia vị: Bột nêm, hạt tiêu.

Cách làm món chân giò hầm kiểu đức

– Chân giò (Nên mua phần có lõi bắp): chúng ta tiến hành làm sạch, sau đó chặt thành miếng vừa ăn. Bỏ vào nồi nước sôi và đun sôi trong khoảng 2 phút, sau đó vớt ra và rửa sạch. Ướp thịt chân giò với gia vị hạt nêm, hạt tiêu, hành, tỏi băm trong vòng 30 phút cho thịt ngấm gia vị.

Bắc chảo, cho 1/2 chỗ bơ vào, chiên sơ chân giò cho xém vàng. Sau đó cho chân giò đã chiên vào nồi áp suất, đổ nước ngập 1/2 miếng thịt, hầm nhừ. Cho vào nồi một ít lá thơm sẽ khiến món ăn dậy mùi.

– Khoai tây: làm sạch, cạo hết vỏ, cắt thành những miếng nhỏ cho luôn vào chậu nước để khoai không bị thâm.

– Cà rốt: cạo vỏ rửa sạch cắt miếng vừa ăn.

– Tỏi: Bóc vỏ, rửa sạch, băm nhuyễn.

– Đặt nồi lên bếp, lưu ý nên sử dụng loại nồi áp suất để hầm chân giò nhừ hơn. Cho thịt chân giò, hành tây, cùng một chút sữa tươi, rượu vang, hầm ở nhiệt độ thấp đến khi thịt nhừ. Thông thường nếu dùng nồi áp suất, thì hầm trong vòng 1 tiếng chân giò sẽ nhừ.

– Sau khi thịt đã nhừ mở nắp nồi cho khoai tây và cà rốt vào tiếp tục hầm đến khi khoai tây và cà rốt chín. Vớt khoai tây, thịt và cà rốt chín ra.

Cách làm nước sốt để làm món chân giò hầm kiểu Đức

Đặt 1 chảo khác lên bếp, cho nốt 1/2 chỗ bơ còn lại, đun nóng, cho bột mỳ vào xào thơm cùng bơ. Cuối cùng cho sữa tươi vào, đun đến khi nước sốt sôi thì nêm nếm lại cho vừa miệng rồi tắt bếp.

Phần nước hầm thịt có thể đun với sốt giội lên trên miếng thịt, ăn kèm bánh mì. Khi bắt đầu ăn, bỏ tất cả khoai tây, thịt, cà rốt lên đĩa sau đó rưới nước sốt lên là bạn đã có một món chân giò hầm kiểu Đức cực kỳ hấp dẫn.

Chúc mọi người thành công với món ăn này!

4 Bước Làm Giò Thủ Tai Heo Ngon, Không Hề Ngấy Cho Ngày Tết

Nhiều nơi còn có phong tục chung lợn vào dịp Tết, nghĩa là mấy gia đình mổ một con lợn rồi chia ra mỗi nhà một ít đem về phần thì gói bánh chưng, phần thì giã làm giò, chả. Phần làm giò thủ. Giò Thủ ở đây phải có đủ: Mũi, tai, lưỡi heo. Tuy nhiên do sở thích ăn uống của từng nhà như: Nhà thì không thích cho mũi vì sợ béo quá, nhà lại không thích cho lưỡi heo vì sợ khô quá, còn tai lợn thì không ai bỏ vì có cái sụn giòn giòn với vị tiêu dập dập cay cay tê tê, thơm nựng, ăn thật ngon.

Nguyên liệu làm giò thủ ngon

2kg thịt heo bao gồm 2 tai, 1 mũi, 1 lưỡi, 400g thịt chân giò.

50g nấm hương khô.

150g mộc nhĩ khô.

5 củ hành khô.

50g hạt tiêu (thêm nếu bạn thích cay).

Gia vị, nước mắm nêm theo khẩu vị.

1 chút gừng.

Cách làm giò thủ ngon 1. Sơ chế nguyên liệu đi kèm cho vào giò thủ

Mộc nhĩ ngâm trong nước nóng cho nở ra rồi cắt bỏ chân, rửa sạch lại và thái sợi. Để món giò thủ có mùi thơm, ăn giòn hơn bạn có thể ngâm mộc nhĩ vào nước vo gạo sau khi nở.

Hành tím bóc vỏ, rửa sạch.

Đầu tiên cho thịt lợn và lưỡi sống vào nồi, bạn nên cho mắm muối gia vi luôn, theo khẩu vị của từng người vừa phải hơi nhạt 1 chút. Khi bạn bắt đầu đun phải đảo thịt lợn và lưỡi liên tục, để ngọn lửa bé 1 chút không là sẽ bị cháy. Đảo đến khi hỗn hợp ra nhiều nước bạn mới có thể cho lửa to hơn.

3. Xào giò thủ

Đổ 1 ít dầu vào chảo đun nóng rồi cho hành vào phi thơm, sau đó cho thịt tai mũi vừa ướp vào xào cùng. Đảo đều tay khi xào và để lửa vừa cho thịt được chín đều, cho thêm 1 chút mắm vào thịt vì mắm sẽ làm cho thịt dậy mùi và thơm hơn, rồi xào trong khoảng 10p đến khi thịt săn lại.

Sau khi thịt lợn và lưỡi vừa chín tới, bạn có thể kiểm tra bằng cách cắt thử miếng thịt ra, nếu thấy màu thịt hơi hồng hồng 1 chút là được, rồi cho tai lợn vào đảo thêm 1 lúc để tai lợn quyện, ngấm gia vị vào với thịt lơn và lưỡi. Khoảng vài phút sau, bạn bỏ mộc nhĩ vào đảo với các nguyên liệu trước.

Đến khi mộc nhĩ săn rồi, bạn cho thêm 1 chút bì (loại bì được xay nhỏ) Khi cho bì vào bạn phải đảo thật kỹ và nhanh hơn, vì khi bì vào sẽ gây ra bị xát và cháy. Sau khi cho các nguyên liệu vào đảo, có cảm giác quyện và đều vào nhau, bạn hãy cho hạt tiêu, ít nấm hương, 1 chút gừng và nước gừng vào. Đảo thêm 1 lúc nữa là ổn.

4. Gói giò thủ

Cách gói giò thủ truyền thống là dùng lá chuối xanh và nẹp tre nẹp xung quanh, ngày nay chỉ cần lá chuối và vài sợi dây bạn cũng có thể gói được giò xào ngon. Khi vừa bắc chảo thịt xuống, đổ nhanh vào miếng lá chuối, phải gói giò thủ liền khi còn nóng để tất cả dính chặt vào nhau. Chú ý muốn giò thủ ngon, ăn sần sật, miếng thịt chắc phải bó giò thật chắc tay và cột chặt bằng dây.

Giò sau khi được gói, nén chặt để nguội tầm 3 đến 4 tiếng rồi cho vào tủ lạnh là xong.

Theo phunutoday