Cập nhật thông tin chi tiết về Ngan Hầm Hạt Sen Với Cách Làm Đơn Giản Nhưng Cực Bổ Dưỡng mới nhất trên website Docdaochinhban.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Những món ăn từ thịt ngan luôn có sự bổ dưỡng và thơm ngon nhất định. Trong đó, nhiều chị em thắc mắc liệu có cách nào làm món ngan hầm hạt sen đơn giản mà vẫn đạt tiêu chuẩn ngon – bổ hay không?
Công thức nấu ngan hầm hạt sen đơn giản như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu
Ngan: nửa con
Hạt sen khô: 100gr
Nấm hương khô: 100gr
Dừa tươi: 1 quả
Hành tím: 2 củ
Rau mùi: 1 mớ nhỏ
Gia vị: Muối trắng, rượu trắng, bột nêm, mì chính, dầu ăn.
Cách tiến hành
Bước 1: Sơ chế thịt ngan
Nửa con ngan chị em mua về hãy dùng muối và rượu trắng làm sạch phần da bên ngoài. Như vậy mùi hôi của thịt ngan sẽ bớt đi.
Bước 2: Xào sơ thịt ngan
Cho ngan vào nồi, đun sôi một lúc cho những bọt bẩn nổi lên hết. Đổ thịt ngan ra rổ và rửa lại một lần bằng nước cho sạch hết các bọt bẩn này. Công đoạn này sẽ giúp cho thịt ngan sẽ bớt mùi hôi, thêm phần thơm ngon. Đồng thời, nước hầm cũng sẽ trong và đẹp mắt hơn.
Bắc một chảo to lên bếp với khoảng 2 hoặc 3 thìa dầu ăn. Hành tím khô đem bóc vỏ, rửa sạch, đập dập và băm sơ rồi cho vào chảo dầu nóng phi thơm lên.
Cho ngan vào chảo, đảo sơ qua cho thịt ngan thấm dầu và thêm vào chảo các loại gia vị thông dụng như bột nêm, mì chính. Đun khoảng 2 đến 3 phút để cho gia vị ngấm vào thịt ngan.
Bước 3: Hầm ngan
Cho ngan vào nồi hầm, chế nước sâm sấp mặt thịt ngan và đổ gói gia vị hầm thuốc bắc vào cùng. Đun cho nồi ngan sôi sình sịch rồi hạ lửa nhỏ đun liu riu để hầm.
Bước 4: Sơ chế các nguyên liệu phụ
Nấm hương đem ngâm trong một bát nước ấm khoảng 15 phút. Sau đó đem ra rửa sạch từng chiếc nấm một, đặc biệt là nếu nấm còn chân thì cần cắt bỏ. Rửa kỹ để loại bỏ toàn bộ sạn, bụi bẩn có lẫn trong cánh nấm.
Hạt sen khô cũng dùng nước ấm ngâm trong khoảng nửa tiếng để hạt sen nở và nhanh mềm khi hầm. Đồng thời, đây cũng là bước giúp làm sạch hạt sen nếu như chúng bị bụi bẩn trong quá trình phơi.
Rau mùi đem nhặt bỏ phần lá úa và gốc rễ già. Rửa sạch với nước rồi ngâm nước muối loãng khoảng 5 phút. Vớt ra rồi đem thái thành khúc hoặc thái nhỏ tùy thích.
Bước 5: Hầm hạt sen
Khi nồi thịt ngan đã hầm đủ thời gian khiến cho những miếng thịt ngan chín mềm thì chị em dùng muôi chắt lấy một phần nước hầm sang nồi khác. Cho hạt sen đã ngâm và rửa sạch vào nồi này, hầm cho đến khi hạt sen bở. Thường thì quá trình này sẽ mất khoảng 10 đến 15 phút.
Bước 6: Ngan hầm hạt sen
Đổ nồi hạt sen hầm vào nồi ngan. Đun thêm một chút cho nồi ngan sôi lại. Nêm nếm thêm gia vị cho vừa ăn.
Bước 7: Hoàn thành và thưởng thức
Tắt bếp, cho hạt sen và tiêu bắc vào, đảo đều rồi múc ra bát để thưởng thức. Nếu như ăn một lần không hết thì chị em hãy múc thịt ngan hầm hạt sen ra bát trước rồi hãy cho tiêu bắc và rau mùi vào. Phần nồi hầm còn lại khi nào ăn tiếp thì đun lại rồi cho thêm sau.
Ngoài việc giàu dinh dưỡng thì ngan hầm hạt sen còn có khả năng hỗ trợ điều trị một số bệnh thông thường. Món ăn này thường được sử dụng khi:
Cơ thể bị các chứng hư nhược, dẫn đến tình trạng nóng trong, ra nhiều mồ hôi, đau đầu, chóng mặt, ho khan lâu ngày…
Khi bị mất ngủ trong thời gian dài khiến cơ thể mệt mỏi, đuối sức…
Cách Làm Món Chân Giò Hầm Hạt Sen Ngon Bổ Dưỡng Cho Gia Đình
Các món canh được làm từ chân giò hầm mềm ngon và bổ dưỡng luôn là lựa chọn hàng đầu của nhiều bà nội trợ. Món chân giò hầm hạt sen chứa nhiều chất dinh dưỡng, thích hợp để bồi bổ cho cơ thể.
Nội dung bài viết
Chân giò hầm hạt sen – món ăn bổ dưỡng
Chân giò là một loại thực phẩm có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Trong chân giò có chứa chất cao, loại chất này khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ giúp cho các tế bào da giữ được thủy phân, khiến da luôn căng mịn và tươi trẻ. Món chân giò hầm hạt sen là sự kết hợp của 2 nguyên liệu vô cùng bổ dưỡng. Món ăn có hương vị ngọt lành thanh mát, thích hợp để bồi bổ cho những người ốm hoặc sức khỏe bị suy nhược.
Thành phần chính có chứa hạt sen -loại hạt giúp hỗ trợ điều trị tình trạng mất ngủ. Giúp cho người dùng có giấc ngủ ngon và sâu hơn. Vì vậy món chân giò dùm heo không chỉ phù hợp với những người ốm mà còn rất phù hợp với ai thường xuyên mất ngủ.
Nguyên liệu làm Chân giò hầm hạt sen
1 cái giò heo
2 củ cà rốt
5g nấm đông cô hoặc nấm hương khô
100g hạt sen tươi
Hành ngò
Gia vị: nước mắm, muối, hạt nêm, đường.
Cách làm chân giò hầm hạt sen
Cách làm chân giò hầm hạt sen bằng nồi áp suất
Dùng dao cạo sạch phần lông trên giò heo. Sau đó dùng một ít muối để chà sát giúp khử mùi hôi của giò heo, rửa sạch giò heo với nước. Sau khi rửa sạch, chặt giò heo thành các miếng nhỏ vừa ăn.
Phần móng heo thì cho vào chân qua với nước sôi để loại bỏ mùi hôi và bụi bẩn. Sau khi trần qua khoảng 1 phút thì vớt ra và để vào thau nước đá. Sau hai phút thì vớt giò heo ra và rửa sạch rồi để cho ráo nước.
Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác
Đem các nguyên liệu hành ngò, cà rốt đi rửa sạch. Hành ngò thì cắt nhuyễn, cà rốt gọt bỏ vỏ và cắt khoanh. Còn nấm hương khô thì bạn đem ngâm khoảng 30 phút với nước ấm. Sau đó mang đi rửa sạch nhiều lần rồi cắt phần chân nấm bỏ đi.
Đối với hạt sen nếu bạn mua hạt sen tươi thì chỉ cần tách vỏ và tim rửa sạch là được. Còn nếu bạn mua hạt sen khô thì để hạt sen nở đều bạn cần phải ngâm trong nước tầm 2 tiếng. Sau đó thì đem đi luộc sơ qua với mước trong khoảng 20 phút.
Ở bước này chúng ta sẽ ninh giò heo đã sơ chế ở bước 1. Các bạn cầm ninh trong khoảng 30 phút bằng nồi áp suất để cho giò ra nước ngọt và mềm hơn không bị giai.
Sau khi ninh được 30 phút thì tiến hành cho 1 muỗng hạt nêm và 1 muỗng muối sau đó khuấy đều lên. Tiếp tục cho cà rốt vào để hầm cho chín. Sau đó cho nấm hương và hạt sen vào nuôi. Nêm thêm 2 muỗng hạt nêm, muối và đường mỗi loại 1 muỗng và ½ muỗng canh nước mắm vào nồi và khuấy đều lên. Cuối cùng là cho hành ngò vào rồi tắt bếp.
Cách làm món chân giò hầm hạt sen, táo đỏ
Ngoài cách nấu chân giò hầm hạt sen bằng nồi áp suất bạn cũng có thể nấu món chân giò hầm hạt sen và táo đỏ. Về nguyên liệu sử dụng để nấu món ăn này không khác gì so với cách làm ở trên các bạn chỉ cần chuẩn bị thêm một ít táo đỏ. Các bước được thực hiện như sau:
Tiến hành sơ chế giò heo và các nguyên liệu khác như chúng tôi đã chỉ dẫn tại bước 1 và bước 2 trong cách làm chân giò hầm hạt sen bằng nồi áp suất.
Ở đây bạn cũng sử dụng nồi áp suất để ninh chân giò trong khoảng 20 phút. Sau khi thấy thịt chân giò đã như thì cho hạt sen, nấm hương và táo đỏ vào hầm chung. Nêm nếm gia vị sao cho vừa miệng.
Cuối cùng là cho hành ngò vào. Vậy là bạn đã hoàn thành món chân giò hầm hạt sen táo đỏ ngon và bổ dưỡng rồi.
Yêu cầu sau khi hoàn thành chân giò hầm hạt sen
Chân giò rồi mà xem sau khi hoàn thành sẽ có nước dùng canh ngọt hấp dẫn. Phần giò heo mềm béo, kết hợp với hương vị nấm hương dai dai và vị bùi bùi của hạt sen. Làm nên món ăn vô cùng ngon miệng và khiến nhiều người yêu thích. Để tăng thêm khẩu vị bạn có thể dắt thêm chút tiêu và thái một ít ớt nhỏ để ăn cùng.
Sự hòa quyện của giò heo mềm và như kết hợp với hạt sen có vị bùi và bở. Mang lại cho chúng ta một món ăn vô cùng bổ dưỡng, rất thích hợp trong thời điểm giao mùa.
Cách bảo quản món chân giò hầm hạt sen
Món chân giò hầm hạt sen mang lại nhiều chất bổ dưỡng và ngon nhất khi thưởng thức còn nóng. Tuy nhiên, chúng tôi cũng sẽ giới thiệu cho bạn đọc cách để bảo quản món chân giò hầm hạt sen khi sử dụng không hết.
Bạn có thể cho chân giò hầm hạt sen vào trong một tù còn lắp đấy. Sau đó đậy nắp kín và bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh. Với cách này bạn có thể bảo quản món ăn trong 3 đến 4 ngày.
Ngoài cách này mà cũng có thể bảo quản món ăn ở trong nhiệt độ phòng, tuy nhiên cách này chỉ có thể bảo quản trong vòng 1 đến 2 ngày nếu thời tiết lạnh. Còn trong điều kiện thời tiết nắng nóng thì chỉ có thể ăn trong ngày.
Công dụng của món ăn chân giò hầm hạt sen
Chân giò hầm hạt sen là một món ăn vô cùng buồn. Món ăn này có công dụng giúp người biếng ăn kích thích sự thèm ăn. Đồng thời hỗ trợ tiêu hóa, bồi bổ âm dưỡng và dưỡng huyết. Đối với những người vừa mới thực hiện phẫu thuật, cơ thể đang trong tình trạng suy nhược thì món ăn này vô cùng bổ ích.
Ngoài ra đối với phụ nữ sau sinh, cũng nên sử dụng món chân giò hầm hạt sen để bồi dưỡng cho cơ thể. Không những vậy món ăn này còn giúp cho cơ thể có sức đề kháng cao. Giúp cơ thể ngăn ngừa và phòng ngừa các loại bệnh cảm cúm. Đối với những người thường xuyên mất ngủ, có thể ăn món ăn này 1 tuần 2-3 lần sẽ thấy tình trạng mất ngủ được cải thiện đáng kể.
Hướng Dẫn Cách Làm Chân Gà Hầm Hạt Sen Ngon Bổ Dưỡng Lợi Sức Khỏe
Chân gà hầm hạt sen
Món chân gà hầm hạt sen có cách làm đơn giản, dễ thực hiện nên ai cũng có thể làm được nếu chú ý và khéo léo.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Để nấu được món chân gà hầm hạt sen ngon chuẩn vị, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu sau:
Chân gà: 5 đôi
Hạt sen: 50 gram
Nấm hương: 25 gram
Hành khô: 2 củ
Gừng tươi
Rau mùi và hành lá
Các gia vị cần thiết khác như hạt nêm, nước mắm, dầu ăn và hạt tiêu…
Những lưu ý khi mua nguyên liệu
Để món chân gà hầm hạt sen có vị tươi ngon, bổ dưỡng, khi mua các nguyên liệu các bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
Chân gà: Tốt nhất sử dụng chân gà ác, chân gà ác có nhiều giá trị dinh dưỡng hơn các loại chân gà khác. Loại chân gà này khi hầm hạt sen sẽ tạo ra món ăn ngon và giàu dinh dưỡng. Ngoài ra, chân gà ác có vị thơm đặc biệt, nên món ăn cũng sẽ hấp dẫn hơn.
Bạn nên mua chân gà tươi, gà vừa làm thì khi nấu sẽ ngon hơn chân gà đông lạnh. Nếu không có chân gà tươi, bạn cần chọn loại chân gà đông lạnh rõ nguồn gốc xuất xứ để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Hạt sen hầm chân gà nên chọn loại hạt sen già đã được phơi khô, không nên sử dụng hạt sen còn non. Bởi nếu hạt non khi hầm dễ bịt nát, khi ăn cũng không có vị bùi thơm ngon như loại hạt sen già.
Bước 1: Sơ chế chân gà
Chân gà khi mua về đem rửa sạch, cạo sạch phần da mỏng bên ngoài và cắt phần móng gà còn sót lại.
Để khử sạch mùi hôi của chân gà, đem ngâm chân gà đã làm sạch vào nước muối loãng khoảng 20 phút, bạn có thể thêm chút rượu trắng để chân gà có mùi thơm.
Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác
Hạt sen đem rửa sạch, ngâm nước ấm khoảng 30 phút. Ngâm hạt sen trong nước ấm sẽ giúp hạt sen nhanh chín và khi ăn hạt sen bở hơn.
Hành khô loại bỏ rễ, bóc sạch vỏ, đập dập rồi băm nhỏ.
Gừng tươi rửa sạch, cạo sạch vỏ, rồi thái thành các sợi nhỏ.
Rau mùi và hành lá thì loại bỏ lá úa, nhặt sạch gốc, rồi rửa sạch, sau đó thái thành khúc nhỏ.
Bước 3: Ướp chân gà với các gia vị
Đem chân gà đã được đập dập cho vào tô, thêm nước mắm, hạt tiêu, một nửa hành khô, hạt nêm vừa đủ và một chút hạt tiêu xay.
Đảo đều để chân gà ngấm đều các gia ại. Ướp chân gà khoảng 30 phút để các gia vị ngấm đều trước khi tiến hành nấu.
Bước 4: Hầm chân gà với hạt sen
Chuẩn bị một chiếc nồi, sau đó cho nồi lên bếp đun đến khi nồi nóng thì cho chút dầu ăn vào.
Đợi khi dầu sôi, cho hành khô, gừng vào đảo đều, khi có mùi thơm thì cho phần chân gà đã được ướp vào đảo thật đều tay.
Bạn nhớ đun nhỏ lửa để chân gà không bị cháy. Đảo đều tay đến khi chân gà săn lại thì thêm khoảng 650 ml nước vào nồi, bạn có thể đổ lượng nước ít hơn. Tuy nhiên, đổ nước ngập chân gà là tốt nhất, sau đó hầm nhỏ lửa.
Hầm chân gà được 15 phút thì cho hạt sen, nấm hương đã được sơ chế vào nồi, hầm đến khi các nguyên liệu chín thì tắt bếp. Thêm các gia vị sao cho vừa ăn, khuấy thật đều là được.
Bước 5: Hoàn thành và thưởng thức
Bạn múc chân gà hầm hạt sen ra tô, thêm chút hành tươi và rau mùi đã được thái nhỏ. Vậy là bạn đã có món chân gà hầm hạt sen thơm ngon đậm đà chuẩn vị rồi.
Cũng khá giống với chân gà hầm lá ngải cứu. Chân gà hầm hạt sen không chỉ là món ăn thom ngon bổ dưỡng mà còn mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cụ thể như sau:
Món ăn có tác dụng chữa chứng mất ngủ nhờ thành phần glucozit và một số chất kiềm có trong hạt sen. Những chất này có tác dụng an thần, giúp người dùng dễ ngủ, ngủ sâu và ngon giấc hơn.
Chân hà hầm hạt sen mang đến bài thuốc chữa và giảm các vấn đề đau nhức xương khớp.
Tăng cường sinh lực và sức khỏe khi sử dụng chân gà hầm hạt sen đúng cách và thường xuyên.
Chân gà hầm hạt sen còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm huyết áp, giúp xương chắc khỏe, tăng cường bổ sung các dưỡng chất thiết yếu có lợi cho cơ thể.
Cách Làm Đuôi Bò Hầm Sả Đơn Giản Nhưng Đậm Đà Khó Quên
Đuôi bò hầm sả có mùi thơm đặc trưng của sả cùng vị ngọt bùi của xương, lớp thịt bên ngoài mềm mềm vô cùng hấp dẫn. Không những vậy, món ăn này còn mang lại giá trị dinh dưỡng cao nên có thể nấu cho người mới ốm dậy hay mẹ sau sinh cũng rất hợp lý.
Không chỉ giàu dinh dưỡng mà đuôi bò cung cấp nhiều protein, khoáng chất và collagen nên tốt cho xương, chống lão hóa và làm đẹp da, đẹp tóc… Vì thế, làm đuôi bò hầm sả chiêu đãi cả nhà để vừa có bữa ăn ngon, tốt cho sức khỏe lại còn làm đẹp nữa thì ngại gì mà không làm.
Chuẩn bị nguyên liệu
Để làm đuôi bò hầm sả, các bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:
Đuôi bò: 1kg
Ớt: 2 trái
Sả: 3 – 4 cây
Cà chua: 2 quả
Hành lá: vài nhánh
Các loại gia vị: Hạt tiêu, hạt nêm, nước mắm, mì chính…
Các bước làm đuôi bò hầm sả
Bước 1: Sơ chế đuôi bò
Sơ chế đuôi bò bằng cách cạo sạch lông, sau đó lấy một chút muối trắng chà xát lên đó và uớp trong khoảng 15 phút để bay bớt mùi hôi. Rửa sạch đuôi bò với nước rồi đem ra chặt thành từng khúc khoảng 3 – 4cm.
Cà chua đem bỏ cuống, rửa sạch rồi dùng dao thái thành từng múi cau, sau đó đem xào chín.
Sả và ớt bỏ cuống rồi rửa sạch.
Hành lá nhặt bỏ rễ, cọng già rồi đem rửa sạch, để ráo nước.
Bước 3: Tiến hành nấu đuôi bò hầm sả
Các bạn lấy một cái nồi dùng để hầm cho vào đó 1,5 – 2 lít nước sạch, sả và đuôi bò đã sơ chế vào.
Tiếp đến, cho cà chua đã xào chín vào nồi, thêm một chút hạt nêm và hành lá vào rồi tắt bếp. Nếu muốn ăn cay, các bạn có thể cắt vài lát ớt vào rồi múc ra bát và thưởng thức.
Món đuôi bò hầm sả đúng chuẩn là phần nước dùng đậm đà, ngọt thanh, màu trong và có mùi thơm đặc trưng của sả, vị ngọt ngọt chua chua của cà chua.
Màu của nước dùng trông vô cùng đẹp mắt và hấp dẫn với màu đỏ của cà chua, màu trắng của thịt, thêm chút sả vàng vàng nữa.
Miếng đuôi bò không cứng mà mềm mềm, giòn giòn ăn thực sự kích thích vô cùng. Có thể ăn cùng với cơm trắng hay bún đều rất ngon.
Khi chế biến đuôi bò hầm sả, các bạn cần chú ý một số vấn đề sau:
Để cà chua nhanh mềm có thể cho thêm chút hạt nêm trong quá trình xào.
Khi cạo lông đuôi bò, nên làm nhẹ nhàng mà không quá vội vàng vì dao lam sắc sẽ gây tổn thương cho bạn. Nếu không muốn làm thì có thể nhờ người bán làm cho để tiết kiệm thời gian sơ chế.
Ngoài dùng muối, các bạn có nhiều cách khác để làm sạch đuôi bò như hỗn hợp gừng và rượu trắng.
Đối với nguyên liệu để chế biến, nên lựa chọn loại tươi mới để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như món ăn thêm đậm đà, hấp dẫn.
Trước khi hầm, các bạn nên trần đuôi bò một lần với nước sôi để phần nước dùng không bị hoi.
Có thể hầm đuôi bò bằng nồi áp suất để tiết kiệm thời gian và thịt được mềm ngọt hơn.
Bạn đang xem bài viết Ngan Hầm Hạt Sen Với Cách Làm Đơn Giản Nhưng Cực Bổ Dưỡng trên website Docdaochinhban.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!