Cập nhật thông tin chi tiết về Ngất Ngây Món Lợn Quay Xứ Lạng mới nhất trên website Docdaochinhban.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Người ta nói rằng phải cho các loại gia vị như: Dấm, bột canh, lá mác mật vào trong bụng lợn trước khi đem đi quay thì mới thơm ngon, bổ dưỡng. Từng miếng thịt béo ngậy ngây ngất sẽ mang đến cho bạn những cảm giác không thể nào quên.
Ẩm thực Lạng Sơn là thành tố vô cùng đặc sắc của người dân vùng Đông Bắc với rất nhiều món ăn được chế biến khác nhau, đặc biệt nhất là thịt lợn quay. Thịt lợn quay được dùng để làm vật tế lễ trong một số nghi lễ vòng đời, lễ tết và lễ hội, cũng giống như ở miền xuôi, lợn quay là món không thể thiếu trong đám cưới, tết thanh minh, đi tảo mộ…Trong tết Slíp slí (14 tháng 7 âm lịch) con cháu cũng cúng lên ông bà thịt vịt và lợn quay. Trong ngày hội lồng tồng, mọi người mua lợn quay để mời nhau ăn ngay giữa hội, họ vừa ăn thịt uống rượu, vừa hát sli.
Cũng chính vì vậy mà cách làm lợn quay cũng rất cầu kỳ, cầu kỳ từ khâu chọn lợn đến việc kết hợp gia vị như thế nào là chuẩn nhất. Người Tày, người nùng thường chọn những con lợn khoảng 40 – 50 kg móc hàm, theo người dân ở đây cho biết: Nếu lợn nhỏ quá thì thịt sẽ bị nhão, còn lợn mà to quá thì sẽ khó chín vì thịt dày.
Quá trình quay lợn bắt đầu từ việc chọn lợn, giết mổ, sau khi làm sạch lợn, người ta đem gia vị vào bụng lợn, gia vị gồm dấm, bột canh và 1 thứ không thể thiếu được là lá mác mật. Đây là loại cây gia vị rất quen thuộc, mọc nhiều ở vùng núi Đông Bắc Việt Nam, quả mác mật dùng để ướp với măng làm món chấm thơm ngon, cũng có khi được phơi khô làm gia vị, còn lá mác mật thì được dùng làm vị quay thịt, quay lợn đều rất thơm ngon. Sau khi cho hết gia vị vào bên trong bụng lợn, người làm sẽ khâu lại bằng chỉ để lúc quay ra nước, gia vị cũng không bị chảy ra ngoài.
Sau khi đã chuẩn bị xong xuôi tất cả phần nguyên liệu thì lợn sẽ được đem lên than hồng. Khi lợn vừa nóng, người ta nhấc ra rồi lấy nước ấm rửa qua một lần cho sạch. Tiếp đó, lấy dung dịch mật ong pha nước phết khắp lợn. Dung dịch mật ong này phải vừa đủ, vì nếu đậm quá thì lúc quay bì lợn sẽ bị cháy, còn nếu nhạt quá thì lúc quay bì lợn sẽ không được vàng.
Thời gian quay khoảng chừng 2 – 3 tiếng, tùy vào độ nóng của lửa, độ nóng của than cũng phải được điều chỉnh hợp lý, lúc mới cho lợn vào quay thì than không được quá nóng vì nếu nóng quá lợn sẽ không kịp chín đều. Sau khi quay được chừng 35 – 30 phút, người ta bắt đầu cho than nóng dần lên và để thịt chín từ ngoài vào trong. Để xác định lợn đã được quay chín hay chưa đòi hỏi người làm phải có kinh nghiệm, bởi nếu lợn chưa chín mà nhấc ra thì thịt lợn sẽ bị đỏ, ăn mất ngon; còn nếu để chín quá, thì thịt lợn sẽ bị nhừ.
Cũng bởi sự thơm ngon này mà món thịt lợn quay không chỉ phổ biến ở vùng Tày, vùng Nùng mà bât giờ bất cứ đâu cũng xuất hiện nhiều hơn các cửa hàng lợn quay khắp trong và ngoài nước. Chỉ cần nghĩ những ngày mưa rét mướt, được ngồi quây quần bên bếp than hồng, thường thức từng miếng lợn quay lá mác mật thơm phức, ấm nóng là thấy hạnh phúc lắm rồi.
Cách Làm Món Lợn Quay Lá Móc Mật Chuẩn Vị Lạng Sơn
+ Chọn lá, quả móc mật : chú ý chỉ nên chọn những lá bánh tẻ, vặt bỏ cẫng, sau đó rửa sạch. Quả móc mật thì cho vào nước đun sôi tầm 2-3 phút sau đó xay, giã, băm nhuyễn
Cách sơ chế nguyên liệu:
+ Lợn sau khi mổ sẽ được xuyên cây tre từ đầu đến phía đuôi lợn, sử dụng dây thép để buộc chặt cố định chân trước, chân sau của lợn và bụng lợn, sau đó đóng đinh xuyên qua đầu lợn để giữ chắc lợn trên cây tre, tránh tình trạng lợn bị xoay trong quá trình quay lợn
+ Hành, tỏi, gừng băm nhuyễn, cho vào chảo xào vàng, cho lá móc mật và tương chao, quả móc mật vào đảo đều, cho thêm muối, hạt nêm, hạt tiêu…cho đủ vị, cho thêm một chút nước cho hỗn hợp dễ quện vào nhau.
Sử dụng hỗn hợp mật ong, giấm, nước đã hòa ở trên để lên màu cho lợn, sử dụng khăn sạch để lau sạch sẽ và khô ráo toàn bộ da lợn, sau đó thấm vào hỗn hợp trên và lau đều trên khắp thân lợn, chú ý lau càng mạnh càng tốt. Lợn càng khô ráo thì lên màu càng đẹp (đây gọi là lên màu sống cho lợn, còn bước lên màu chín cho lợn sẽ thực hiện khi lợn đã được quay trên than hồng, sẽ được trình bày ở bước quay lợn)
Bước 3 : Quay lợn
Cần chuẩn bị lượng than lớn trước khi quay lợn, trong quá trình quay chú ý than được gạt nhiều về phía đầu và phía đuôi lợn, không nên để lượng than nhiều bên dưới lợn
Trong quá trình quay lợn để da lợn không bị bể cần sử dụng kim châm lên mình lợn để tạo các lỗ thoát hơi.
Lên màu chín cho lợn : trong quá trình quay lợn, phần da lợn sẽ không vàng đều cùng lúc, phần da lợn nào vàng trước bạn sẽ sử dụng cây dài cùng rẻ sạch thấm dầu ăn rồi phết lên chỗ vàng đó để phần da lợn đó không bị cháy và lợn sẽ vàng đều. Chú ý, không được phết mật ong lên, điều đó làm cho lợn có nguy cơ màu đen là rất lớn
Trong suốt quá trình quay cần giữ than luôn luôn được nóng đều các phía, chú ý là quay đều lợn theo tốc độ từ từ và chỉ quay theo 1 chiều nhất định
Bước 4 : Xác định thời gian lợn quay đã chín
Bình thường, lợn 30-40 kg sẽ được quay trong tầm 2.5 – 3h đồng hồ.
Cách 1: Lợn chín khi da lợn đã vàng đều, nước mũi, nước mắt trào ra, các chân bị nứt hở thịt ra. Khi gõ vào ra lợn sẽ thấy tiếng kêu bộp bộp, nếu lợn vẫn còn sống sẽ thấy tiếng kêu phành phạch. Cách 2: Sử dụng que nhọn để trọc vào phần nách lợn ở chân trước, nếu có nước màu trắng chảy ra thì lợn đã chín, còn nếu nước màu hồng thì lợn vẫn còn sống.
Trổ Tài Làm Gà Tây Nướng Ngon Ngất Ngây
Nhắc đến gà tây, chắc chắn không thể bỏ qua món gà tây nướng trứ danh, không thể thiếu trên bàn tiệc đêm Giáng sinh tại các quốc gia phương Tây. Bên cạnh đó, gà tây còn được chế biến thành nhiều món ngon như: Gà tây quay, gà tây xốt chanh leo, gà tây nhồi thịt đút lò, gà tây hầm khoai lang, gà tây xốt xì dầu, gà tây nướng mật ong… Giờ thì, cùng vào bếp và học cách nấu gà tây ngon đổi vị cho cả gia đình ngay thôi nào!
1 con gà tây
500g khoai tây
500g cà rốt
1 củ hành tây
100g gừng
1 quả chanh vàng
Xì dầu, hạt tiêu, rượu vang đỏ, đường, xốt cà chua, mật ong, dầu ô liu
Chế biến món gà tây nướng
Sơ chế nguyên liệu
Gà tây bạn làm sạch, rồi dùng muối chà xát lên thân gà cho đều rồi rửa sạch lại với nước. Tiếp theo, bạn bỏ phần đầu, phần cổ, chân gà và làm sạch phần bụng gà. Sau đó, dùng khăn giấy lau khô.
Gừng bạn đem gọt, cắt lát mỏng.
Hành tây bóc sạch vỏ, cắt sợi, ngâm với nước lạnh rồi vớt ra để ráo.
Cà rốt và khoai tây bạn đem gọt sạch vỏ, rửa sạch, rồi cắt thành từng miếng vuông.
Chanh vàng rửa sạch và cắt khoanh mỏng.
Bạn cho gà tây vào khay lớn, rồi cho hạt tiêu, xì dầu, rượu vang đỏ, đường, dầu ô liu, xốt cà chua, mật ong, gừng thái lát cùng hành tây cắt sợi vào thịt gà. Dùng tay trộn đều gia vị khắp mình gà. Tiếp theo, bạn ướp gà trong khoảng 3 tiếng để gà ngấm gia vị. Để cách nấu gà tây ngon hơn, bạn nên bọc gà tây lại bằng giấy bạc hoặc màng bọc thực phẩm rồi cho gà vào ngăn mát tủ lạnh để qua một đêm sau đó thực hiện bước tiếp theo.
Sau khi ướp xong, bạn lấy gà ra, cho phần khoai tây và cà rốt cắt khối nhồi vào bên trong bụng gà rồi đặt lên khay nướng. Lưu ý, chỉ cho hơn một nửa cà rốt, khoai tây cắt vào, phần còn lại bạn đem rải đều trên khay nướng cùng với những lát chanh vàng cắt mỏng.
Trước tiên, bạn bật lò ở nhiệt độ 200 độ C trong 10 phút để làm nóng lò. Tiếp theo, bạn đặt khay gà vào nướng khoảng 1 tiếng. Thỉnh thoảng, khoảng 20 phút bạn mở lò nướng, phết mật ong lên trên để gà có được màu vàng nâu óng ánh. Nướng đến khi gà tây chín thì bạn lấy ra và dọn lên để mọi người cùng thưởng thức được rồi đấy!
Nguồn: beptruong.edu.vn
Vây Cá Hồi Chiên Mắm Thơm Ngon Ngây Ngất
Cá hồi được xem là thực phẩm vàng khi chứa nhiều Omega 3, chất đạm, chất béo, vitamin A, D, canxi và nhiều khoáng chất khác giúp sáng mắt và kiến cơ thể khỏe mạnh. Bởi vậy, các phần trên cơ thể cá hồi đều có giá trị kinh tế. Vây cá hồi là một trong những phần có giá trị kinh tế lẫn dinh dưỡng.
Vây cá hồi chiên nước mắm
Nguyên liệu:
Vây cá hồi: 500g
Bột chiên giòn: 150g
Nước mắm ngon
Gia vị: hạt nêm, tiêu, đường, muối
Ớt băm, tỏi băm, gừng băm
Xà lách, cà chua, rau mùi.
Lưu ý: Đối với vây cá hồi, nên chọn mua có có màu cam tươi, vân mỡ trên cá phân bos đều, trắng sáng và có dộ mịn màng, không có dấu hiệu bị thâm đen, không có mùi hôi.
Cách làm vây cá hồi chiên nước mắm
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Vây cá sau khi mua về rửa với nước cho thật sạch hoặc dùng muối chà sát nhẹ nhàn để khử mùi tanh của cá, rồi để ráo nước
Bước 2: Ướp vây cá
Cho vây cá hồi vào tô rồi cho 1 thìa nhỏ hạt nêm, 1 thìa nhỏ tiêu, 1 ít gừng băm vào đảo đều. Ướp khoảng 10-15p cho vây cá thấm đều gia vị.
Bước 3 Chiên vây cá
Cho bột chiên giòn đã chuẩn bị ra đĩa và bắt dầu lăn từng vây cá cho ngấm đều bột.
Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào đun nóng, sau đó cho vây cá vào chiên với lửa vừa. Đến khi vây cá vàng đều, nhanh tay vớt vây cá ra đĩa đã có sẵn giấy thấm dầu.
Bước 4: Vây cá hồi chiên nước mắm
Bắc một chảo khác lên bếp, cho một ít dầu ăn, dầu sôi cho tỏi băm vào phi thơm, tiếp đến cho 2 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh đường, ½ muỗng hạt nêm và ớt băm vào đảo đều, cho đến khi hỗn hợp sền sệt. Sau đó, cho hết phần vây cá đã chiên vào chảo đảo đều đến khi vây cá đủ ngấm gia vị thì tắt bếp.
Cuối cùng, xếp rau xà lách vào đĩa rồi cho vây cá hồi, cùng thêm ít rau mùi là bạn đã xong món vây cá hồi chiên nước mắm cho bữa ăn gia đình mình rồi đấy.
Món vây cá chiên nước mắm có màu vàng đậm, giòn giòn beo béo của vây cá, đậm vị của nước mắm, mùi thơm của tỏi cùng vị cay cay của ớt có thể ăn cùng với cơm trắng hoặc nhâm nhi vai ly bia thì ngon hết xảy.
Bạn đang xem bài viết Ngất Ngây Món Lợn Quay Xứ Lạng trên website Docdaochinhban.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!