Cập nhật thông tin chi tiết về Thịt Chuột Yên Thành Quê Tôi Là Ngon Nhất mới nhất trên website Docdaochinhban.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Cái danh xưng “Yên Thành thịt chuột” ban đầu nghe khó lọt tai, nhưng về sau càng thấy tự hào vì quê mình có món ngon nổi tiếng, được lên ti vi, khắp các báo lớn, báo nhỏ đưa tin, viết bài rầm rộ. Và giờ thì “Yên Thành thịt chuột” đã thành câu cửa miệng của người dân xứ Nghệ khi nhắc đến huyện lúa.
Nói “Yên Thành thịt chuột” là nói chung cho cả huyện, chứ trên thực tế, nhiều xã chỉ là hưởng xái cái tên gọi ấy mà thôi. Bắt chuột có nghề phải về những vùng quê như Đức Thành, Mã Thành, Phú Thành… Như làng Thọ Bằng – Đức Thành, săn chuột đã trở thành truyền thống của nhiều gia đình. Nói như vậy để thấy rằng, có được món ngon cũng phải có nghề, có mẹo chứ không phải ai cũng làm được. Có người chỉ đi săn chuột một buổi đã bắt được năm, bảy chục con, có người rong ruổi cả ngày chỉ bắt được vài ba con lèo tèo.
Chuột nhiều nhất là sau mùa gặt. Lúc này, chuột no và béo vàng nên thường chui vào những lùm cây lớn ở giữa đồng hoặc đào hang ở những bờ ruộng… Khi phát hiện ra nơi ẩn náu của chúng, lấy những cái sọc đan bằng tre hoặc bằng sắt ngụy trang ở các lối mòn mà chuột đi nhiều đã tạo nên, rồi thợ săn dùng rơm khô đốt lửa, un khói ở hang chính, khói cứ thế len lỏi vào khắp cùng hang, ngách, chuột không chịu được khói chạy ra và mắc vào những chiếc sọc. Đối với những con chuột cố thủ trong hang không chịu ra, thợ săn dùng nước đổ ngập hang, chuột sẽ không thở được, ngóc đầu lên, lúc này chúng uống nước no nên rất dễ bắt, người thợ chỉ việc nắm tai lôi nó lên một cách dễ dàng. Để biết những hang, hốc có chuột hay không, chỉ cần gọi thêm một chú chó đi săn cùng. Với khứu giác tuyệt vời của họ nhà chó, chỉ vài giây là chúng có thể xác định cho gia chủ những nơi có chuột trú ngụ. Chuột bắt xong xâu vào những chiếc lạt tre, khi xâu không làm chuột chết, để khi làm thịt chuột được tươi, thơm. Nếu bắt được nhiều thì những người thợ săn bỏ vào lồng sắt mang đi bán cho dân nhậu, hoặc những đại gia sành ăn món “tiểu thỏ”.
Ban đầu, tôi cũng rất ghê, khi được mọi người rủ ăn thịt chuột. Nhưng chỉ sau một lần tôi bị bạn đánh lừa thịt chuột là thịt thỏ, tôi gắp nhầm rồi mê nó đến bây giờ. Mỗi lần về quê không chè chén với bạn bè một chầu thịt chuột xem ra chưa trọn tình, trọn nghĩa. Suốt ngày, ti vi ra rả thịt động vật thối, nội tạng ôi thiu tuồn vào Việt Nam hàng chục tấn, nghe thấy mà cứ thương thương dân mình phải ăn những thứ ấy. Nhưng khổ nỗi có nhiều người mè he, khi nghe người khác kể chuyện ăn thịt chuột thì tỏ ra không hài lòng và kinh tởm. Đó âu cũng là cái biểu hiện quan điểm của từng người. Nhưng tôi đồ rằng, những tín đồ đam mê ẩm thực, nếu một lần được ăn món thịt chuột đồng Yên Thành quê tôi họ sẽ sẵn sàng bầu chọn nó vào tóp ten những món ăn ngon nhất.
Vừa rồi tôi đọc Báo Sài Gòn tiếp thị thấy có hẳn một phóng sự về chuột đồng Yên Thành vào Nam. Thế là “cụ tý” không chỉ là món ngon quê nhà mà bây giờ đã trở thành mặt hàng xuất khẩu làm giàu cho quê hương. Gấp tờ báo vào túi, nhíp một ngụm cà phê, tôi cười tủm tỉm với cái tin đáng mừng cho người dân quê quanh năm úp mặt vào đất, ngửa lưng lên trời.
Nguồn : Phuongnamplus.vn
Ghé Nghệ An Thưởng Thức Đặc Sản Thịt Chuột Yên Thành
Chẳng biết tự bao giờ, món đặc sản thịt chuột đồng được người dân vùng quê lúa chiêm trũng Yên Thành duy trì và gìn giữ cái nghề săn món đặc sản này suốt nhiều đời qua.
Từ tháng 10 âm lịch cho đến lúc tiết trời chuẩn bị sang Xuân, người dân các xã Mã Thành, Đức Thành, Phúc Thành…của huyện Yên Thành lại í ới nhau đi săn chuột đồng. Họ bắt chuột để bảo vệ mùa màng và cũng nhằm mục đích về chế biến thành đặc sản.
Chẳng cần công nghệ tinh vi, với cuốc, thuổng trên tay, lớp trẻ đang học cấp 2, cấp 3 có thể tranh thủ đi săn bắt chuột ở những cánh đồng ruộng lúa đã gặt hái xong. Theo các thợ nghề lâu năm trong làng săn chuột đồng Đức Thành, thời điểm này thịt chuột sẽ săn chắc, béo ngậy và thường dễ bắt vì mùa màng đã gặt hái xong.
Để bắt chuột, theo kinh nghiệm trong nghề là phải chọn được vùng cù lao giữa chiêm trũng để lần theo “dấu vết, con đường” mà chuột đồng thường làm tổ để tổ chức bao vây. Bởi những cù lao là nơi chuột đồng thường trú ngụ, làm tổ “ngủ đông” sau khi mùa lúa chín đã gặt hái xong.
Với công cụ làm nông, mỗi ngày, người dân ở đây có thể bắt được từ 10-30 con chuột đồng trưởng thành, mỗi con có trọng lượng khoảng 500-700g đem về. Mỗi kg chuột đồng, thương lái thu mua với giá tầm 100.000 -150.000 đồng/kg tùy loại.
Mùa hanh hao cũng là thời điểm người dân Yên Thành tổ chức đi săn chuột đồng sau khi xong mùa vụ. Tiếng gọi nhau í ới của người thợ săn, âm thanh lít nhít từ những con chuột bị bắt cho vào lồng khiến cả vùng quê như vào mùa trẩy hội.
Anh Thành (30 tuổi), một thợ săn chuột đồng chuyên nghiệp ở xã Đức Thành cho biết, để bắt được nhiều “chiến lợi phẩm” phải có kinh nghiệm. Bởi dân địa phương ở đây không phải ai cũng biết cách để xác định đúng vị trí chuột ẩn nấp mà phải chọn được vùng đất, vùng tổ của chuột đồng thường lui tới.
“Nhiều năm quê hay có lũ lụt quét qua thì chuột đồng cũng không thể bám trụ được ở bờ cao nên thường dẫn nhau đến những cù lao giữa cánh đồng để trú ngụ. Còn mùa hạn thì dọc mép sông, kênh mương, chuột đến để đào hang, làm tổ để thuận tiện việc kiếm thức ăn là tôm, cá, cua…nên thường chắc thịt. Chuột đồng có thể săn bắt được quanh năm nhưng để chất lượng hơn thì phải từ tháng 10 âm lịch trở đi cho đến áp Tết rồi hết tháng 3 âm năm sau, chuột đồng mới lên hương được.
Bởi mùa này, chuột thường ở lỗ, nằm hang ít đi lại nên con nào cũng to, săn chắc. Và, người đi săn phải đi chân đất, nếu nghe tiếng động nó sẽ chạy ngay.
Chính vì vậy, vào thời điểm gần Tết, người dân ở đây thường hò nhau đi bắt chuột ngoài đồng về chế biến thành món đặc sản phục vụ nhu cầu thực phẩm cho bữa ăn” – anh Thành nói.
Theo tác giả Vũ Bằng trong cuốn “Món lạ miền Nam” đã viết rằng “thịt chuột không phải là thứ ăn chơi ăn bời nhưng là một thực phẩm gia dụng, một món ăn được nhiều người ưa chuộng và ca tụng hơn cả thịt gà, thịt vịt, thịt rừng, thịt chó”.
Còn trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài cũng nói đến món canh cải nấu thịt chuột của cặp vợ chồng này đến nay vẫn còn lưu truyền.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho hay chuột đồng là loại động vật có thể ăn được, thậm chí còn rất giàu dinh dưỡng, không khác gà, lợn, bò… Đây là món ăn lành, không gây dị ứng nếu được chế biến đảm bảo vệ sinh.
Ngược dòng lịch sử, ở Trung Hoa thời Từ Hy Thái Hậu đã dùng thịt chuột bao tử trong lễ chiêu đãi liên quân 8 nước với tư cách là 1 trong 7 món ăn đặc biệt nhất trong số 140 món ăn được giới thiệu suốt 7 ngày đêm.
Dọc dài đường thiên lý Bắc – Nam của nước ta, thịt chuột đồng được truyền tai nhau trong các giai thoại về văn hóa ẩm thực từ xưa tới nay. Và, đây cũng là nguồn thực phẩm được chế biến thành nhiều món ăn sau khi hui trên lửa rơm như: Nướng than hoa, hấp lá chanh, chiên giòn, nấu giả cầy, băm nhỏ xào rim xúc bánh đa…cùng gia vị tiêu, chanh, muối, ớt.
Thậm chí, các tỉnh vùng đồng bằng Sông Cửu Long, họ coi thịt chuột đồng là thứ hàng hóa bán buôn luôn đắt hàng mỗi dịp lễ, Tết được chế biến thành 16 món như xối mỡ, xé phay, khìa nước dừa, kho tàu đến chuột quay lu… Đặc biệt, ở vùng này, thịt chuột được đặt cho cái tên rất tò mò đó là món “Trinh nữ kén chồng” khiến dân nhậu thập phương rất thích thú.
Theo các “đầu bếp làng” có kinh nghiệm chế biến món thịt chuột thì để làm được món ăn độc đáo này cũng lắm công phu. Đó là làm sạch chuột bằng cách bỏ đầu, lột da, bóc bỏ nội tạng và bộ phận bài tiết gồm hạch ở bẹn của hai đùi sau rồi rửa sạch rửa sạch. Tiếp đến dùng tre hoặc trúc chẻ thành que làm gắp nướng trên than củi, thớ thịt chuột sẽ tươm mỡ, cháy xèo xèo.
Còn người dân địa phương cho rằng, từ lâu, huyện Yên Thành từ lâu được nhiều người gắn cho cái mác “dân thịt chuột”, vì nơi đây được xem như vựa lúa lớn nhất tỉnh Nghệ An bởi cứ sau mùa gặt lại kéo nhau ra đồng săn chuột về ăn.
Với người dân Yên Thành, món đặc sản này chưa phát triển thành hàng hóa phổ biến nhưng khi vào dịp cuối Hạ, lập Đông gối vụ, thịt chuột đồng lại râm ran ở khắp làng quê lúa.
Dịp Tết, người dân địa phương cũng thường dự trữ thịt chuột đồng để đưa ra chế biến bày mâm cỗ mời mọi người. Với họ, dịp này cũng là cơ hội để khẳng định nhà mình có “mâm cao cỗ đầy” hay không nếu thiếu món thịt chuột thì chẳng thành đại tiệc trong ngày Tết đến, Xuân về.
Tác giả: Ngọc Thái (Yên Thành, Nghệ An)
Gà Nướng Rơm Đậm Đà Vị Đồng Quê Giữa Thành Phố Hải Phòng
Gà nướng rơm đậm đà vị đồng quê giữa thành phố Hải Phòng
Nhà hàng Sinh thái Đồng quê đã trở thành một thói quen cho những ai muốn thưởng thức những món ăn từ gà- đặc biệt là món gà thui rơm đậm đà hương vị đồng quê. Với nhiều người, thịt gà từ lâu đã trở thành loại thực phẩm quen thuộc trong cuộc sống thường ngày. Từ gà, người ta chế biến ra nhiều món ăn đa dạng như: luộc, rán, lẩu, xào sả ớt…Tuy nhiên ăn lâu dần cũng trở nên nhàm chán. Nắm bắt được nhu cầu của thực khách, Nhà hàng Sinh thái Đồng quê ở số 30/360, Đường Hoàng Quốc Việt, quận Kiến An, TP Hải Phòng đã sáng tạo ra món “Gà nướng rơm”- Một món ăn mang đậm hương vị đồng quê, hấp dẫn, khó quên đối với mỗi thực khách khi có dịp đến nhà hàng và thưởng thức món ăn này.
Không gian thoáng đãng của Nhà hàng Sinh thái Đồng quê.
Nằm sâu trong ngõ, Nhà hàng Sinh thái Đồng quê tách biệt với không gian ồn ào, đông đúc chốn thành thị, mang đến một không gian thoáng đãng, rộng rãi, yên tĩnh cho thực khách. Thực đơn của nhà hàng khá phong phú: từ rươi, ba ba, cá, ếch đến chạch, lươn…Tuy nhiên, món ăn được nhiều thực khách yêu cầu nhất khi đến với nhà hàng vẫn là gà nướng rơm. Anh Nguyễn Văn Vinh- Chủ nhà hàng cho biết: Trong một dịp lên vùng núi, anh được một người bạn là người dân tộc chiêu đãi món gà nướng. Ấn tượng với hương vị món ăn mang lại, anh đã tìm tòi, học hỏi và sáng tạo thêm các loại gia vị, đưa món gà đến với thực khách dưới đồng bằng.
Anh Nguyễn Văn Vinh- Chủ Nhà hàng Sinh thái Đồng quê.
Gà được sử dụng tại nhà hàng là gà quê, ăn thóc để thịt gà dai và ngọt. Trung bình mỗi con chỉ nặng từ 1,5-1,8kg. Nét độc đáo của món gà nướng rơm nằm ở gia vị tẩm ướp, nước sốt và phương pháp nướng. Theo lời anh Vinh, để tẩm ướp gà anh đã dùng tới trên 13 loại gia vị giúp món gà nướng của nhà hàng không lẫn với bất cứ nhà hàng nào khác trên cả nước. Sau khi được tẩm ướp, gà được đặt vào một chiếc đĩa sâu lòng và đưa vào nướng. Có lẽ với bất cứ ai có dịp theo dõi quy trình làm ra món gà nướng rơm tại Nhà hàng Sinh thái Đồng quê sẽ cảm thấy bất ngờ. Không dùng đến những kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại, khu vực bếp nướng được sử dụng những phương tiện hết sức đơn giản, gần gũi với mỗi chúng ta: một tấm tôn, một chiếc kiềng bếp, một chiếc chảo gang sâu lòng, thêm rơm và trấu. Chỉ từng ấy vật liệu tạo nên món gà ăn một lần sẽ nhớ mãi. Đĩa gà sau khi được tẩm ướp đặt trên tấm tôn, phía trên úp bằng chảo gang sâu lòng rồi đặt lên kiềng bếp. Anh Vinh giải thích: Tấm tôn là để chắn cho khói rơm không ám trực tiếp vào gà. Còn chảo gang úp kênh phía bên trên giúp gà chín bằng hơi và để mùi rơm quyện vào gà ở chừng mực nhất định, không để rơm quá nồng mà chỉ thoảng qua, giúp thực khách cảm nhận hương vị đồng quê. Khi bắt đầu nướng, đầu bếp chỉ đốt rơm ở phía dưới kiềng bếp. Khi gà gần chín, đầu bếp đắp cả rơm và trấu đốt bên trên chiếc chảo gang, bên dưới vẫn đốt rơm để hơi nóng bên trên và bên dưới cùng lúc giúp gà chín đều. Sau một lúc thì tro trên nóc chảo được gạt xuống, chỉ ủ ở chân chảo vì nếu ủ tro trên nóc chảo lâu gà sẽ bị cháy. Đối với đầu bếp chuyên nghiệp của nhà hàng, chỉ nghe mùi thơm của gà tỏa ra sẽ đoán biết gà được nướng đã chín hay chưa. Đây cũng chính là một trong những lý do chiếc chảo gang úp ngược trên khay đựng gà được để kênh.
Món gà nướng rơm đậm đà hương vị đồng quê.
Để nướng một con gà mất khoảng thời gian từ 17-20 phút tùy thời tiết. Nếu trời lạnh thì thời gian nướng lâu hơn vì mất thời gian làm nóng khay đựng gà. Anh Vinh cho biết có thời điểm một buổi trưa nhà hàng phục vụ cho thực khách khoảng 20 con gà. Vào buổi tối và nhất là ngày cuối tuần số lượng còn nhiều hơn. Mặc dù phải chờ khá lâu để được thưởng thức xong thực khách nào cũng sẵn sàng vì chất lượng gà sau thành phẩm hoàn toàn xứng đáng với sự chờ đợi ấy. Gà nướng bằng phương pháp này có màu vàng óng bắt mắt, không bị khô, không mất nước, giữ nguyên được chất con gà. Món ăn đặc biệt hợp với những người sợ béo vì hơi chín ép chảy hết mỡ gà ra nhưng nước ngọt của gà vẫn được giữ nguyên trong con gà. Khi chặt thịt gà, người đầu bếp sẽ rưới phần nước trong khay nên thịt gà rất thơm. Chị Hậu ở phường Trần Thành Ngọ, một thực khách lần đầu đến với nhà hàng cho biết: Mặc dù cũng ở Kiến An, nghe tiếng món gà nướng rơm của nhà hàng đã lâu nay chị mới có dịp thưởng thức. Ấn tượng của chị với món ăn đó là thịt gà mềm, dai, ngọt, giữ nguyên hương vị của gà, không có cảm giác bị ngấy hay ngán mỡ. Đặc biệt gà có mùi khói rơm thoang thoảng gợi nhớ cho chị một cảm giác thân thuộc mỗi khi về quê. Giá cả của món ăn cũng khá hợp lý, phù hợp với túi tiền của mọi người. Hơn cả mang lại một món ăn ngon, độc đáo cho thực khách thưởng thức, gà nướng rơm của nhà hàng sinh thái đồng quê đã mang lại những điều dung dị, gần gũi, đưa mỗi người trở về với không gian của vùng quê đồng bằng Bắc Bộ thân thuộc, để chúng ta có những khoảng khắc lắng đọng trong tâm hồn giữa cuộc sống đời thường đầy bộn bề, lo toan./.
Theo Thế Dân – Thảo Nguyên – Lam Giang/skcd
Cách Chế Biến Đặc Sản Chuột Quay Lu Làm Sao Ngon Nhất
Chuột quay lu là một trong những món chuột đơn giản mà dễ làm nhất nhưng lại đem lại vị cực ngon khi thưởng thức nhờ đặc điểm khác biệt khi làm chuột là không phải quay thông thường như quay vịt, quay heo mà là quay chuột trực tiếp trong lu tạo cảm giác cho thịt chuột ngon khác thường
Chuột quay lu là món ăn dân dã thường chỉ được làm để đãi khách quý hay khi có những bữa tiệc lớn tại miền Tây. Để chế biến món chuột quay lu ngon cần phải tốn rất nhiều công sức nhưng vị thịt đậm đà sẽ khiến cuộc vui lúc nào cũng trở nên vui hơn nhiều lần
Nguyên liệu chính của món thịt chuột quay lu cần chuẩn bị là:
4 -5 con chuột đồng loại 1/2 kg/con thường nên chọn chuột cống nhum
1 Lu nước mưa sạch
1 Bó rơm cho vào trong lu
Gia vị hàng ngày muối, đường, nước mắm, hạt nêm……
Rau răm, chuối chát, cà chua, dưa leo, xà lách
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu thì ta tiến hành làm món Chuột quay lu như sau:
Để chế biến món chuột quay lu phải chọn những chú béo múp tốt nhất là nên chọn chuột cống nhum. Làm sạch ruột, cắt móng, rồi tẩm ướp gia vị trong khoảng 15 phút, sau đó móc từng con cho vào lu, vừa quay vừa trở tay. Trong lúc quay, liên tục thêm mỡ, thêm nước gia vị, khoảng một tiếng thì chuột chín. Mở nắp lu, những chú chuột đồng chín vàng, mùi thơm hấp dẫn.
Bày chuột ra đĩa, dùng kèm với muối tiêu chanh, rau răm, chuối chát, cà chua, dưa leo. Kế đến là bưng ra mâm mời mọi người cùng thưởng thức một món đặc sản miền Tây. Món chuột quay lu rất công phu nên chỉ làm ở trong các bữa tiệc miền Tây tại các gia đình có lễ tiệc tự tay làm hoặc một số nhà hàng, quán ăn đặc sản mới làm món này cho mọi người thưởng thức
Bạn đang xem bài viết Thịt Chuột Yên Thành Quê Tôi Là Ngon Nhất trên website Docdaochinhban.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!