Cải thiện trí nhớ ở người già, bà bầu
Trong 100g óc heo có chứa các thành phần dinh dưỡng như 9g chất đạm (protein), 9.5g chất béo(lipit), 7mg canxi, 0.3g photpho, 2.5g cholesterol, 1.6mg sắt, 0.14mg B1, 0.2mg B2,…
Với thành phần dinh dưỡng như vậy, óc heo giúp tăng cường tuần hoàn máu lên não được tốt hơn, hạn chế giảm trí nhớ đối với các bà bầu và người cao tuổi.
Mặt khác, trong óc lợn có chất CNTF- chất bảo vệ sự tái tạo của dây thần kinh, được chiết xuất để làm thuốc chữa chứng mất trí nhớ ở người già hiệu quả. Đối với các mẹ bầu bị đau nửa đầu nên ăn óc heo một lần một tuần để đảm bảo chất dinh dưỡng cần thiết.
Chứng đau nửa đầu, suy nhược thần kinh
Óc heo có vị ngọt, tính hàn, thuận lợi trong hỗ trợ giảm chứng đau nửa đầu, suy nhược thần kinh,…. Tuy nhiên, muốn điều trị bệnh tận gốc cần sử dụng lâu dài và hợp lý. Cần kết hợp óc heo với các thực phẩm khác như, mộc nhĩ, đông trừng hạ thảo,… để đạt hiệu quả tốt hơn cũng như sẽ không bị ngán.
Do trong óc heo có chứa quá nhiều cholesterol và lipit, làm khó tiêu nên sử dụng óc heo kết hợp với các thực phẩm giúp tiêu hóa tốt như rượu vang, rau trộn, cháo, bún, bánh giò, sữa chua, nước trái cây,…
Chữa thiểu năng tuần hoàn não, rối loạn tiền đình
Cách tốt nhất với mục đích điều trị rối loạn tuần hoàn não là thay đổi từ chế độ ăn uống. Món ăn phổ biến nhất được áp dụng hiện nay với căn bệnh này là món óc heo hấp lá ngải cứu, trứng chiên óc heo, cách làm khá dễ dàng và hương vị dễ ăn.
Món ăn từ óc heo còn thích hợp cho người mắt mờ, ngủ hay mơ mộng liên miên, ngủ chập chờn, thần trí không ổn định…
Giúp trẻ tăng trưởng và thông minh hơn
Trong óc heo có nhiều lipit và DHA, rất có ích cho việc phát triển trí não của trẻ, nên cho trẻ ăn 1-2 lần một tuần, chỉ nên ăn 30-50g và nên ăn kết hợp với các thức ăn khác như thịt, cá, rau,… để cân bằng dinh dưỡng cho trẻ.
Mặc dù óc heo có dưỡng chất nhưng nếu ăn nhiều sẽ không tốt. Đặc biệt, bạn cần lưu ý một số điều sau:
– Khi chế biến không nên nấu với nhiều nước, chỉ nấu khi chín tới, không nên nấu quá lâu. Tốt nhất là chưng cách thủy hoặc hấp trong nồi cơm. Bởi nấu quá nhiều nước hoặc chín quá kỹ sẽ làm giảm một lượng lớn Phospholipid có trong não heo.
– Những người đang mắc các bệnh về nhiệt như sốt không nên ăn óc heo vì dễ phát phong, sinh nhiệt.
– Không nên ăn nhiều óc heo. Mỗi tuần chỉ ăn từ 1 – 2 lần, mỗi lần khoảng 30 – 50 gam/bữa. Không ăn liên tục hoặc ăn quá nhiều trong một bữa. Nếu dùng quá nhiều dễ gây ra nhiều bệnh tim mạch hoặc béo phì.
Cách làm óc lợn hấp ngải cửu
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Bạn chuẩn bị 1 tô nước nóng và thêm vào đó 1 muỗng canh muối. Cho óc heo vào và dùng cây tăm để loại bỏ những mạch máu trên óc.
Ngải cứu bạn rửa sạch rồi xắt nhuyễn.
Bước 2: Chưng óc heo
Bạn cho ngải cứu vào óc heo rồi thêm 1 thìa café bột canh, 1 thìa café nước mắm, một ít tiêu và lá gừng băm nhuyễn vào hỗn hợp óc heo ngải cứu rồi trộn đều lên. Gia vị có thể cho ít hơn phụ thuộc vào nguyên liệu của óc
Bạn cho tô óc heo vào nồi và hấp cách thủy. Hấp được 30 phút thì trộn đều lên. Tiếp tục hấp thêm 10 phút nữa thì tắt bếp và mang ra thưởng thức.
Vậy là món óc heo chưng ngải cứu đã hoàn thành rồi. Rất nhanh và đơn giản phải không nào? Món óc heo chưng ngải cứu này cực kì tốt cho những người bị huyết áp thấp hoặc tiền đình. Nếu ăn thường xuyên và liên tục, chứng đau đầu hay mất ngủ cũng được giải quyết triệt để đó nha. Món óc heo chưng ngải cứu vừa thơm ngon lại cực kỳ bổ dưỡng, rất thích hợp để bồi bổ sức khỏe cho gia đình và người thân đó!
Các bạn thấy món óc heo chưng ngải cứu này như thế nào? Trông có vẻ đơn giản nhưng món ăn này rất có giá trị về mặt sức khỏe đấy. Nhanh nhanh lưu lại công thức rồi chế biến cho cả nhà thưởng thức nào!
cachlamhay.vn theo bachhoaxanh.com