Xem Nhiều 3/2023 #️ Tìm Hiểu Về Đặc Sản Thịt Chuột Ở Đình Bảng , Bắc Ninh # Top 4 Trend | Docdaochinhban.com

Xem Nhiều 3/2023 # Tìm Hiểu Về Đặc Sản Thịt Chuột Ở Đình Bảng , Bắc Ninh # Top 4 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Tìm Hiểu Về Đặc Sản Thịt Chuột Ở Đình Bảng , Bắc Ninh mới nhất trên website Docdaochinhban.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tìm hiểu về đặc sản thịt chuột ở Đình Bảng , Bắc Ninh

Details Category: Dac San Vung Que Published: Monday, 30 September 2019 08:00 Written by Admin3 Hits: 701

Tuy không phổ biến như thịt chó, gà hay bò nhưng người dân Bắc Ninh vẫn sử dụng thịt chuột như một loại thức ăn thường ngày.hậm chí không ít nhà còn bày trong mâm cỗ cưới món đặc sản này. Mời các bạn cùng tìm hiểu về món ăn này

Theo người trong làng, Đình Bảng săn chuột không phải để kiếm sống như nhiều nơi khác và thịt chuột cũng không phải là món ăn chỉ dành cho người nghèo. Nó xuất phát từ việc giúp mùa màng bội thu. Giới thiệu về thịt chuột ở Đình Bảng Đến Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh ngoài tham quan các di tích lịch sử như Đền Đô, chùa Cổ Pháp, Đền Rồng, du khách thường không quên thưởng thức món thịt chuột đồng nổi tiếng

Ở Đình Bảng, người dân bắt chuột đồng để ăn quanh năm nhưng nếu muốn theo chân người làng đi săn chuột thì du khách nên tới đây sau vụ gặt bởi chuột nhiều và béo. Nếu đang hình dung về những chú mèo lang thang ngõ xóm thì khi bước chân vào làng, khách du lịch sẽ không khỏi ngạc nhiên khi thay vì mèo, ở đây nhà nào cũng nuôi chó để bắt chuột.

Người Đình Bảng dùng chó để săn chuột chứ tuyệt đối không dùng cách đào hang. Cách này giúp bắt được nhiều chuột và vẫn còn sống sau khi bị bắt. Dùng bẫy cũng là cách phổ biến để bắt chuột ở đây, nhưng chuột thường bị gãy chân, chết trước khi người làng kịp thu gom. Ngoài ra, bắt chuột theo cách truyền thống vẫn được áp dụng vào mùa rơm rạ. Người làng đốt rơm rồi quạt cho khói xông vào các cửa hang chỉ chừa lại cửa duy nhất buộc chuột phải chạy ra ngoài và chui vào rọ. Quy trình làm chuột của người dân Đình Bảng Chuột bắt về bẻ răng rồi sơ chế bằng cách lột da, cắt bỏ tứ chi, đuôi, hạch cổ hạch bẹn, vứt ruột chỉ lấy tim gan cật, treo lên cho ráo nước.Vì thế thành ngữ “ướt như chuột lột” cũng bắt nguồn từ đây. Ở một số nơi thuộc Đình Bảng, chuột còn được thui vàng lột da nên khi chế biến rất thơm và béo.

Các món ngon từ chuột đồng Thịt chuột đồng có màu trắng và thơm ngon như thịt gà, được sử dụng như một nguyên liệu chính, kết hợp với các phụ gia để chế biến nhiều món ăn từ đơn giản đến cầu kỳ. Trong đó, phổ biến nhất là thịt luộc ép lá chanh. Thịt luộc chín, vớt ra ép thớt cho chảy bớt nước mỡ, để vài giờ lấy ra chặt nhỏ, rắc lá chanh chấm với muối chanh tiêu, ăn sẽ giòn và đậm đà hơn thịt gà. Xem Thêm : Cùng tìm hiểu về món bò tái kiến đặc sản Vĩnh Phúc Thông dụng không kém là món chuột đồng nấu đậu. Thịt được chặt thành miếng rang trên bếp với nước mắm đến khi dậy mùi thơm thì cho đậu phụ vào om, lúc bắc ra cho thêm ít hành răm ăn với bún. Với những thực khách sành đồ nhậu, chuột xào xả ớt là món không thể bỏ qua khi đến Đình Bảng. Sau khi ướp tỏi, gia vị, ngũ vị hương, nước tương, thịt được xào trong chảo mỡ phi hành, tỏi và sả ớt giã nhuyễn. Khi chín múc ra đĩa, hương thơm của sả và vị cay nồng của ớt sẽ hòa quyện cùng vị béo ngậy của thịt, ăn lúc còn nóng thì có lẽ không món nào bằng. Ngoài ra, chuột đồng còn được chế biến thành các món chuột nấu đông, chuột giả cầy, chuột rán, chuột xào chua ngọt hay sốt cà chua, khiến không ít người phải ứa nước miếng khi các món được bày ra trước mắt. Người dân ở Đình bảng cho biết, ăn thịt chuột đồng rất lành, có tác dụng mạnh khí, giảm đau, liền xương.

Nếu có dịp đến với Đình Bảng và chưa từng một lần thưởng thức đặc sản của quê hương Kinh Bắc, hãy bỏ qua nỗi sợ hãi ban đầu và nếm thử các món ngon từ thịt chuột, chắc chắn sẽ nghiền và muốn ăn lại lần hai.Rau su su – Đặc sản ẩm thực thương hiệu Tam Đảo Ngày nay thịt chuột ở Đình Bảng tuy không còn thịnh như ngày trước khi có mặt ở nhiều nơi, nhưng những người sành ăn Hà Nội vẫn thường tìm về Đình Bảng để thưởng thức món ăn dân dã. Đến đây, không quá khó để tìm được hàng quán bán các món ăn từ chuột đồng ở các thôn Xuân Đài, Thịnh Lang, thôn Hạ, Thượng, Đình. Xem Thêm : Hotline/Zalo: 0964.346.255 hoặc 0988.999.525Tại Hà Nội: Phòng 2817, Chung cư số 349 Vũ Tông Phan , Thanh Xuân , Hà Nội (vui lòng liên hệ trước khi đến)Tại Sài Gòn: 184/17 Nguyễn Phúc Chu, P15, Q. Tân Bình , TP HCM (vui lòng gọi trước khi đến)Facebook: https://www.facebook.com/chodacsanvungmienvietnam

Tìm Hiểu Về Món Đặc Sản Trứ Danh: Phở Bò Nam Định

Phở gia truyền Nam Định với hương vị riêng, khác hẳn Hà Nội. Có nhiều tài liệu cho rằng phở xuất phát đầu tiên tại Nam Định. Sau khi có nhà máy dệt Nam Định, những gánh phở cũng xuất hiện. Đó là những gánh phở rong của người làng Giao Cù và từ họ Cồ ở làng Vân Cù, xã Đồng Sơn, (huyện Nam Trực).

Họ đã nghĩ ra một món ăn đêm để phục vụ thợ thuyền của khu công nghiệp đầu tiên của Việt Nam là những công nhân dệt.

Làng Vân Cù chỉ chuyên bán phở bò, mà cũng là phở bò chín, sau mới có thêm phở tái, nạm, gầu. Nồi nước phở Nam Định chan cạn nhưng vẫn trong veo, bởi khi đó, xương bò mua được dễ dàng, sẵn củi ninh đến 4 – 5 tiếng đồng hồ, tạo nên vị ngọt thơm tự nhiên mà chẳng phải viện đến mì chính.

Phở xuất hiện có lẽ đầu tiên ở Nam Định nhưng Hà Nội lại là nơi làm cho món ăn dân dã này trở nên nổi tiếng như ngày nay.

Rồi từ Nam Định những gánh phở Cồ, phở Giao Cù đã tới với 36 phố phường Hà Nội. Ngày nay những gánh phở đã trở thành những cửa hàng phở khang trang. Tại Hà Nội, nơi phở được thăng hoa thì cũng có rất nhiều hàng phở gia truyền Nam Định. Giữa thủ đô của phở thì phở Nam Định vẫn giữ được những hương vị riêng, truyền thống như nó có cách đây 100 năm. Người ta truy tìm gốc gác, dòng họ của những bô lão thâm niên trong nghề nấu phở tại Hà Nội để cố kết luận rằng phở có gốc từ thành Nam.

Người Hà Nội tự hào với món phở, bạn bè quốc tế coi đây là một trong những nét đặc trưng nhất của mảnh đất Hà Thành. Cách đây khoảng 4 – 5 năm, những biển hiệu mang tên: phở Nam Định, phở gia truyền Giao Cù, Phở Cồ,… bắt đầu xuất hiện trên một số phố của Hà Nội. Từ đó đến nay, phở gia truyền Nam Định đã được đón nhận và trở thành một phần “không thể thiếu” trong đời sống của người dân Thăng Long – Hà Nội.

Cũng chính nhà văn Nguyễn Tuân – người nổi tiếng sành ẩm thực – cho rằng: phở có nguồn gốc từ người Hoa và giảng nghĩa chữ Ngưu nhục phấn cũng là phở. Theo các bậc cao niên ở Nam Định, phở làm theo kiểu Việt Nam ngon hơn, hợp khẩu vị hơn.

Các địa danh: Chợ Rồng, ngõ Văn Nhân, phố Hàng Thao, phố Bắc Ninh,… là phố hàng ăn đều gắn với các đặc sản: gạo tám Xuân Đài, nếp Quần Liêu, rượu vọc, lụa tơ tằm, chuối ngự Đại Hoàng, nước mắm Sa Châu,… và nhiều thức ăn ngon khác, trong đó không thể thiếu món phở. Những cửa hàng ăn có tiếng một thời trên đất Thành Nam như Quảng Nguyên, Hưng Nguyên, Quốc Nguyên đều là của người họ Cù (Cồ), họ Chu, quê gốc làng Giao Cù.

Cùng với thời gian, nghề làm bún bánh, làm phở đã lan rộng sang 3 xã Nam Thành, Nam Thượng, Đồng Sơn (Nam Trực). Những cái tên như Giao Cù, Tây Lạc, Vân Cù, Đồng Sơn,… gọi chung là phở Nam Định đã làm mê mẩn những thực khách khó tính nhất từ Hà Nội, Hải Phòng, tới thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Vũng Tàu, Đồng Nai,… Người Nam Định dù tới làm ăn sinh sống ở bất kỳ địa phương nào cũng mang theo hành trang là những nghề truyền thống của cha ông. Vì thế, ở đâu, người Nam Định cũng sống được.

Quay lại với bát phở nóng hổi chị phục vụ vừa đưa tới, tôi chậm rãi thưởng thức, cố tình trở thành một trong những vị khách cuối cùng rời khỏi quán. Lân la hỏi chuyện anh Hồng – đầu bếp chính của quán phở này – tôi được biết: anh không phải người làng Giao Cù chính gốc nhưng đã có thời gian học nghề ở đó. Phở Nam Định có phở xào, phở sốt vang, nhưng phổ biến hơn cả là món phở nước.

Nguyên liệu chính làm phở là bánh phở, thịt bò hay thịt gà và nước dùng. Nước dùng phải trong vắt, không ngấy. Muốn bánh phở ngon phải chọn thứ tẻ mới, trồng ở đất sa non ven biển, gạo ngâm ủ, xay thành bột và tráng bánh theo lối thủ công sao cho màng bánh mỏng, mướt, dai. Nếu để trong ngày vẫn dẻo mềm thì bánh không dùng đến phèn chua. Làm phở gà, chọn loại mái tơ, sống thiến.

Chọn xương ống bò hoặc hom lợn, rửa sạch bỏ nồi ninh đủ độ mới vớt váng, hãm lửa, nếu để quá nhừ, nước sẽ ngàu đục. Bánh phở cho vào từng bát, nước dùng chế ra xoong nhỏ, qua lửa cho sôi lại mới chan mời khách. Nước phở ngon còn bởi các gia vị để chế biến nước dùng, đây là bí quyết gia truyền. Nhiều khách sành còn chọn giờ ăn, không đi quá sớm vì lúc đó nước dùng chưa đủ đậm đà.

Nhìn mấy bàn thực khách mới vào, tôi vui vẻ hỏi anh Hồng “đông khách thế này thì chẳng mấy mà giàu có?”. Anh tâm sự: “Nghề làm phở nước không thu được nhiều lãi. Những hàng muốn giữ được khách phải tính toán kỹ lưỡng nguyên liệu đủ làm trong ngày, thức khuya dậy sớm, đảm bảo lúc nào cũng tươi ngon nóng sốt. Nhiều cửa hàng làm được điều này nên nhiều người làm nghề cũng vì thế trở nên giàu có.

Bát phở nghi ngút khói, có mùi thơm của gia vị, trộn lẫn mùi hành tươi, húng Láng, lát ớt trứng bống (ớt chỉ thiên), hạt tiêu, chanh quả, chút mắm ngon, nếu thích có thể gọi thêm vài chiếc quẩy ăn kèm,… sẽ là món bổ dưỡng cho người thức khuya, người háo nước hay chỉ đơn giản là người thích thưởng thức của ngon vật lạ của đất nước Việt Nam.

Sưu Tầm

Những Đặc Sản Ở Bắc Ninh Nhắc Đến Là Thèm Nếu Đã Từng Ăn

Nếu bạn là người yêu những làn điệu dân ca quan họ, yêu ẩm thực đồng quê bình dị, thân thuộc mà đậm đà tình thương mến thì đừng bỏ qua chuyến du lịch tới vùng quê Kinh Bắc để được thưởng thức những món ngon “khét tiếng” ở nơi này.

Thịt chuột Đình Bảng

Nói đến thịt chuột nhiều người sẽ có cảm giác ghê sợ nhưng ở Đình Bảng đây lại được coi là đặc sản. Tuy không phổ biến như thịt chó, gà hay bò nhưng người dân Bắc Ninh vẫn sử dụng thịt chuột như một loại thức ăn thường ngày. Thậm chí không ít nhà còn bày trong mâm cỗ cưới món đặc sản này.

Trong quan niệm của người dân Đình Bảng xưa kia: “Cỗ Đình Bảng mà không có thịt chuột là không to”. Chỉ một câu nói ngắn gọn như này cũng đủ hiểu món thịt chuột “đặc biệt” với người dân nơi đây ra sao. Và có thể nói cỗ thịt chuột ở Đình Bảng đã đạt tiêu chí nghệ thuật ẩm thực xứ Kinh Bắc ngàn năm văn hiến nên tiếng lành đồn xa là thế.

Ăn chuột nướng trong mùa lạnh ngon nhất.

Thịt chuột đồng có màu trắng và thơm ngon như thịt gà, được sử dụng như một nguyên liệu chính, kết hợp với các phụ gia để chế biến nhiều món ăn từ đơn giản đến cầu kỳ.

Gà Hồ Bắc Ninh.

Từ thịt chuột có thể chế biến được nhiều món ngon khác nhau như món chuột đồng nấu đậu, chuột nấu đông, chuột giả cầy, chuột rán, chuột xào chua ngọt hay sốt cà chua, khiến không ít người phải ứa nước miếng khi các món được bày ra trước mắt. Nhưng có lẽ, ngon nhất và phổ biến nhất vẫn là món thịt luộc ép lá chanh. Người dân Bắc Ninh còn cho rằng ăn thịt chuột rất lành, có công dụng làm giảm đau, liền xương.

Chẳng biết gà Hồ có từ bao giờ, chỉ biết rằng tên tuổi của nó gắn với dòng tranh Đông Hồ thì không ai phủ nhận. Gà Hồ là một trong những món ăn ngon độc đáo của vùng quê Kinh Bắc, bởi lẽ người nuôi gà Hồ luôn coi đây là sản vật quý trong gia đình, người ta chọn làm thịt gà Hồ dâng lên các vị thành hoàng làng vào những ngày lễ lớn.

Những chú gà Hồ được nuôi dân dã tại nhà, chúng mang vẻ đẹp dũng mãnh, đầy sức mạnh, cổ cao chân dài. Có thể nói, gà Hồ có những nét đẹp riêng mà các giống gà khác không thể có được “đầu công, mình cốc, cánh trai”. Để nuôi được những chú gà Hồ to khoảng 3 đến 3,5 kg, bạn sẽ mất tầm khoảng gần 1 năm.

Bún làng Tiền

Thịt của gà Hồ rất dai, thơm ngon, rất ngọt và đậm vị nếu bạn được chiêu đãi món gà Hồ chứng tỏ bạn là một vị khách quý của gia đình họ. Thưởng thức thịt gà hồ ở món nào cũng thấy ngon nhưng ngon nhất, mọi người thích nhất phải kể đến món thịt gà luộc và chấm muối chanh, ắt hẳn bạn sẽ không quên nổi hương vị béo, ngọt của món gà Hồ – một đặc sản nức tiếng của Bắc Ninh.

Là món ăn không thể thiếu trong đời sống của người dân Bắc Ninh. Cỗ chay Đào Xá

Từ lâu, bún đã trở thành món ăn không thể thiếu trong đời sống của người dân Kinh Bắc nói riêng, cả nước nói chung. Mỗi khi thưởng thức món riêu cua, chả nướng… họ đều nhắc tới bún làng Tiền, xã Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh.

Để có được những sợi bún trắng trong, tươi ngon và dẻo dai như vây, người dân làng Tiền phải trải qua biết bao công đoạn phức tạp từ chọn gạo, xay bột, làm chín đến ép qua khuôn tạo sợi, tất cả đều rất tỉ mỉ và công phu.

Để có được mâm cỗ này, người phụ nữ đóng vai trò rất lớn. Bánh tẻ làng Chờ

Đào Xá là một thôn nhỏ thuộc xã Phong Khê của thành phố Bắc Ninh. Nơi đây nổi tiếng khắp gần xa bởi mâm cỗ chay. Không chỉ đơn thuần là các món chay mà cỗ chay Đào Xá có một nét riêng, độc đáo, tất cả các món ăn đều thể hiện sự khéo léo của người con gái làng Đào.

Mâm cỗ chay Đào Xá thường bao gồm: bánh chưng, bánh rợm, bánh rán, bánh cắp, một đĩa giò cắt hình đẹp, 4 bát nấu, 5 bát cháo cái… Tất cả đều làm từ sản vật của nhà nông, mang đến một hương vị tự nhiên, thuần khiết. Trong những món ăn chay nói trên, bánh cắp và cháo cái là hai món chính, không thể thiếu trên mâm cỗ chay này.

Cháo thái Đình Tổ

Ai từng ăn bánh răng bừa (hay còn gọi là bánh tẻ), một thứ quà quê nổi tiếng của thị trấn Chờ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh sẽ không thể nào quên được vị ngọt từ thịt, mùi thơm của hành, cái giòn của mộc nhĩ và sự dẻo thơm của bột bánh.

Bánh tẻ có nơi gọi là bánh lá hoặc bánh răng bừa vì có hình dáng giống cái răng bừa, là loại bánh truyền thống ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Bánh được làm từ bột gạo tẻ, gói ngoài bằng lá dong và được luộc chín.

Bánh tẻ ăn lúc còn nóng vừa có độ giòn lại vừa có vị đậm, vị béo của nhân, nồng nàn của mùi lá, không thể lẫn vào thứ bánh tẻ nào khác được. Bánh khi ăn chấm với tương ớt hoặc nước mắm ớt, tùy sở thích của từng người.

Rượu làng Vân

Mặc dù món cháo thì đâu đâu cũng có và vô cùng phổ biến nhưng đặc trưng và riêng biệt như món cháo thái Đình Tổ (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) thì không có lẽ không nơi nào có được. Cháo thái đã có mặt trong đời sống của người dân Đình Tổ từ lâu đời.

Cháo thái có cách nấu không quá cầu kỳ, gạo được xay nhuyễn rồi trộn với nước vo thành một cục to, nước dùng để nấu cháo thường là nước ninh thịt gà hoặc thịt lợn, khi nồi nước dùng đang sôi trên bếp thì dùng dao thái cục bột thành lát mỏng cho rơi xuống nồi. Khi cháo chín, cho hành hoa, hạt tiêu, mắm, muối vừa ăn,thịt gà, thịt lợn nhừ có trong cháo cùng tất cả gia vị được quyện chung vào nhau tạo nên nồi cháo thái vừa lạ vừa ngon miệng.

Bánh đa Kế

Rượu làng Vân, một thứ đặc sản Bắc Ninh không thể thiếu vào các dịp lễ hội, tết hay làm quà biếu. Rượu được nấu bằng thứ gạo nếp thơm ngon, ngoài ra còn làm bằng sắn khô hoặc tươi, cộng thêm men gia truyền là 35 vị thuốc bắc quý hiếm và nghệ thuật ngâm ủ tài tình của người dân nơi đây.

Rượu uống êm, vị đậm, uống xong có cảm giác lâm li hương vị đặc biệt trong họng và không đau đầu. Khi cầm chai rượu lắc mạnh, ngay lập tức có rất nhiều bọt tăm li ti nổi lên rồi tan dần như pháo bông, pháo hoa.

Tất cả tạo nên nét riêng có của loại rượu mang thương hiệu làng Vân vốn tồn tại từ hàng chục thế kỷ qua, được mọi người trong và ngoài nước biết đến.

Bánh đa Kế là một món ăn bình dị, dân dã nhưng chứa đựng trong đó bao hương vị, đậm đà quê chất Bắc Ninh. Những chiếc bánh đa với hình yên ngựa vàng bóng, vị bùi, thơm mùi lạc, vừng, khoai lang… đã trở thành món quà không thể thiếu đối với du khách đến thăm hoặc chỉ ghé qua Bắc Ninh một lần.

Bánh đa Kế đã trở thành một đặc sản, một món ăn dân dã, bình dị nổi tiếng trong và ngoài nước: Nga, Singapore. Du khách đến đây không chỉ được thưởng thức vị ngon của bánh đa ngay nơi làm ra, mua được bánh đa chính gốc làng nghề về làm quà mà còn được thăm đền Dĩnh Kế (còn gọi là Nghè Cả).

Tuy là một món ăn dân dã nhưng chứa đựng trong đó bao hương vị, đậm đà chất quê.

Ghé Nghệ An Thưởng Thức Đặc Sản Thịt Chuột Yên Thành

Chẳng biết tự bao giờ, món đặc sản thịt chuột đồng được người dân vùng quê lúa chiêm trũng Yên Thành duy trì và gìn giữ cái nghề săn món đặc sản này suốt nhiều đời qua.

Từ tháng 10 âm lịch cho đến lúc tiết trời chuẩn bị sang Xuân, người dân các xã Mã Thành, Đức Thành, Phúc Thành…của huyện Yên Thành lại í ới nhau đi săn chuột đồng. Họ bắt chuột để bảo vệ mùa màng và cũng nhằm mục đích về chế biến thành đặc sản.

Chẳng cần công nghệ tinh vi, với cuốc, thuổng trên tay, lớp trẻ đang học cấp 2, cấp 3 có thể tranh thủ đi săn bắt chuột ở những cánh đồng ruộng lúa đã gặt hái xong. Theo các thợ nghề lâu năm trong làng săn chuột đồng Đức Thành, thời điểm này thịt chuột sẽ săn chắc, béo ngậy và thường dễ bắt vì mùa màng đã gặt hái xong.

Để bắt chuột, theo kinh nghiệm trong nghề là phải chọn được vùng cù lao giữa chiêm trũng để lần theo “dấu vết, con đường” mà chuột đồng thường làm tổ để tổ chức bao vây. Bởi những cù lao là nơi chuột đồng thường trú ngụ, làm tổ “ngủ đông” sau khi mùa lúa chín đã gặt hái xong.

Với công cụ làm nông, mỗi ngày, người dân ở đây có thể bắt được từ 10-30 con chuột đồng trưởng thành, mỗi con có trọng lượng khoảng 500-700g đem về. Mỗi kg chuột đồng, thương lái thu mua với giá tầm 100.000 -150.000 đồng/kg tùy loại.

Mùa hanh hao cũng là thời điểm người dân Yên Thành tổ chức đi săn chuột đồng sau khi xong mùa vụ. Tiếng gọi nhau í ới của người thợ săn, âm thanh lít nhít từ những con chuột bị bắt cho vào lồng khiến cả vùng quê như vào mùa trẩy hội.

Anh Thành (30 tuổi), một thợ săn chuột đồng chuyên nghiệp ở xã Đức Thành cho biết, để bắt được nhiều “chiến lợi phẩm” phải có kinh nghiệm. Bởi dân địa phương ở đây không phải ai cũng biết cách để xác định đúng vị trí chuột ẩn nấp mà phải chọn được vùng đất, vùng tổ của chuột đồng thường lui tới.

“Nhiều năm quê hay có lũ lụt quét qua thì chuột đồng cũng không thể bám trụ được ở bờ cao nên thường dẫn nhau đến những cù lao giữa cánh đồng để trú ngụ. Còn mùa hạn thì dọc mép sông, kênh mương, chuột đến để đào hang, làm tổ để thuận tiện việc kiếm thức ăn là tôm, cá, cua…nên thường chắc thịt. Chuột đồng có thể săn bắt được quanh năm nhưng để chất lượng hơn thì phải từ tháng 10 âm lịch trở đi cho đến áp Tết rồi hết tháng 3 âm năm sau, chuột đồng mới lên hương được.

Bởi mùa này, chuột thường ở lỗ, nằm hang ít đi lại nên con nào cũng to, săn chắc. Và, người đi săn phải đi chân đất, nếu nghe tiếng động nó sẽ chạy ngay.

Chính vì vậy, vào thời điểm gần Tết, người dân ở đây thường hò nhau đi bắt chuột ngoài đồng về chế biến thành món đặc sản phục vụ nhu cầu thực phẩm cho bữa ăn” – anh Thành nói.

Theo tác giả Vũ Bằng trong cuốn “Món lạ miền Nam” đã viết rằng “thịt chuột không phải là thứ ăn chơi ăn bời nhưng là một thực phẩm gia dụng, một món ăn được nhiều người ưa chuộng và ca tụng hơn cả thịt gà, thịt vịt, thịt rừng, thịt chó”.

Còn trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài cũng nói đến món canh cải nấu thịt chuột của cặp vợ chồng này đến nay vẫn còn lưu truyền.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho hay chuột đồng là loại động vật có thể ăn được, thậm chí còn rất giàu dinh dưỡng, không khác gà, lợn, bò… Đây là món ăn lành, không gây dị ứng nếu được chế biến đảm bảo vệ sinh.

Ngược dòng lịch sử, ở Trung Hoa thời Từ Hy Thái Hậu đã dùng thịt chuột bao tử trong lễ chiêu đãi liên quân 8 nước với tư cách là 1 trong 7 món ăn đặc biệt nhất trong số 140 món ăn được giới thiệu suốt 7 ngày đêm.

Dọc dài đường thiên lý Bắc – Nam của nước ta, thịt chuột đồng được truyền tai nhau trong các giai thoại về văn hóa ẩm thực từ xưa tới nay. Và, đây cũng là nguồn thực phẩm được chế biến thành nhiều món ăn sau khi hui trên lửa rơm như: Nướng than hoa, hấp lá chanh, chiên giòn, nấu giả cầy, băm nhỏ xào rim xúc bánh đa…cùng gia vị tiêu, chanh, muối, ớt.

Thậm chí, các tỉnh vùng đồng bằng Sông Cửu Long, họ coi thịt chuột đồng là thứ hàng hóa bán buôn luôn đắt hàng mỗi dịp lễ, Tết được chế biến thành 16 món như xối mỡ, xé phay, khìa nước dừa, kho tàu đến chuột quay lu… Đặc biệt, ở vùng này, thịt chuột được đặt cho cái tên rất tò mò đó là món “Trinh nữ kén chồng” khiến dân nhậu thập phương rất thích thú.

Theo các “đầu bếp làng” có kinh nghiệm chế biến món thịt chuột thì để làm được món ăn độc đáo này cũng lắm công phu. Đó là làm sạch chuột bằng cách bỏ đầu, lột da, bóc bỏ nội tạng và bộ phận bài tiết gồm hạch ở bẹn của hai đùi sau rồi rửa sạch rửa sạch. Tiếp đến dùng tre hoặc trúc chẻ thành que làm gắp nướng trên than củi, thớ thịt chuột sẽ tươm mỡ, cháy xèo xèo.

Còn người dân địa phương cho rằng, từ lâu, huyện Yên Thành từ lâu được nhiều người gắn cho cái mác “dân thịt chuột”, vì nơi đây được xem như vựa lúa lớn nhất tỉnh Nghệ An bởi cứ sau mùa gặt lại kéo nhau ra đồng săn chuột về ăn.

Với người dân Yên Thành, món đặc sản này chưa phát triển thành hàng hóa phổ biến nhưng khi vào dịp cuối Hạ, lập Đông gối vụ, thịt chuột đồng lại râm ran ở khắp làng quê lúa.

Dịp Tết, người dân địa phương cũng thường dự trữ thịt chuột đồng để đưa ra chế biến bày mâm cỗ mời mọi người. Với họ, dịp này cũng là cơ hội để khẳng định nhà mình có “mâm cao cỗ đầy” hay không nếu thiếu món thịt chuột thì chẳng thành đại tiệc trong ngày Tết đến, Xuân về.

Tác giả: Ngọc Thái (Yên Thành, Nghệ An)

Bạn đang xem bài viết Tìm Hiểu Về Đặc Sản Thịt Chuột Ở Đình Bảng , Bắc Ninh trên website Docdaochinhban.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!