Xem Nhiều 3/2023 #️ Món Cá Nhảy Tây Bắc Là Gì? Có Thật Sự Đáng Sợ Không? # Top 3 Trend | Docdaochinhban.com

Xem Nhiều 3/2023 # Món Cá Nhảy Tây Bắc Là Gì? Có Thật Sự Đáng Sợ Không? # Top 3 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Món Cá Nhảy Tây Bắc Là Gì? Có Thật Sự Đáng Sợ Không? mới nhất trên website Docdaochinhban.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Miền Tây Bắc là vùng đất nức tiếng trứ danh với các món đặc sản như: Thịt trâu gác bếp, cá nướng than hồng, lạp sườn gác bếp…Nhưng bên cạnh đó, sẽ có 1 món ăn khiến bạn phải dè chừng đó là món Cá nhảy Tây Bắc

Cá nhảy tây bắc là gì là một món ăn từ các con cá nhỏ sống, đã được lọc sạch nội tạng phần bụng cá và ngâm muối để đảm bảo sát khuẩn sạch sẽ.

Đó là khái niệm chính xác cho món cá nhảy mà hiện tại đã bị nhiều người hiểu lầm. Để chế biến được món này thì người làm phải thật kì công từ chọn cá, làm sạch và thái nhỏ. Ý tôi không phải đang ví với món sashimi cá hồi của Nhật Bản mà nó chỉ là món cá sống và đã được làm sạch và tên chính xác theo tiếng thái là “Cỏi Câng” tiếng phổ thông là “Gỏi Cá Tươi”

Cụm từ “cá nhảy” được biết đến kể từ khi trên mạng xã hội phát tán những clip mang tính câu view. Điều này làm nổi lên món cá nhảy Tây Bắc đang được nhiêu người quan tâm.

Tôi đã xem những clip như vậy của các anh thanh niên hay các chú lớn tuổi, cá đã không được chế biến kĩ thậm chí vẫn đang bơi trong chậu nước và thậm chí là cá to bằng cổ tay vậy. Đó là món ăn mà tôi cho rằng không hợp vệ sinh và làm mất đi món truyền thống của dân tộc Thái là “Cỏi Câng”

Sự thật đằng sau món Cá nhảy Tây Bắc

Cá nhảy Tây Bắc thật sự là một món ăn đã bị biến tấu từ món Gỏi Cá Tươi, làm mất đi tính mĩ quan và món ẩm thực của Dân Tộc Thái Tây Bắc. Để được thưởng thức món Cỏi Câng thật sự thì không hề khó, rất đơn giản nhưng vô cùng nhiều việc.

Để chế biến được món cỏi câng đúng vị và hợp vệ sinh, bạn phải làm những bước sau

Chẳng phải những con cá to mà cũng chẳng phải là những con cá đnag nhảy tanh tách. Bạn cần chọn những con cá nhỏ to bằng ngón tay út, đây là tầm lứa cá ít xương và giòn, sẽ không gây sát thương trong quá trình ăn

Cá nhỏ thường sẽ đảm bảo vệ sinh hơn cá lớn và dễ loại bỏ chất bẩn hơn

Sau khi chọn được cá, bạn cần làm sạch cá bằng cách mổ sạch và lấy hết nội tạng của cá ra, làm sạch vảy cá, cắt bỏ phần mang cá, thái thành miếng nếu cá to, ngâm qua muối khoảng 15 phút. Sau đó vớt cá để khô

Bước 3: Chế biến món nước dùng.

Nước dùng thường được chọn các loại nước cất của mang có vị chua, để khử bớt mùi tanh của cá, một ít các loại rau thơm, muối, ớt…

Sau khi đã làm sạch cá và chế biến xong nước dùng, bạn chỉ cần đổ nước dùng ra bát và bỏ các miếng cá đã được thái vào bát trộn đều và có thể thưởng thức ngay món Gỏi Câng nổi tiếng nơi đây

Khuyến cáo: Món này không dành cho trẻ em và người có tiền sử về ngộc độc thực phẩm

Gà Ác Tiềm Thuốc Bắc Có Thật Sự Bổ? (Phần 1)

GÀ ÁC TIỀM THUỐC BẮC

Món canh gà ác tiềm thuốc bắc là một món ăn quen thuộc với chúng ta. Ai cũng được nghe nói ăn món này bổ lắm nhưng nếu hỏi kĩ là bổ cái gì, bổ như thế nào thì hầu như chỉ nhận được câu trả lời chung chung là bổ máu, tăng sức khỏe.

Nhân đây Duy tôi xin mạn phép phân tích dược tính từng vị thuốc trong món canh bổ dưỡng này để mọi người hiểu rõ và áp dụng tẩm bổ cho người bệnh chứ không thôi cứ thấy người mệt mệt lại đi nấu, mua canh gà ác tiềm thuốc bắc thì có lúc lại nguy hại. Phần kiêng kỵ này tôi sẽ trình bày sau để mọi người nắm rõ.

Đây là công thức nguyên bản của món canh gà ác tiềm thuốc bắc:

Sâm hoa kỳ 8g

Bắc hoàng kỳ 20g

Đương quy 12g

Xuyên khung 6g

Bạch chỉ 8g

Đỗ trọng 12g

Thục địa 16g

Hoài sơn bắc 12g

Ngọc trúc 12g

Kỉ tử 6g

Nhãn nhục 6g

Táo tàu 5 trái

Gừng tươi 3 lát

Phân tích dược tính:

1. SÂM HOA KÌ

Sâm hoa kì cũng là nhân sâm thuộc nhóm bổ khí nhưng khác với Sâm Hàn quốc ở chỗ không mãnnh liệt và nóng táo mà bình hòa ôn bổ, chính vì tính bình nên được chọn làm món canh ăn mỗi tuần để không bị nóng như khi dùng Sâm Hàn quốc.

Là vị thuốc vi quân chủ dược (vị thuốc chính yếu) trong bài thuốc, có tác dụng bổ nguyên khí, kiện tỳ (mạnh tiêu hóa), ích vị ( bổ dạ dày), nâng cao khí lực cho cơ thể, thúc đẩy quá trình hấp thu dinh dưỡng trong đường tiêu hóa, tăng quá trình trao đổi chất cho cơ thể, từ đó có tác dụng bổ tổng trạng.

Tuy nhiên vị thuốc này tương đối mắc, nên ngoài thị trường thường thay thế Đảng Sâm với lượng gấp đôi, nhưng chắc chắn xét về công dụng bổ tổng trạng thì không bằng. Xin nói thêm là ngoài họ Nhân Sâm ra thì các loại dược liệu khác có tên sâm như Đảng Sâm, Lộ Sâm, Đan Sâm, Sa Sâm, Sâm Đất, Sâm Cuốn Chiếu, Sâm Cau… đều không có tác dụng bổ “Nguyên khí”. Đây chính là điểm mấu chốt tại sao Nhân Sâm lại đứng đầu trong các vị thuốc bổ.

2. BẮC HOÀNG KỲ:

Công dụng:

Là vị thuốc bổ khí đứng đầu trong nhóm thuốc bổ trong Đông y, vị ngọt hơi ôn ( hơi nóng),có tác dụng bổ khí thăng dương(trị sa nội tạng), ích vệ cố biểu (tăng khả năng chống chọi với ngoại cảm tà khí), tác dụng chính là tăng cường khả năng miễn dịch, thúc đẩy quá trình chuyển hóa trong cơ thể, làm mạnh các nhóm cơ nâng nên trị sa tử cung, sa dạ dày, trĩ rất tốt, ngoài ra còn có tác dụng hạ áp, trị lở loét.

Ngoài thị trường thường dùng vị Hoàng kỳ (không có chữ Bắc) nhỏ hơn, nhưng chất lượng không bằng.Nếu đã mua nguyên liệu nấu gà ác tiềm nên chọn Bắc Hoàng Kỳ để có tác dụng bồi bổ tốt nhất.

3.ĐƯƠNG QUY

Đương quy là vị thuốc được dùng để bổ máu nhiều nhất trong Đông y, là vị thuốc bổ tốt nhất cho phụ nữ, vị đắng cay, mùi hăng, mùi của Đương quy làm nhiều người không dùng được canh gà ác tiềm thuốc bắc, nên nếu muốn nấu canh gà tiềm cho dễ ăn thì dùng lượng ít.

Tác dụng của Đương qui là bổ huyết, hoạt huyết (giúp máu lưu thông tốt hơn), chỉ huyết (cầm máu), là vị thuốc chủ dược để bổ huyết điều kinh cho phụ nữ, trị ứ huyết bầm dập, giảm đau sau phẫu thuật, cải thiện tuần hoàn não, tăng hồng cầu, giảm loét dạ dày…

Trong phạm vi bài canh bổ này thì Đương quy đóng vai trò bổ máu, tăng nhanh phục hồi hồng cầu sau phẫu thuật hay các bệnh làm giảm hồng cầu khác như ung thư, nhiễm sán, suy dinh dưỡng…. Lưu ý là phải xài Đương quy loại tốt, thường thì nguyên củ rồi cắt ra, tránh trường hợp mua dạng lát ép mỏng sẵn, nhìn to, đẹp nhưng thực chất tác dụng không bằng và thậm chí đã bị chiết xuất.

4. THỤC ĐỊA

Thục địa là vị thuốc dùng để bổ thận rất được các vị Lương y tin dùng, nó có vị ngọt đắng, có tác dụng bổ thận âm, dưỡng tinh, ích tủy, có tác dụng ức chế miễn dịch kiểu corticoid nhưng không làm teo vỏ thượng thận ( kiểu kháng viêm giảm đau không gây tác dụng phụ như thuốc tây). Trên lâm sàng thường được dùng trị bệnh huyết hư (thiếu máu), kinh nguyệt không đều, trị các chứng thận âm hư như đau lưng, mỏi gối, ù tai, nóng trong xương, tóc bạc, da khô nhợt nhạt.

Vị Thục địa dùng trong món canh bổ gà ác tiềm thuốc bắc nhằm phối hợp với các vị thuốc bổ khí huyết khác giúp cơ thể bệnh nhân mau chóng phục hồi, bổ máu và tăng sức. Tuy nhiên theo phương pháp bào chế của Đông y, củ Sinh địa phải được tẩm rượu, thêm Sa nhân, Trần bì, Gừng “cửu chưng, chửu sái” (chưng và phơi 9 lần) thì mới cho ra Thục địa. Ngoài thị trường, để tăng lợi nhuận, người bán thường chỉ chưng có 1 lần đem phơi rồi bán luôn dẫn đến tình trạng có cái hình mà không có công dụng bồi bổ và còn làm tiêu chảy nữa.

5. HOÀI SƠN BẮC:

Hoài sơn bắc có vị ngọt, tính bình, có công dụng ích khí dưỡng âm, bổ tỳ phế thận. Là vị thuốc bổ cho tiêu hóa rất tốt vì có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, có tác dụng kích thích tiêu hóa nên dùng cho người bệnh, kém ăn, trẻ em suy dinh dưỡng, bệnh nhân tiểu đường rất tốt. Vị thuốc này thường được chọn nấu gà ác tiềm thuốc bắc vì ăn luôn xác được và ăn rất ngon.

Tuy nhiên Hoài sơn bắc lại là vị thuốc bị làm giả nhiều nhất trên thị trường, thường người ta lấy khoai mì làm giả lấy tên là Hoài sơn nam, Hoài nam. Hoặc có thuốc thật đi chăng nữa cũng là thuốc loại 2, loại 3 vì có vị chua và không có tác dụng kích thích tiêu hóa giúp ăn ngon. Khi mua nên chọn loại tốt, phiến nhỏ, màu trắng sáng và cạo vào thấy ít bột (nhiều bột là khoai mì).

Tới đây ta có thể kết luận món canh bổ gà ác tiềm thuốc bắc sẽ không bổ nếu các vị thuốc bổ như Sâm hoa kỳ, Bắc hoàng kỳ, Đương quy, Thục địa, Hoài sơn không phải là những dược liệu thật và loại tốt. Phần phân tích dược tính các vị thuốc còn lại và công dụng chính của món canh bổ này cũng như việc kiêng kị khi sử dụng Duy tôi xin phép được giới thiệu trong phần 2.

Mọi thắc mắc và tư vấn xin liên hệ

Lương y Phạm Anh Duy – phòng khám Tâm Y Đường

Published by

Món Pịa Tây Bắc Là Món Gì? Đặc Sản Tây Bắc Còn Những Món Gì Hấp Dẫn

Chỉ nghe tên nậm pịa thôi, nhiều người hẳn rất tò mò về món đặc sản Tây Bắc này. Món ăn vùng núi phía Bắc nước ta phải nói là cực kỳ độc đáo. Bạn đã bao giờ được ăn nậm pịa và các món đặc sản đặc biệt sau chưa?

Nậm Pịa là món ăn của đồng bào người Thái ở Sơn La, cũng là một trong những món ngon Tây Bắc nổi tiếng. Phải nói trước là không phải ai cũng ăn được và dám ăn món này. Nậm pịa là tên theo tiếng dân tộc nên nghe lạ, khiến người xuôi khó hình dung ra được. Món ăn này được làm từ chất dịch ruột ngon các loài động vật như trâu, bò, dê,… Chất dịch được đem ninh nhừ với nội tạng, sụn, thịt, tiết,… của động vật trong hàng tiếng đồng hồ. Gia vị của món ăn gồm các loại rau thơm, mùi tàu, mắc khén, tỏi, ớt và quan trọng nhất là mật cùng lá đắng. Tổng thể món ăn đủ các vị cay, mặn, ngọt và hơi đắng.

2.1. Thịt trâu gác bếp

Thịt trâu gác bếp thì đã rất quen thuộc. Thịt được tẩm ướp hàng chục loại gia vị đậm đà rồi nướng dưới than củi, sau đó hong khô trên gác bếp hàng tháng trời. Thịt gác bếp ăn khá giống thịt bò khô bình thường nhưng mềm hơn, dai hơn hẳn.

2.2. Thắng cố ngựa Bắc Hà

Thắng cố cũng “ghê rợn” chẳng kém canh pịa Tây Bắc vì cũng được làm từ nội tạng, nhưng là nội tạng ngựa cùng các loại gia vị đặc trưng vùng núi như hồi, thảo quả,… Món này ở Hà Giang, Sapa, Yên Bái,… đều có và mỗi nơi lại biến tấu khác nhau một chút.

2.3. Rượu táo mèo – Rượu ngon Tây Bắc

Cùng với rượu cần, rượu táo mèo là loại rượu nổi tiếng nhất vùng Tây Bắc. Rượu được ngâm từ táo mèo rừng chính hiệu trong thời gian dài, rất thơm, chua cay dễ uống. Rượu táo mèo ngon nhất là phải uống ở Lào Cai và Yên Bái.

2.4. Pa pỉnh tộp

Pa pỉnh tộp nghe thì lạ nhưng đó là tên tiếng dân tộc của cá suối gập nướng. Loại cá này chỉ tìm được ở vùng Tây Bắc và là món truyền thống của người Thái. Cá sẽ được ướp gừng, sả, mầm măng, mắc khén rồi nướng trên củi lửa. Thịt cá khô và thơm ngọt rất dễ ăn.

2.5. Lợn cắp nách

Đặc sản Tây Bắc lợn cắp nách cũng đã được nhiều người biết đến, được nhập về miền xuôi nhiều. Thực chất, món này cũng là thịt lợn, được chế biến đa dạng từ hấp, nướng đến làm gỏi như bình thường. Điều quan trọng là lợn là lợn bản, được nuôi thả trong núi rừng nên ăn rất chắc thịt, ít mỡ và ngọt tự nhiên.

2.6. Cá bống vùi tro

Cá bống vùi tro là món ăn của riêng bà con trong bản Vàng Pheo, Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Sau khi được tẩm ướp đủ loại gia vị, cá được gói vào lá rong, vùi vào tro nóng rất lâu mới chín. Vì cách nấu được biệt nên thịt cá mềm vô cùng, không chảy mỡ béo.

2.7. Rêu đá nướng

Người miền cao có đủ các loại món ăn đặc biệt, đến rêu cũng có thể chế biến lên ăn và còn ăn rất ngon. Nhưng chỉ có rêu đá trên vùng núi cao Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên mới ăn được chứ không thể chế biến từ rêu thường. Người dân tộc lấy rêu này nấu canh, rán lên hoặc làm gỏi. Không chỉ ăn thanh mát, sần sật mà món này còn giúp giải độc cơ thể.

2.8. Cháo ấu tẩu

Cháo ấu tẩu là món mà du khách không được bỏ qua khi đến Hà Giang. Cháo được nấu với củ ấu tẩu chỉ có ở vùng này cùng thịt chân giò. Khi ăn lúc đầu thấy vị hơi đắng. Nhưng ăn vài miếng thì lại cảm nhận được vị ngọt thanh rất hài hòa giữa các nguyên liệu.

2.9. Cơm lam Bắc Mê

Cơm lam thì nhiều nơi cũng có, nhưng cơm lam Bắc Mê được coi là ngọt, dẻo nhất. Vì được gói cẩn thận trong cả lá chuối lẫn lá rong, cơm nướng lên thơm lừng mùi ống nứa đặc biệt, ăn không cũng thấy ngon.

2.10. Cá nướng sông Đà

Cá nướng sông Đà có thể làm từ nhiều loài cá khác nhau như cá lăng, cá trắm,… Cá sinh trưởng ở vùng nước trong nên ăn rất ngon, ngọt và sạch. Người bản địa thường nướng cá trong lá chuối để giữ được hương vị lẫn dinh dưỡng bên trong.

2.11. Xôi nếp nương Mai Châu

Xôi nếp nương Mai Châu hấp dẫn ngay từ vẻ ngoài với đủ các màu sắc rực rỡ xanh đỏ tím vàng. Mỗi một màu xôi được lấy từ trái cây hoặc rau củ rừng tự nhiên chứ không phải phẩm màu. Món này không chỉ ăn ngon mà còn hợp để cúng giỗ, dùng trong lễ hội.

2.12. Phở chua

Phở chua của người Tây Bắc ăn không hề giống phở bình thường của người xuôi. Món này thực chất được du nhập từ biên giới Trung Quốc và được biến tấu theo năm tháng. Phở ăn có vị chua nhẹ, ăn cùng với thịt xá xíu, lạc rang, các loại măng chua núi rừng.

2.13. Khâu nhục

Đặc sản Tây Bắc khâu nhục hay nằm khâu là của người Nùng. Món ăn này được coi là món trang trọng chỉ làm trong dịp đặc biệt. Thịt lợn rừng ba chỉ được ướp với rượu, mật ong, ngũ vị hương, địa liền,… rồi hấp cách thủy kỳ công. Món ăn vừa đậm đà vừa đầy vị núi rừng, nhắm rượu cực hợp.

2.14. Bánh dày của người Mông

Bánh dày của người Mông Điện Biên ăn khác hẳn bánh dày bình thường chúng ta đã quen thuộc. Bánh được gói trong lá rong rừng, ăn kèm với chả giò. Nhiều người còn nướng bánh dày lên ăn thơm hơn và lạ hơn nữa.

2.15. Bắp cải cuốn nhót

Bắp cải cuốn nhót cũng đến từ Điện Biên. Rau bắp cải được cuối nhót, rau mùi, lá tỏi rồi hấp lên. Điểm đặc sắc là món rau này phải chấm với nước chấm chẳm chéo độc đáo. Bắp cải cuốn nhót ăn chua cay và rất nồng.

2.16. Nhộng ong rừng

Nhộng ong rừng rất lớn nên ăn có vị béo và ngậy hơn hẳn nhộng thường. Muốn ăn nhộng ong rừng không dễ vì bạn phải đến Yên Bái vào đúng tháng 4 đến tháng 8 hằng năm mới có.

2.17. Cốm Tú Lệ

2.18. Bánh chưng đen Mường Lò

Cũng là bánh chưng với nhân đỗ xanh thịt mỡ, nhưng bánh chưng Mường Lò có máy đen nhánh đặc biệt nhờ gạo được ngâm với vừng đen và thân cây núc nác. Người Mường Lò cũng dùng loại gạo nếp Tú Lệ tuyển chọn để làm món ăn ngày Tết này.

2.18. Bê chao Mộc Châu

Món bê chao này thì phải ăn ở Mộc Châu – Sơn La mới đúng điệu. Bê sữa được nuôi thả trên đồng cỏ bao la Mộc Châu nên rất chắc thịt và giàu dinh dưỡng. Thịt bê được chao trên nồi dầu sôi già, tạo nên màu vàng ươm vô cùng hấp dẫn.

15 món ngon ngày Tết miền Bắc đậm đà hương vị cổ truyền Thịt ba chỉ bò Mỹ làm món gì ngon? Hướng dẫn vài món ngon từ thịt ba chỉ bò Mỹ

Danh sách đặc sản Tây Bắc có siêu nhiều món đặc sắc, mới lạ, kích thích trí tò mò của mọi người. Bạn đã được thử bao nhiêu món trong số kể trên rồi?

Cách Làm Phở Áp Chảo Là Gì? Có Khó Không?

Nguyên liệu làm phở áp chảo

Bạn cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu sau để có được món ăn phở áp chảo thơm ngon như mong muốn:

Phở tươi: Đây là nguyên liệu không thể thiếu trong món ăn này. Nếu không mua được phở tươi, bạn có thể sử dụng phở khô.

Thịt bò nạc mềm, được thái mỏng vừa miếng ăn.

2 quả cà chua, cắt dọc miếng nhỏ.

1 bó cải ngọt nhỏ, cắt khúc.

1 bó cần tàu, cắt khúc.

1 – 2 thìa canh dầu hào.

1 thìa canh tỏi bằm nhỏ.

4 thìa canh dầu ăn.

1 thìa cà phê dầu mè.

Một xíu bột năng hay bột bắp.

1 bát nước dùng bò hay nước dùng phở.

1/4 thìa cà phê tiêu.

Đu đủ xanh thái mỏng ngâm dấm, đường ăn kèm.

Tỏi ngâm dấm.

Nước tương.

Tương ớt.

Rau ngò.

Cách làm phở xào áp chào là gì?

Với những nguyên liệu này, bạn có thể làm được món phở áp chảo cho 2 – 3 người ăn. Ngày nay, món ăn này đã có nhiều sự biến tấu, thay vì dùng thịt bò, bạn có thể sử dụng thịt gà, hải sản đều mang đến hương vị vô cùng thơm ngon.

Cách làm phở áp chảo là gì?

Các bước làm phở áp chảo là gì? Bạn chỉ cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chiên phở

Phở áp chảo quan trọng là ăn phở phải dòn và không bị mềm nhũn. Nên khi chiên phở, bạn nên chú ý làm bánh phở mỏng và sử dụng nhiều dầu. Trước khi chiên để cho dầu sôi nóng, sau đó mới bắt đầu cho bánh phở vào. Dùng đũa quây bánh phở lại cho gọn đều thành hình tròn rồi bắt đầu chiên.

Trong thời gian từ 5 – 7 phút, bạn có thể trở mặt bánh phở để rán tiếp. Hãy chú ý lật cẩn thận tránh làm vỡ bánh. Canh chừng lửa khi chiên phở để hai mặt đều vàng đẹp. Tùy theo khẩu vị ăn uống của mỗi người, bạn sẽ tự gia giảm thời gian để chiến phở.

Bước 2: Ướp thịt bò

Tiếp đến là công đoạn ướp thịt bò. Đây là công đoạn quan trọng sẽ ảnh hưởng đến hương vị món ăn. Bạn có thể dùng tiêu, tỏi, dầu mè để ướp thịt. Sau khoảng 15 – 20 phút gia vị đã ngấm vào thịt, bắt đầu cho lên chảo xào. Đợi dầu sôi, phi vàng tỏi rồi cho thịt bò vào đảo nhanh cho vừa chín tới. Tắt bếp và bắc chảo ra khỏi bếp.

Bước 3: Sơ chế rau củ

Sơ chế rau cải, cà chua, cần tàu, sau đó cho vào xào trong khoảng nửa phút đến khi rau chín và ngọt mềm. Khi chuẩn bị bắc chảo rau ra khỏi bếp, bạn nên cho thêm một môi nhỏ nước dùng bò vào để làm dậy hương vị thơm ngon. Tiếp tục cho dầu hào, dấm tiêu rồi nếm lại theo khẩu vị của người ăn. Tùy theo bạn muốn ăn ngọt hay ăn mặn có thể gia giảm gia vị vừa ý.

Bước 4: Làm nước sốt

Phần nước sốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến độ ngon của món ăn. Vì vậy, nếu bạn không làm cẩn thận sẽ khiến cả món ăn mất đi hương vị vốn có. Trước khi làm nước sốt, bạn nên sử dụng nước dùng phở trộn với bột năng/ bột bắp để tạo ra độ sền sệt của sốt. Cho thịt bò đã xào chín lên chảo, từ từ cho thêm nước dùng có đánh bảo vào đảo cùng đều tay. Khi nước sốt sánh lại, có độ quánh chứng tỏ bạn đã hoàn thành nước sốt cho món phở áp chảo.

Bước 5: Thành phẩm

Cuối cùng, bạn cho phở chiên ra đĩa, cho thịt, các loại rau củ đã xào chín lên bề mặt đĩa phở. Dưới phần nước sốt đã chuẩn bị lên trên bề mặt đồ ăn. Rắc chút rau ngò thái nhỏ để trang trí cho món ăn hấp dẫn và ngon mắt.

Khi ăn phở xào áp chảo phải ăn kèm đu đủ xanh và tỏi ngâm dấm, tương ớt, dấm tiêu mới tròn vị. Đây là món ăn yêu thích của người dân Hà Thành xưa cũ. Cho đến nay, món ăn này đang ngày càng trở nên phổ biến. Chúng được bán ở rất nhiều địa điểm nổi tiếng ở Hà Nội. Vào ngày đông giá lạnh, được ăn một đĩa phở áp chảo cũng đủ thấy ấm lòng.

Bạn đang xem bài viết Món Cá Nhảy Tây Bắc Là Gì? Có Thật Sự Đáng Sợ Không? trên website Docdaochinhban.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!