Top 7 # Các Món Làm Từ Cá Hồi Cho Bé Ăn Dặm Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Docdaochinhban.com

Các Món Cháo Cho Bé Ăn Dặm Từ 6

Nhiều mẹ vẫn thường nói rằng: Nghĩ xem cho con ăn gì thật sự đau đầu tốn thời gian hay việc lên thực đơn cho bé khiến các bé sao cho đủ dinh dưỡng như một thách thức vậy…

Lên thực đơn lựa chọn các món cháo cho bé ăn dặm theo giai đoạn

Giai đoạn ăn dặm dưới 1 tuổi thực sự quan trọng với các bé, bởi đây là khoảng thời gian hình thành thói quen ăn uống cũng như tạo tiền đề cho bé có những khẩu vị riêng ăn uống theo sở thích.

Cũng bởi vậy các mẹ hãy cân nhắc kỹ khi lựa chọn thực phẩm và cách nấu nướng cho bé nha!

1. Các món cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Nguyên liệu chủ yếu cho các thực đơn ăn dặm thời điểm 6 tháng là thực vật, bao gồm rau, củ, quả, ngũ cốc và sữa. Thời gian này các bé chủ yếu tập ăn nên 1 ngày chỉ từ 1 – 2 bữa ăn.

Bí quyết chọn lựa rau củ cho bé: với các loại rau có lá xanh thẫm và chỉ dùng lá, không nên dùng cọng, thân. Đối với củ, quả có thể nấu mềm như cà rốt, cà chua, khoai tây, khoai lang, bí đỏ, các loại đậu, táo, lê…

Hạn chế các loại rau, củ có thể gây dị ứng như đậu phộng, lúa mì, lúa mạch, đậu nành, bắp.

Nếu muốn dùng các nguyên liệu này để nấu cháo cho bé, mẹ nên thử theo dõi phản ứng dị ứng thực phẩm bằng cách: nấu riêng lẻ để theo dõi phản ứng của bé, nếu như bé xuất hiện vết đỏ nổi mẩn thì cần phải dừng loại thực phẩm đỏ ngay nha!

Một số món cháo cho bé ăn dặm cho bé như:

Cháo nấu theo tỉ lệ 3 – 6 thìa

Ngô ngọt hấp chín và rây nhuyễn đổ lẫn với cháo khoảng 3 thìa

Cải thảo luộc chín lấy nước dashi và rây cái cho bé ăn

Cà rốt luộc cùng bắp cải ra nước dashi ngọt thanh

Rây cà rốt và bắp cải nhuyễn

Đổ lẫn cà rốt và cháo

Khoai lang 1 miếng nhỏ hấp chín

Nghiền nát khoai đổ lẫn với cháo rây

Cải ngồng luộc chín và rây cho bé

Yến mạch 1 thìa cafe sau đó ngâm khoảng 30 phút với nước.

Đổ nước ra ngoài sau đó tiến hành xay nhuyễn yến mạch

Khấy đều với nước luộc bí đỏ sẽ cho món cháo yến mạch ngọt thơm

Các mẹ có thể tùy biến với nhiều loại rau củ khác nhau nữa, đa dạng bữa ăn đồng thời tạo hứng khởi cho bữa ăn mỗi ngày và điều quan trọng là cho bé viết vị thử các vị nhiều nguyên liệu thức ăn.

2. Các món cháo ăn dặm cho bé từ 7 – 12 tháng

Khi lớn hơn từ tháng thứ 7 trở đi các nguyên liệu làm thức ăn dặm cháo cho bé cũng trở nên đa dạng phong phú. Các mẹ có thể lựa chọn một số thực phẩm như:

Thịt mềm, các loại cá béo ( cá chép, cá hồi, cả quả…) Lượng thịt, cá trong bữa ăn của bé giai đoạn này là khoảng 15g/ phần ăn. Và mỗi ngày không nên ăn quá 3 lần như vậy sẽ dẫn tới tình trạng thừa chất.

Bí đỏ 1 miếng + 1 miếng nhỏ phô mai

Ninh cháo và rây bí đỏ trộn cùng thịt gà băm nhuyễn

Cá bống hấp chín gỡ lấy thịt và xay rau củ cà rốt + rau cải trộn lẫn

Đun sôi sốt lên với chút dầu ăn

Khuấy lên với cháo trắng

Cá lăng 1 miếng nhỏ hấp chín gỡ lấy thịt và xào với hành khô cho thơm

Rau củ như cà rốt và bí đao dằm nhuyễn

Trộn với cháo thành một hỗn hợp

Cháo cá hồi sốt cam – dành cho ngày cuối tuần

15g gạo xay hạt to 5g đậu lăng 10g cà rốt khoai tây thái nhỏ hoặc nạo nhỏ 30g cá hồi ( 2 miếng 5cmx3cm) 3 thìa nước cam 2 cọng măng tây 1 thìa bột năng ( mình dùng bột năng organic )

Một số lưu ý khi nấu cháo ăn dặm cho bé

Để tiết kiệm thời gian các mẹ có thể trữ đông là cách an toàn và hiệu quả nhất để bảo quản các nguyên liệu nấu cháo cho bé. Các loại nguyên liệu khác nhau, rửa sạch, nấu chín, xay nhuyễn và chia đều thành các phần vừa ăn rồi để đông đá.

Đừng nên nấu 1 nồi cháo to và để con ăn cả ngày. Điều này sẽ khiến bé cảm thấy chán ngấy thức ăn, đồng thời việc nấu đi nấu lại cháo 3 bữa sẽ mất đi ít nhiều dinh dưỡng.

Nên bổ sung thêm các loại dầu thực vật cho bé. Đây là nhóm chất dinh dưỡng rất quan trọng, đóng vai trò chính trong cung cấp năng lượng cho trẻ, giúp hình thành mô mỡ có chức năng điều hòa thân nhiệt, cung cấp chất béo giúp cho quá trình hấp thu các vitamin quan trọng trong cơ thể.

Các bé dưới 1 tuổi không nên sử dụng gia vị sẽ ảnh hưởng tới thận của bé. Các mẹ vẫn nên tận dụng các gia vị từ thiên nhiên.

Các món cháo ăn dặm tốt cho hệ tiêu hóa và giúp bé tăng cân theo giai đoạn không quá khó thực hiện. Các mẹ có thể tranh thủ chút thời gian nghỉ là có ngay 1 món cháo thơm ngon cho các con.

Chúc các mẹ thành công với nhiều món ăn ngon cho bé!

7 Món Ngon Từ Cá Hồi Cho Bé Ăn Dặm

1. Trẻ mấy tháng ăn được cá hồi?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ từ 7 tháng tuổi trở lên có thể ăn được cá hồi và các hải sản khác như tôm, cua… Khi bắt đầu cho trẻ ăn các mẹ nên cho trẻ ăn từ từ và ăn ít để theo dõi phản ứng cơ thể trẻ, vì cá hồi chứa nhiều đạm dễ gây dị ứng cho trẻ khi ăn.

2. Trẻ ăn cá hồi như thế nào là hợp lý

Trẻ 7-12 tháng: mỗi bữa ăn 20-30g cá hồi, mỗi ngày ăn một bữa, tối đa 3 bữa/tuần.

Trẻ 1-3 tuổi: mỗi bữa ăn 30-40g cá hồi, mỗi ngày ăn một bữa, tối đa 3-4 bữa/tuần.

Trẻ 4 tuổi trở lên: mỗi bữa ăn 50-60g cá hồi, mỗi ngày ăn 1-2 bữa, tối đa 4 bữa/tuần.

3. Cách nấu món cá hồi cho bé ăn dặm

3.1. Chà bông cá hồi

Nguyên liệu:

Cá hồi rửa sạch, để ráo, cho vào bát ngâm cùng với sữa tươi khoảng 30 phút để khử mùi tanh của cá. Sau đó vớt cá ra đem hấp cách thủy 20 phút với 1 ít sả và gừng.

Cá chín cho vào máy xay hoặc cối giã nhuyễn cùng với 1 ít dầu olive.

Tiếp theo, cho cá vào chảo, đảo đều đến khi thịt cá khô và vàng đều là được.

3.2. Cháo cá hồi, củ dền, khoai môn

Rửa sạch cá hồi bằng nước muối pha loãng, sau đó dùng sữa tươi không đường ngâm cá từ 20-30 phút, rửa lại bằng nước gừng để khử mùi tanh, để ráo rồi thái nhỏ.

Củ dền và khoai môn gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng nhỏ. Cho vào nồi với 1 ít nước ninh nhừ, sau đó dùng thìa nghiền nhỏ hoặc xay nhuyễn.

Cá hồi cho vào nước sôi luộc chín, rồi vớt ra băm nhuyễn. Bắc chảo lên bếp, đun nóng dầu cho hành tím băm nhỏ vào phi thơm, tiếp theo cho cá hồi vào xào đến khi thịt cá săn lại.

Cháo trắng nấu sẵn cho vào nồi đun sôi, cho cá hồi vào trộn đều, tiếp đến cho hỗn hợp củ dền đỏ và khoai môn vào, nêm 1 ít nước mắm (nếu bé trên 12 tháng). Cháo sôi lại rồi tắt bếp, múc ra chén cho bé ăn khi còn ấm.

3.3. Cháo cá hồi, bí đỏ, đậu hà lan

Cách thực hiện:

3.4. Súp phô mai, măng tây, cá hồi

Cách thực hiện:

Cá hồi rửa sạch, ngâm với sữa tươi 20 phút để khử mùi tanh. Sau đó ướp với 1/2 muỗng hạt nêm dành cho bé rồi đem hấp cách thủy 10 phút. Cá chín, dùng thìa nghiền nhỏ.

Hành tây và cần tây rửa sạch, cắt hạt lựu. Măng tây rửa sạch, cắt khúc 2-3cm.

Đun nóng dầu cho hành tây và cần tây vào xào khoảng 5 phút, tiếp tục cho măng tây vào xào đến khi măng tây chuyển màu xanh đậm thì cho nước dùng gà vào nấu 20 phút, tiếp đó cho phô mai vào. Dùng máy xay mịn hỗn hợp vừa nấu, cuối cùng cho cá hồi vào trộn đều đun thêm 5 phút rồi tắt bếp.

3.5. Súp cá hồi khoai tây

3.6. Cá hồi sốt cam cho bé ăn dặm

Cá hồi sơ chế xong, ướp với 1 muỗng nước mắm và tỏi băm khoảng 10 phút.

Bắc chảo lên bếp, cho 1 ít bơ vào đun chảy, tiếp theo cho cá vào chiên chín đều 2 mặt.

Bột sắn dây khuấy với ít nước cho tan, cam vắt lấy nước. Cho nước cam vào bột sắn dây khuấy đều, đem đun sôi hỗn hợp bột sắn dây và cam đến khi tạo nên hỗn hợp sền sệt.

Cuối cùng cho cá hồi ra đĩa, xối nước sốt cam lên trên. Dằm nhỏ cá trước khi cho bé ăn.

3.7. Cá hồi sốt kem tươi

Hành tây lột vỏ thái nhỏ, cắt hạt lựu.

Cá hồi rửa sạch, cho dầu ăn vào chảo đun nóng, tiếp đến cho cá hồi vào áp chảo săn đều 4 mặt, sau đó vặn lửa nhỏ để cá hồi chín đều bên trong. Cá chín cho ra đĩa.

Bắc chảo lên bếp cho bơ vào đun chảy, cho hành tây vào phi thơm, tiếp theo cho sữa tươi vào đun sôi vặn lửa nhỏ, đến khi sốt sánh lại, nêm ít muối vào cho vừa ăn.

Lọc nước sốt qua rây, lấy phần nước sốt sánh mịn và bỏ phần hành tây. Cuối cùng rưới nước sốt lên miếng cá hồi đã áp chảo chín.

Với vài bước đơn giản như trên, các mẹ có thể chế biến ngay món ngon và bổ dưỡng từ cá hồi cho bé ăn dặm giúp bé yêu khỏe mạnh và thông minh vượt trội. Chúc các mẹ thành công!

Cách Nấu Cháo Cá Hồi Măng Tây Ăn Dặm Cho Bé Biếng Ăn

Cập nhật vào 07/01

Cháo cá hồi măng tây là sự kết hợp hoàn hảo giữa 2 loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Chính vì vây, có rất nhiều bà mẹ đã tin dùng món cháo này làm thức ăn dặm cho con em mình.

Tác dụng của cháo cá hồi măng tây

Theo các nghiên cứu, các chuyên gia đã phát hiện ra ở bên trong măng tây có chứa một loại carbohydrate có tên là inulin, chất này tạo điều kiện cho hệ thống ruột hoàn thành tốt chức năng. Inulin cũng giúp cho sự tăng trưởng của những vi khuẩn có lợi cho đường ruột như: Lactobacilli và Bifidobacteria. Do có nhiều chất xơ nên măng tây có tác dụng nhuận tràng, ngăn ngừa táo bón ở trẻ.

Cá hồi với thành phần dinh dưỡng giàu Protein, Omega 3, Omega 6, Omega 9, DHA, EPA… cực kỳ có lợi cho trẻ. Mẹ nên cho bé ăn món chế biến từ cá hồi khoảng 2-3 lần/tuần để giúp con lớn lên khỏe mạnh, thông minh, hạn chế tối đa nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, thị lực, thần kinh. Cháo cá hồi măng tây cũng giúp kích thích hệ tiêu hóa, giúp bé ăn ngon miệng, hạn chế tình trạng biếng ăn.

Để biết rõ hơn về tác dụng của cá hồi với sức khỏe trẻ nhỏ, mẹ có thể tham khảo bài viết: 5 tác dụng của cá hồi đối với trẻ em

Nguyên liệu cần có để nấu cháo cá hồi măng tây

Cá hồi: 1 con

Măng tây: 2 – 3 cành

5 giọt dầu mè

1 tai nấm hương

2 muỗng gạo lứt giã nát

2 chén nước

Hành, ngò, đường, nước mắm

Nếu mua cá hồi nguyên con: Khi mua cá bạn cầm phần đuôi của cá lắc nhẹ, nếu thịt ở sống lưng chắc thì con cá đó còn tươi. Bạn cũng có thể ấn nhẹ vào mình cá để kiểm tra độ đàn hồi của cá, bạn nên chọn những con cá có độ đàn hồi cao. Lựa chọn những con cá hồi có đôi mắt trong, đen và sáng. Tuyệt đối không lựa chọn những con cá có thịt thâm, đôi mắt vẩn đục.

Nếu mua cá hồi được chế biến sẵn: Miếng cá hồi phải vàng cam, chắc. Cá ươn khi sờ tay lên bề mặt sẽ có cảm giác ướt, ẩm, khi rút xương, cá sẽ “dóc” bở.

Cách nấu cháo cá hồi măng tây cho bé

Bước 1: Vo sạch gạo, cho vào âu lớn ngâm khoảng 1 giờ với nước ấm. Vớt gạo ra rổ cho ráo hết nước. Cách này sẽ giúp gạo mau chín nhừ hơn.

Bước 2: Măng tây đem đi rửa sạch, cắt lấy phần non. Hành trắng rửa sạch, bóc vỏ, thái nhỏ rồi cho vào chảo cùng một ít dầu ăn phi thơm. Khi hành bắt đầu thơm thì mẹ cho măng tây vào xào. Sau khi xào chín, mẹ vớt ra và đem đi xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố.

Bước 3: Ngâm nấm hương trong nước muối một thời gian thì vớt ra rổ. Khi nấm đã ráo nước ta băm nhuyển rồi đem hấp chín.

Bước 4: Sơ chế cá hồi. Để mổ cá hồi, cần phải dùng con dao thật sắc.Trước hết, cắt riêng phần phi lê với đầu cá, sau đó dùng lưỡi dao rạch theo xương sống, từ đầu xuống phía dưới. Để khử mùi tanh cá hồi, cho từng miếng cá hồi vào nước muối pha loãng và hai thìa nước cốt chanh (tốt nhất mẹ nên mua miếng cá hồi được lọc sẵn ở siêu thị để tiết kiệm thời gian). Tiếp đến, các mẹ tán hoặc xay nhỏ cá hồi, trộn cùng với 2 muỗng nước rồi đem hấp chín.

Bước 5: Bắc nồi lên bếp nấu cháo thật nhừ. Cho cá hồi, nấm hương đã hấp chín và măng tây đã được xay nhuyễn vào nồi cháo, khuấy đều tay. Cho thêm ít dầu mè vào.

Bước 6: Nêm gia vị cho vừa miệng rồi tắt bếp. Đổ cháo ra bát, rắc hành ngò vào nồi cháo là hoàn thành.

Cần chú ý gì khi cho trẻ ăn cháo cá hồi măng tây?

Ăn nhiều cháo cá hồi măng tây có thể gây ra khô miệng ở trẻ: Thân cây măng tây là bài thuốc lợi tiểu tự nhiên, nếu trẻ ăn nhiều sẽ thường xuyên đi tiểu dẫn đến mất nước. Nếu quá trình này diễn ra thường xuyên, bé có thể bị khô miệng.

Cẩn thận ngộ độc thủy ngân khi cho trẻ ăn cháo cá hồi măng tây: Có hai loại cá hồi có sẵn, hoang dã hoặc nuôi trong trang trại. Cá hồi hoang dã bị bắt trong các vùng nước tự nhiên như sông, hồ và đại dương. Các trang trại nuôi cá chiếm một phần lớn cá hồi được bán để tiêu thụ trên toàn quốc. Các nghiên cứu cho thấy cá hồi nuôi có mức độ ô nhiễm polychlorinated biphenyls (PCBs), dioxin, thủy ngân và một số thuốc trừ sâu được clo hóa cao hơn hẳn so với cá hồi ở tự nhiên. Những chất gây ô nhiễm này được biết là gây ra nhiều loại ung thư, tiểu đường và đột quỵ. Vì vậy, các mẹ hãy nhớ mua cá hồi có chất lượng tốt. Ngoài ra, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú nên theo dõi tiêu thụ cá hồi. Bởi methylmercury, một dạng thủy ngân độc hại có thể có tác động tiêu cực đến não và hệ thần kinh đang phát triển của bé.

Góc chia sẻ: Với những gia đình đang có người bị bệnh xơ gan, nên tham khảo ngay

Hướng Dẫn Cách Nấu Cháo Ăn Dặm Cá Hồi Cho Bé

Lợi ích của cá hồi đối với sức khỏe của bé

Bé thông minh hơn

Với thành phần DHA trong cá hồi giúp phát triển quá trình sinh trưởng của tế bào não và hệ thần kinh giúp bé nhanh nhạy và thông minh hơn.

Đẩy lùi rối loạn tăng động, mất tập trung

Hàm lượng DHA trong cá hồi giúp cho trẻ tăng khả năng tập trung, bớt cáu kỉnh, nóng giận. Vì thế cá hồi không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của trẻ mắc chứng tăng động.

Giúp đôi mắt của bé luôn chắc khỏe

Trong cá hồi có chứa thành phần Omega 3 và axitamin giúp mắt bé luôn sáng, ngăn ngừa các vấn đề về thị lực.

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Ngoài Omega 3 và DHA, các hồi còn chứa nhiều thành phần EPA giúp tim hoạt động tốt hơn và hạn chế các chứng rối loạn tim mạch.

Những lưu ý khi cho bé ăn cá hồi

Các mẹ không nên cho bé ăn quá nhiều cá hồi vì có thể gây nên mất cân bằng dinh dưỡng, tích trữ quá nhiều kim loại nặng trong cơ thể. Khi trẻ được 7 tháng tuổi thì mẹ mới nên cho con ăn và cần lưu ý nên cho bé ăn từ từ, ít một để thích nghi dần dần.

Đối với từng tháng tuổi khác nhau mà mẹ cần điều chỉnh lượng cá hồi ở mỗi bữa ăn dặm. Trẻ mới ăn dặm thì ăn ít một và sau đó mới tăng dần lên.

Trẻ không nên ăn hoa quả sau khi ăn cá hồi bởi nó chứa nhiều chất dinh dưỡng như đạm, canxi,… Đặc biệt nếu kết hợp với các loại hoa quả như nho, hồng… thì hàm lượng chất dinh dưỡng sẽ giảm đi rất nhiều. Thậm chí, nó còn kích thích hệ tiêu hóa, gây ra các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn.

Các món ăn dặm chế biến từ cá hồi đầy đủ dinh dưỡng cho bé

Hành bỏ vỏ, rửa sạch, thái nhỏ. Phi thơm hành lên, sau đó thì cho cá hồi vào xào. Băm nhỏ cá hoặc mẹ có thể lấy thìa tán ra vì cá hồi rất mềm.

Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch. Cho vào luộc đến khi chín. Sau đó thì nghiền nhuyễn.

Rau cải chọn những cọng non, rửa sạch. Cho vào chần qua với nước luộc cà rốt.

Múc một bát con cháo trắng, hoặc tùy lượng theo độ tuổi của con và đun trên bếp lửa nhỏ. Sau đó cho cá hồi, cà rốt vào đảo đều lên, khi sôi lăn tăn thì cho tiếp rau chân vịt vào đảo đều. Khoảng 1 phút thì tắt bếp, nêm một thìa cà phê dầu oliu, 1 viên phô mai vào dằm nhỏ để món cháo được bổ dưỡng hơn.

Nguyên liệu Cách làm

Cá hồi mua về mẹ rửa sạch với chút dấm, đem chần với nồi nước sôi có thả vài lát gừng để khử bớt mùi tanh của cá. Sau đó, mẹ gỡ riêng phần thịt cá và phần xương.

Cho gạo, xương cá vào nồi, đổ ngập nước và đun sôi rồi sau đó hạ nhỏ lửa để nồi cháo sôi lăn tăn cho nhừ.

Bí đỏ, hành rửa sạch. Bí đỏ thái miếng vuông, hành lá thái nhỏ.

Phần thịt cá mẹ đem sao khô thành ruốc cá với một chút muối, chút nước mắm và chút xíu đường. Ruốc sao đến khi thấy không còn hơi nước bốc lên, đảo thấy nhẹ tay và phần thịt cá nhìn bông lên thì tắt bếp.

Cá hồi kết hợp bí đỏ chỉ nên nấu cho con ăn 1 tuần/lần

Khi thấy gạo trong nồi đã nhừ, nở hết thì vớt xương cá ra, cho bí đỏ vào nồi đun cho sôi lại rồi vặn nhỏ lửa để cháo và bí nhừ. Cháo bí đỏ cá hồi nhừ thì đảo đều, ngoáy nhẹ nhàng để cháo được nhuyễn, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.

3, Cháo cá hồi đậu xanh

Đậu xanh được ví như thực phẩm vàng cho sức khỏe của bé, giúp bé tăng hệ miễn dịch một cách tối ưu. Kết hợp cùng cá hồi để nấu cháo sẽ là món ăn bổ dưỡng cho cơ thể bé đặc biệt là thời gian ăn dặm.

Nguyên liệu Cách làm

Vo gạo sạch cho vào nồi

Đậu xanh có thể ngâm khoảng vài giờ để đậu lột hết lớp vỏ xanh bên ngoài. Nếu mẹ nấu cả vỏ thì có thể xay cháo nhuyễn nếu bé mới ăn dặm.

Cá hồi sau khi đã rửa sạch thì nêm chút gia vị chuyên dùng cho trẻ ăn dặm.

Hành khô băm nhỏ, phi thơm rồi cho cá vào đảo đều cho săn hai mặt cá. Chiên xong thì dùng muôi dằm cá hoặc giã cá sơ qua. Không cần giã kỹ vì cá hồi đã rất mềm.

Khi cháo nhừ thì cho cá hồi đã giã vào đun tiếp cho đến khi sôi lại thì tắt bếp.

4, Cháo cá hồi, củ dền, khoai môn

Khoai môn là loại thực phẩm giàu chất xơ, có lợi cho cơ thể vì hỗ trợ hệ tiêu hóa và giảm cholesterol. Còn củ dền lại chứa hàm lượng chất đồng giúp tạo ra thêm chất sắt cho cơ thể. Kết hợp 2 loại thực này cùng cá hồi sẽ giúp mẹ tạo thành một món cháo đặc biệt hấp dẫn trẻ nhỏ.

Nguyên liệu Cách làm

Đem vo gạo thật sạch, rồi sau đó, cho gạo vào nồi nấu thành cháo.

Tiếp theo là gọt sạch vỏ khoai môn, rồi cắt thành từng miếng nhỏ, sau đó đem rửa thật sạch. Củ dền cũng vậy, gọt sạch vỏ, rồi rửa sạch.

Tiếp đến, mẹ đặt nồi lên bếp, đổ nước vào, cho khoai môn và củ dền vào luộc chín. Khi nào khoai môn củ dền chín thì vớt ra bát, đem nghiền nhuyễn hoặc cho vào máy xay nhuyễn. Hành củ bóc vỏ và đem đi rửa thật sạch và thái lát nhỏ.

Bắc chảo dầu lên bếp, Dầu sôi thì cho hành vào phi thơm, rồi cho tiếp cá hồi vào xào chín kỹ.

Màu sắc đẹp mắt của món cháo này sẽ khiến trẻ rất thích

Cuối cùng, khi cháo chín nhừ, mẹ hãy cho khoai môn, củ dền và cá hồi vào nồi cháo. Nếu quen nêm gia vị thì hãy chọn loại nước mắm dành cho trẻ ăn dặm. Đun cho cháo sôi thêm một lúc nữa rồi tắt bếp.