Xem Nhiều 3/2023 #️ Thơm Ngon Thịt Băm Gói Lá Nướng Của Đồng Bào Thái Tây Bắc # Top 4 Trend | Docdaochinhban.com

Xem Nhiều 3/2023 # Thơm Ngon Thịt Băm Gói Lá Nướng Của Đồng Bào Thái Tây Bắc # Top 4 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Thơm Ngon Thịt Băm Gói Lá Nướng Của Đồng Bào Thái Tây Bắc mới nhất trên website Docdaochinhban.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Trước khi chế biến món thịt băm gói lá nướng, bà con chuẩn bị các nguyên liệu như thịt ngon, lá để gói (có thể dùng lá dong, lá chuối) và gia vị. Nếu thịt lợn thì chuẩn bị hành lá, hạt tiêu, muối, mì chính và rau thơm. Nếu là thịt bò, hoặc thịt trâu thì chuẩn bị gừng, tỏi, mắc khén (hạt tiêu rừng).

Để chế biến món thịt gói lá nướng, bà con thường chọn thịt lơn vai hoặc thịt thăn của trâu, bò rửa sạch sau đó thái hạt lựu băm nhỏ, không nhuyễn quá, cũng không to quá. Đặc biệt khi chế biến thịt trâu, hoặc thịt bò thường cho thêm một ít thịt ba chỉ lợn băm nhuyễn trộn lẫn để khi nướng không bị khô. Thịt sau khi được băm nhỏ sẽ được trộn với gia vị, cho vào lá gói, có thể gói thành gói hình chữ nhật hoặc cuộn tròn. Với cách gói cuộn tròn lá thì phải dùng nẹp nướng bằng tre trẻ thành 3 thanh nẹp gọn gói thịt.

Gói thịt lợn băm đã nướng chín

“Làm món thịt lợn băm gói lá nướng, ngoài dùng lá dong, lá chuối gói, bà con còn dùng lá dong rừng để gói nướng. Mỗi loại khi nướng chín, thịt sẽ có mùi vị thơm khác nhau. Nếu không có lá người ta có thể chặt ống tre, cho thịt băm vào trong ống rồi đốt. Khi thịt chín trẻ ống tre và lấy thịt ra, ăn rất ngon và thơm”, bà Lù Thị Muôn, một người chuyên làm món thịt lợn băm gói lá nướng để bán cho khách hàng có nhu cầu, ở bản Hẹo, phường Tô Hiệu, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La cho biết.

Thịt lợn băm gói lá nướng được cắt thành miếng vừa ăn

Sau khi đã gói xong, bà con chuẩn bị than củi, tốt nhất là dùng than của cây mạy tạy, mạy hái, 1 loại cây trên núi đá rất cứng và khi đốt củi sẽ có rất nhiều than và lâu tàn. Gói thịt băm được nướng trên than hồng, nhưng phải chú ý để khoảng cách với than vừa phải, không được để gói thịt gần than quá sẽ bị cháy xém, thịt nướng sẽ bị khô, nếu để xa quá thì gói thịt băm sẽ lâu chín. Người chế biến phải kiên trì đảo nẹp gói thịt cho thịt chín đều. Khi thấy gói thịt băm có phần lá chuyển màu, có hương thơm đặc trưng là thịt đã chín và có thể dùng được.

Bà Lù Thị Muôn, ở bản Hẹo cho biết thêm: “Món thịt lợn băm gói lá nướng ăn rất ngậy, nên bà con thường lấy rau cải xanh băm nhỏ chột với thịt rồi gói lá nướng. Khi khách đến mua thích ăn hơn vì thịt lợn băm chộn với rau ăn đỡ ngậy hơn”.

Thịt lợn băm gói lá nướng

Thịt băm gói lá nướng khi chín có mùi thơm của thịt hòa quyện với hương vị lá gói nướng và gia vị , miếng thịt thái ra không vỡ, dính đều, ăn vừa miệng. Nếu gói thịt băm hình chữ nhật thì thái miếng hình chữ nhật, nếu gói thịt cuộn tròn thì thái miếng vừa ăn, có thể ăn nóng với cơm xôi.

Từ xa xưa, đồng bào Thái Tây Bắc thường làm món thịt băm gói lá nướng khi nhà có khách, có cỗ. Đặc biệt là trẻ nhỏ và người già thường được ưu tiên dùng món ăn này. Ngày nay, món ẩm thực thơm ngon này được đưa vào các nhà hàng ẩm thực dân tộc và trở thành món ăn được nhiều người ưa thích. “Món ăn thịt băm gói lá nướng là nóm ăn dân dã của đồng bào Thái.

Thịt lợn băm gói lá nướng trên mâm cơm của đồng bào dân tộc Thái

Hiện nay, món ăn này được đưa vào các nhà hàng ẩm thực dân tộc phục vụ du khách. Và cũng như các sản phẩm thịt khô gác bếp, món ăn này cũng được gia đình tôi, cũng như nhiều gia đình bà con ở đây làm để bán theo nhu cầu của khách hàng. Thấy mọi người khen ngon, chúng tôi ai cũng rất vui”,ông Quàng Văn Chiêu, một hộ gia đình chuyên chế biến các món ẩm thực dân tộc Thái, trong đó có món thịt băm gói lá nướng để bán cho khách hàng ở bản Lầu, phường Chiềng Lề, thành phố Sơn La chia sẻ.

Thịt lợn băm gói lá nướng được bà con người Thái bày bán

Đến với các bản làng người Thái Tây Bắc, hãy nhớ thưởng thức các món ẩm thực dân tộc, trong đó có món thịt băm gói lá nướng để làm đủ đầy hương vị của núi rừng.

Lương Huyền / VOV Tây Bắc

Thịt Băm Gói Lá Nướng

Món thịt băm nướng của người Thái rất đơn giản, nguyên liệu chỉ là phần thịt vai có cả nạc và mỡ, như vậy khi nướng mới không bị khô và có độ thơm ngậy kết hợp với các gia vị đặc trưng, nướng trên than hồng thơm phức thì ăn một lần là ấn tượng.

Cách chế biến cũng không quá cầu kỳ, băm nhỏ thịt ra, gia vị cũng là một bí quyết tạo nên sự ngon của món ăn gồm có: hạt tiêu rừng (mắc kén) để dậy mùi, hành tươi, hành khô vừa đủ để giữ được sự nguyên chất của thịt lợn. Thịt lợn được ướp khoảng 10 phút rồi cho vào lá rong tươi bọc vài lớp, kẹp nướng trên bếp than hoa. Lưu ý nên gói từ 2 đến 3 lá dong để khi nướng thịt không bị bung ra. Khi nướng điều chỉnh lửa than sao không quá to vì khi nướng nước thịt hay bị chảy ra làm cháy lá dong.

Món thịt băm nướng này cũng không thể nhanh chóng mà ăn được, vì nướng trên than hoa, buộc người nướng phải rất khéo léo để sao cho thịt chín đều, vàng ươm, lớp lá rong chỉ cháy khô bên ngoài. Nướng khoảng 30 phút là thịt sẽ chín. Nếu muốn vỏ bên ngoài hơi cháy có thể nướng to lửa lúc cuối. Khi chín thịt vàng đều, róc lá, mùi thơm của các loại gia vị làm nổi bật lên vị ngọt đậm đà của thịt. Món thịt băm nướng rất đơn giản, ấy vậy mà khi ăn sao ngon kỳ lạ, mùi thơm quyến rũ của những gia vị quyện với vị ngọt của thịt cũng làm hài lòng những du khách khó tính nhất. Đặc biệt món này ăn kèm với xôi nếp nương là ngon và đúng vị nhất.

Du khách nếu có dịp ghé qua Mộc Châu có thể thưởng thức món thịt lợn băm nướng lá của người Thái ngon, đậm vị tại các homestay trong bản du lịch cộng động bản Áng hoặc tại nhà hàng Đông Hải nằm ngay trung tâm thị trấn Mộc Châu và có thể thưởng thức thêm các món ăn dân tộc như: gà nướng mắc khén, cá nướng ống tre, gà mọ, cá nướng Pỉnh tộp, …

Mắm Bò Hóc Của Đồng Bào Khmer

Mắm bò hóc của đồng bào Khmer.

Đến thăm nhà người Khmer ở Trà Vinh hay Sóc Trăng thường thấy vài ba lọ mắm vừa để ăn, vừa đãi khách quý. Hầu như trong các món ăn của bà con người Khmer như canh, lẩu, chiên bao giờ cũng được nêm chút mắm này cho dậy mùi. Nhiều người nghiền món ăn này nên chỉ cần cơm trắng với mắm bò hóc cũng thấy ngon miệng vô cùng. Mắm được bằm nhuyễn, chưng với thịt ăn cũng rất tuyệt vời.

Chính vì sự phong phú trong cách chế biến, pha trộn nên mắm bò hóc đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống người dân, từ bát bún quà sáng hay bữa cơm chiều, cả trong mâm cỗ đãi khách quý phương xa. Mắm bò hóc trộn với chanh, đường, tỏi, ớt làm nước chấm cho các món rau luộc, bánh cuốn… đều rất ngon.

Cách làm mắm bò hóc không khó. Cá dùng làm mắm thường là cá linh hay cá lóc. Mùa nước nổi này khi đánh bắt được cá linh, nhiều nhà thường dành ra một ít làm mắm bò hóc để dành. Nếu không có hai loại cá này thì cá nước ngọt như trê hay loại cá da trơn khác cũng có thể làm được, nhưng có lẽ ngon nhất vẫn là cá lóc.

Cá được làm sạch, bỏ đầu, ngâm với muối vài tiếng sau đó phơi thật khô, ướp gia vị đường, tiêu, tỏi… cho thấm. Rửa lại cá một lần nữa bằng nước muối rồi xếp vào chum muối theo tỷ lệ một cá – nửa cơm nguội – một muối. Dùng nan tre cài chặt lại và ủ tiếp khoảng từ 4 đến 6 tháng cho đến khi thành mắm.

Mắm bò hóc ngoài vị ngọt của cá còn có vị béo, bùi của cơm nên mùi không quá gắt. Phía trên lọ bao giờ cũng có một lớp nước sóng sánh vàng như mật, thường được chắt riêng ra để dùng như một loại nước mắm ngon.

Trong các món ăn đậm hương vị mắm bò hóc nhất có lẽ phải kể đến bún bum bò chóc. Nếu một lần được thưởng thức món bún num bò chóc có lẽ khó ai có thể quên được. Nguyên liệu nấu bún gồm cá lóc, mắm bò hóc, trái chúc (giống trái chanh dây nhưng có mùi vị khác), ngãi búng (có mùi giống củ riềng), chút nghệ. Nước lèo được nấu từ cá lóc tươi nguyên và nước mắm bò hóc, nêm các gia vị gồm trái chúc lấy vỏ giã nát cùng ngãi búng và củ sả.

Chỉ cần khi nồi nước dùng sôi là bạn sẽ không thể cưỡng lại được bởi mùi vị đậm đà của mắm, hương thơm của ngải búng, sả và trái chúc… Các nguyên liệu đó hòa cùng với mắm bò hóc làm nên nước lèo có vị ngọt đậm đà, vị chua thanh thanh rất đặc trưng.

Khi ăn, cho bún vào tô kèm với các loại rau như giá, hẹ, bắp chuối, rau thơm… rồi chan nước lèo, thêm miếng chanh và một chút muối ớt. Bát bún ngon chủ yếu ở nước dùng, thơm lừng mùi mắm, quyện với mùi ngải búng và ngọt lịm vị cá. Chỉ cần bưng tô bún ra đã thấy vị giác bị kích thích rồi. Có lẽ vì thế mà bún num bò chóc luôn được coi là đặc sản để những vị khách phương xa một lần tới miền Tây là muốn quay trở lại.

Món Cá Đồng Kho Lá Gừng Non Thơm Ngon

Món cá kho lá gừng non ngon tuyệt vời – Miền Trung mấy hôm nay trời trở lạnh. Hay thật, ở cái xứ chỉ có nắng, gió và cát này tự nhiên năm nay lại lạnh thế không biết! Xem bản tin dự báo thời tiết, thấy quê mình chỉ là cái chấm nhỏ xíu trên tấm bản đồ hình chữ S. Gió mùa đông bắc đang về!

Chiều! Đi làm ngang qua một nhà hàng, mùi lá gừng thơm lừng, làm cho một kẻ xa quê đang nhớ đến cồn cào cái lạnh ngoài Bắc lại thèm được ăn một bữa cơm với cá kho lá gừng non. Một món ăn đặc sệt chất quê, cả cái lá gừng non kia cũng được hái trong vườn nhà và những con cá đồng béo ngậy được vũ thật kỹ, nhừ cả xương…nghĩ đến thôi mà đã thấy thèm rồi.

Để có một nồi cá kho lá gừng cũng đơn giản lắm. Cá dùng để kho lá gừng chủ yếu là cá mè. Những con cá mè trắng tinh và bụng đầy mỡ được làm sạch, cạo sạch máu cho khử mùi tanh. Sau đó được ướp với nước mắm, muối, hành, tiêu, bột ngọt và một chút dầu ăn. Sau đó, ta chọn những lá gừng non, còn tươi ngay trong vườn nhà, cắt khúc 3 – 4 cm, xếp thành một lớp mỏng để ở đáy nồi. Cá sau khi ướp gia vị được đặt lên trên lá gừng. Cho một chút đường nấu lên thành nước màu và đổ vào xâm xấp con cá.

Đun nhỏ lửa cho đến khi sôi khoảng 5 phút, lấy một tấm lá chuối nhỏ đậy lên và vùi vào trong than nóng hay một ít vỏ trấu cho đượm lửa. Khoảng 2h sau, khi nước trong nồi khô hết, nhắc nồi cá lên ta được một nồi cá có mùi thơm của lá gừng, mùi nồng nồng của lá chuối, màu vàng vàng của nước màu.

Những miếng cá lúc này nhìn bên ngoài rất cứng nhưng bên trong xương rệu ra, ăn không sợ bị hóc xương. Ngày ấy, lũ trẻ chúng tôi thích nhất là được ăn cái bụng cá và tất nhiên nó chỉ được dành cho ông bà (người lớn tuổi) hay đứa con út trong nhà, nên chị cả như tôi chỉ dám nhìn cái bụng cá béo ngậy đó mà… “chảy nước miếng”.

Nồi cá kho lá gừng mẹ nấu bằng bếp rạ, từng đám khói lam chiều bay lên từ những mái nhà. Những bữa ăn gia đình ” tứ đại đồng đường” quây quần bên nồi cơm nghi ngút khói. Miếng cá gắp ra đĩa thơm cả mấy gian nhà, nhưng chẳng ai dám gắp. Ai cũng chờ được bố gắp cho một miếng và miếng cá đó được để dành đó cho đến bát cơm cuối cùng. Nếp nhà tôi là vậy.

Bây giờ cuộc sống ngày càng phát triển, những người có điều kiện đi hàng trăm cây số hay thậm chỉ nửa vòng trái đất về tận quê để ăn những món dân dã. Những nhà hàng với các món ăn quê mùa đang ngày càng ăn nên làm ra bởi ai cũng muốn tìm trong đó một chút ký ức.

Phải chăng những hương vị của một thời đói khổ, một thời lam lũ vẫn còn trong máu của mỗi con người và rồi trong mỗi giấc mơ, trong mỗi buổi chiều đông ở một nơi xa xứ, chúng ta thèm đến cồn cào màu khói lam chiều và mùi thơm nồng của nồi cá kho lá gừng – một món ăn dân dã của mẹ ta. Nhớ về quê là tôi lại nhớ đến nồi cá kho lá gừng non ngon tuyệt!

Bạn đang xem bài viết Thơm Ngon Thịt Băm Gói Lá Nướng Của Đồng Bào Thái Tây Bắc trên website Docdaochinhban.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!