Xem Nhiều 3/2023 #️ Món Ăn, Bài Thuốc Từ Huyết Heo # Top 10 Trend | Docdaochinhban.com

Xem Nhiều 3/2023 # Món Ăn, Bài Thuốc Từ Huyết Heo # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Món Ăn, Bài Thuốc Từ Huyết Heo mới nhất trên website Docdaochinhban.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Huyết heo hay còn gọi huyết lợn- một nguồn thực phẩm bổ dưỡng được nhiều người dân sử dụng. Huyết heo còn được chế biến thành nhiều món ngon, vị thuốc bổ chữa xuất huyết cũng như nhiều chứng bệnh khác rất công hiệu. Tuy nhiên không dùng huyết heo chưa được chế biến chín, vì có thể là nguyên nhân gây ra bệnh cầu khuẩn rất nguy hiểm.

-Chữa trẻ em lên ban sởi: Dùng bài “Cháo huyết heo”: gồm huyết heo, đậu xanh, gạo mới, hành, giá đậu, rau thơm gia vị vừa đủ nấu cháo ăn. Tác dụng: Bổ hư, thanh nhiệt, giải độc cầm huyết… ăn rất tốt chữa chứng sốt phát ban, sốt xuất huyết, phụ nữ rong kinh, người già yếu xuất huyết nhiều nơi dùng đều tốt.

-Chữa bệnh trĩ cầu ra máu: Dùng bài ” Canh huyết heo hoa lý” gồm huyết heo, gan heo, hoa lý nước dùng gia vị vừa đủ nấu canh ăn. Tác dụng: Bổ huyết, nhuận tràng, cầm huyết, ích tỳ thận, đễ ngũ… ăn giúp trị chứng ăn ngủ kém đau đầu chóng mặt, ù tai, nhức mỏi, xuất huyết không rõ nguyên nhân dùng đều tốt.

-Chữa rong kinh, rong huyết: Dùng bài “Huyết heo hầm lá ngải” gồm tiết heo, gan heo, lá ngải, đậu xanh gia vị vừa đủ hầm ăn nóng. Tác dụng: Bổ huyết, ôn kinh chỉ huyết, điều kinh… dùng giúp chữa chứng xuất huyết tiêu hóa, ho ra huyết, đại tiểu tiện ra huyết, người già xuyết huyết nhiều nơi, chứng béo phì mệt mỏi, ngoài da khô ngứa nổi sần ăn đều tốt.

– Chữa đau đầu chóng mặt: Dùng bài “Huyết heo xào, giá đậu“, gồm huyết heo luộc, giá đậu, hành tây, dầu ăn, gia vị vừa đủ xào ăn. Tác dụng: Bổ thông khí huyết, thanh nhiệt… dùng hổ trợ chữa đau đầu chóng mặt, ù tai, giảm trí nhớ, tê tay chân, chuột rút ăn đều tốt.

– Chữa ngoài da khô sần ngứa gải “đơn độc”: ” Huyết heo nấu khổ qua” gồm huyết heo luộc, nấm mèo, đậu phụ, hành, ngò gia vị. Bằng cách các vị bầm nhỏ trộn đều trộn cho vào ruột trái khổ qua nấu canh ăn. Tác dụng: Bổ mát huyết, thanh nhiệt, giải độc… dùng chữa chứng mụn nhọt trứng cá, da khô sần ngứa gải ăn đều tốt.

-Chữa chứng hay sợ lạnh sợ gió: Dùng bài ” Canh huyết heo rau hẹ” gồm huyết heo luộc, rau hẹ, nước dùng, gừng nướng, hành gia vị vừa đủ nấu canh ăn. Tác dụng: Bổ huyết, ích khí, ích thận, trợ dương, ôn trung… ăn giúp trị chứng tỳ thận khí hư, di tinh, đau lưng mỏi gối, xuất huyết nhiều nơi đều tốt.

-Chữa trẻ em còi cọc: Dùng bài “Bún riêu cua huyết heo” gồm huyết heo, thịt cua, cà chua, giá, đậu hủ, bún gia vị vừa đủ nấu bún ăn. Tác dụng: Bổ thông huyết, ích xương khớp…Bài còn dùng chữa có tuổi khó lên cân, có tuổi hay mệt mỏi do thiếu đạm dùng đều tốt.

Tác giả: NGUYỄN MINH/ KH&ĐS

Món Ăn Bài Thuốc Từ Bì Heo

Xưa nay, chúng ta thường chỉ nghĩ bì heo là để làm bóng nấu cỗ bàn. Đó là một trong những thứ các bà nội trợ lo chuẩn bị cho tết (bóng, măng khô, mộc nhĩ, nấm hương, hạt tiêu…). thế nhưng, bì heo còn là một vị thuốc.

Phân tích ta biết trong 100g bì heo có 26,4g chất protein, 22,7g lipid 4g glucid; các chất khoáng canxi, photpho, sắt… Trong bì heo, protein dạng keo chiếm 85% nhiều gấp 2 lần thịt lợn, glucid gấp 4 lần; còn chất béo thì kém hơn 1/2. Chất protein ở bì chủ yếu là keratin, elastin… và chất collagen hợp thành. Chất collagen có vai trò quan trọng đối với nhiều bộ phận của cơ thể: da, gân, sụn, xương và tổ chức liên kết. Nó cũng có vai trò quan trọng làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể và thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể trẻ. Có người gọi nó là thực phẩm của sự tươi trẻ.

1. Chữa thiếu máu do mất máu: bì lợn 20g, rượu gạo 1 ít đun nhỏ lửa ninh nhừ thì cho ít đường hoa mai.

2. Chè bì heo hồng táo: bì heo 500g lấy chỗ lông mềm cạo sạch lông. Rửa sạch cho vào nồi đổ nước lượng vừa đủ, ninh kỹ thành keo đặc, cho hồng táo 250g (bỏ hạt) vào đun nhỏ lửa, cho đường phèn vào quấy đều. Chè sánh keo, nước trong vị ngọt. Có tác dụng bổ khí sinh huyết. Dùng cho người hay bị chảy máu cam, máu lợi.

Đu đủ xanh: 300g; da heo: 200g; gia vị vừa đủ.

Đu đủ xanh thêm sữa cho con bú nhuận tràng xổ nước độc và chất độc ở trường vị.

Sách Y học thực loại nói: da heo tính lạnh mát, trị bệnh thương hàn nóng sốt, đau trong, bụng đầy tức, người cảm thấy bứt rứt khó chịu.

Đu đủ xanh còn non hạt bên trong còn trắng, gọt vỏ bỏ ruột, chẻ làm tư, rửa sạch để ráo. Da heo cạo lông rửa sạch, cắt miếng vuông vừa ăn. Ninh da heo khoảng 1 tiếng đồng hồ cho nhừ rồi bỏ đu đủ vào nấu tiếp, khi nào thấy hai thứ chín mềm, nêm gia vị vừa ăn. Ăn riêng hoặc ăn với cơm. Nếu thấy khó ăn thiếu chất ngọt thì có thể thêm một ít xương sống heo hầm chung. Tuần ăn 3 lần, ăn 3 tuần, khi nào thấy bệnh đỡ thì ngừng ăn.

4. Mọc đông: bì heo chọn chỗ lông mềm cạo sạch luộc chín, thái chỉ, băm nhỏ, nhào trộn với giò sống hạt tiêu xay. Viên thành viên tròn, thả vào soong nước đang sôi luộc chín, vớt ra thả vào nước đun sôi để nguội cho rắn lại.

Cho các viên thịt vào bát, chan nước vừa ninh vào, để cho đông lại. Ăn nguội cùng với cơm. Món này có phối hợp thịt với bì heo để bổ khuyết cho nhau làm tăng tác dụng dinh dưỡng phòng chữa bệnh của cả hai.

5. Canh bóng bì: trong cỗ bàn có món canh bóng bì heo phối hợp thêm thịt, tôm và những thức ăn thực vật như: su hào, cà rốt, đậu Hà Lan, nấm hương… Đó là món ăn tổng hợp đầy đủ chất dinh dưỡng hơn nữa, nên tính bổ dưỡng rất cao. Có điều kiện thỉnh thoảng nên ăn món này không chờ đến lúc có cỗ bàn lễ tết nhất là đối với người già, trẻ em, sản phụ cho con bú.

Công dụng khác của bì heo:

Bề dày, cấu trúc và chức năng của da heo tương đối giống da người. Các ngành da liễu và mỹ phẩm đã khai thác ưu điểm này của da heo để nghiên cứu tìm hiểu tác dụng của tia cực tím trên da và quá trình lên sẹo của vết thương, đắp lên vết bỏng phòng chống nhiễm trùng trong khi chờ cấy ghép.

BS. PHÓ THUẦN HƯƠNG

7 Món Ăn Bài Thuốc Cho Người Cao Huyết Áp Chế Biến Tại Nhà

Mướp đắng nấu canh cho người huyết áp cao

Nhắc đến danh sách 7 món ăn bài thuốc cho người cao huyết áp, bạn không thể bỏ qua món canh mướp đắng. Mướp đắng hay còn được gọi với tên khác là quả khổ qua, thuộc họ bầu bí. Đây là loại quả mang nhiều loại vitamin và các chất hỗ trợ điều trị bệnh cho cơ thể.

Khi sử dụng quả mướp đắng trong các món ăn, bạn có thể phần nào đó phòng được một số căn bệnh nguy hiểm như: xơ vữa động mạch, cảm cúm, phòng các bệnh về tim, ung thư,…

Với người bệnh mắc huyết áp cao, mướp đắng có thể giúp bạn giữ được mức huyết áp ổn định, hỗ trợ tránh tăng huyết áp đột ngột.

Cách nấu canh huyết áp rất đơn giản và nguyên liệu thì lại dễ tìm. Bạn chuẩn bị các nguyên liệu: mướp đắng, đậu, nấm, thịt lợn được băm nhỏ, rau thơm và các loại gia vị.

Khi đã sơ chế các nguyên liệu chính, bạn băm nhỏ một ít nấm, thịt lợn, rau thơm và cho một chút gia vị rồi nhồi vào quả mướp đắng và hầm nhừ. Khi mướp được hầm gần nhừ, bạn cho đậu hũ và nấm vào nấu chung, cho thêm một chút rau thơm và thưởng thức.

Bí đao là loại quả quen thuộc được dùng trong nấu ăn hoặc dùng nấu các loại nước thanh nhiệt. Chính vì vậy, khi bí đao xuất hiện trong danh sách 7 món ăn bài thuốc cho người cao huyết áp cũng không hề lạ đúng không nào?

Bí đao có thành phần rất tuyệt vời, loại quả này chủ yếu là nước và lại không có chất béo, giàu vitamin. Bí đao có tác động tích cực tới một số căn bệnh như: xơ cứng động mạch, huyết áp cao, thận, u nhọt,…

Cần tây xào – món ăn tuyệt vời cho người cao huyết áp

Cần tây được mệnh danh là “liều thuốc quý” cho người cao huyết áp, chính vì vậy các món ăn từ cần tây là một trong top 7 món ăn bài thuốc cho người cao huyết áp mà chúng tôi muốn gửi đến bạn ngày hôm nay.

Cần tây có thể hỗ trợ giúp bạn hạ huyết áp và giữ mức huyết áp ổn định không bị lên cao đột ngột. Món ăn quen thuộc từ cần tây bạn có thể tham khảo là thịt bò xào cần tây.

Các nguyên liệu chính là: cần tây, hành tây, cà chua, thịt bò, gừng và gia vị. Bạn ướp thịt bò cùng gừng và gia vị để thịt ngon hơn, sau đó xào chung thịt bò cùng các loại nguyên liệu đã được chuẩn bị. Món ăn này chế biến nhanh mà lại có lợi cho người huyết áp cao nên bạn có thể tham khảo.

THÔNG TIN HỮU ÍCH:

Cần ta xào cho người bệnh huyết áp cao

Tác dụng của cần ta cũng không kém cạnh so với cần tây một chút nào. Cần ta có công dụng thanh nhiệt, giảm ho, hạ huyết áp,…chính vì vậy đây là loại ra được nhiều người mắc huyết áp cao thường xuyên sử dụng. Để có món cần ta xào ngon, bạn chuẩn bị rau cần ta, thịt lợn hoặc bò, tỏi và các loại gia vị. Bí quyết để món cần ta xào là bạn không nên xào quá lâu dễ khiến cần ta bị quá mềm, mất đi độ giòn dai tự nhiên

Món rau cải cúc nấu canh cá

Rau cải cúc còn hay được gọi với tên là rau tần ô có tác dụng cực kỳ hiệu quả giúp hỗ trợ các chứng bệnh như: tiêu đờm, hạ hỏa, chữa huyết áp cao do âm huyết hư,….

Bạn có thể nấu rau tần ô với cá, thịt băm hoặc xương heo đều rất thơm ngon. Món rau này chín rất nhanh nên khi nấu bạn nên chú ý để rau không bị mềm quá.

Rau diếp là món ăn quen thuộc với mọi gia đình, đặc biệt là vào mùa hè như cầu ăn các loại rau sống để thanh nhiệt tăng cao. Rau diếp cá có tác dụng chính là thanh nhiệt, an thần, tiêu độc, hỗ trợ chữa cao huyết áp nội nhiệt,….

Món rau diếp cá thường được sử dụng là rau sống để ăn kèm với các món như canh cá hoặc thịt sốt cà chua.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu bạn món thịt sốt cà chua ăn kèm rau diếp cá vô cùng đơn giản nhanh gọn. Bạn chuẩn bị thịt lợn băm, cà chua, rau thơm và gia vị. Thịt băm sau khi được xào qua bạn cho cà chua vào chưng cùng đến khi miếng cà chua mềm, đặc thành sốt. Bạn có thể cho thêm một chút nước để có thể chấm rau diếp cá ngập trong sốt và dễ dàng cảm nhận hương vị hơn.

Cà tím om đậu cho người cao huyết áp

Cà tím om đậu cà món ăn cuối được nêu tên trong số 7 món ăn bài thuốc cho người cao huyết áp. Đây là loại quả chứa nhiều vitamin và có tác dụng tích cực trong việc điều trị tình trạng rối loạn vi tuần hoàn ở người cao huyết áp.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Công Ty Cổ Phần NESFACO

Địa chỉ: Tòa nhà GIC, Lầu 1, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, chúng tôi

Hotline: 093 878 6025 – 1900 633 004

Email: info@nesfaco.com

Món Ăn Bài Thuốc Từ Gà Ác

Gà ác hay còn có tên là gà đen, ô cốt kê là một giống gà quý có thân hình nhỏ nhưng chắc thịt. Đặc trưng của gà ác là toàn thân, chân đều có màu đen tuyền. Gà ác có giá trị dinh dương cao nên thường được sử dụng để bồi bổ sức khỏe, phòng và chữa bệnh. Cùng tìm hiểu một số món ăn bài thuốc từ gà ác.

1. Giá trị dinh dưỡng của gà ác

Gà ác thường có kích thước khá nhỏ, nhiều con chỉ khoảng 3-400g. Không chỉ thân mình, chân mà toàn bộ thịt, xương, nội tạng của gà ác đều có màu đen tuyền, rất dễ phân biệt với các giống gà đen khác.

Trong thịt gà ác rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là protein với nhiều acid amin quý tốt cho sức khỏe. Hàm lượng chất béo thấp nên rất phù hợp để làm thuốc.

Theo đông y gà ác có vị ngọt, mặn, tính bình, vị thơm, không độc. Có tác dụng bổ gan thận, ích khí bổ huyết, tư âm thanh nhiệt, điều kinh hoạt huyết. Trên lâm sàng dùng trong bồi bổ sức khỏe cho phụ nữ mang thai, người mới ốm dậy, người cao tuổi.

2. Các món ăn bài thuốc từ gà ác

Gà ác có thể chế biến thành nhiều món khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là hầm và nấu cháo, giúp giữ được trọn vẹn dinh dưỡng và dễ ăn.

Gà ác khoảng 1kg. Đảng sâm 20g, Táo đỏ 5 quả, Kỷ tử 10g, Hạt sen 30g, Hoài sơn 10g. Các gia vị vừa đủ

Cho gà lên hấp cách thủy trong 1 giờ thì bỏ ra ăn nóng

Công dụng: bồi bổ sức khỏe, tăng cường khí huyết

Nguyên liệu: Gà ác 1 con khoảng 1kg. Hạt sen 50g. Nấm hương tươi 5 cái. Gia vị vừa đủ

Cách chế biến: gà ác làm sạch rồi rửa nước muối loãng, sau đó để ráo nước. Đem gà đi nướng sơ cho săn thịt và thơm ngon hơn. Hạt sen rửa sạch luộc sơ qua rồi đổ nước đi để tránh chát. Cho gà và hạt sen vào trong nồi, thêm 1 lít nước đổ ngập rồi đun to lửa đến khi sôi, hớt bọt, nêm các gia vị và cho nấm hương tươi vào rồi cho lửa liu riu khoảng 30 phút cho gà chín mềm là được.

Công dụng: Bồi bổ sức khỏe, tốt cho phụ nữ mang thai, người mới ốm dậy

Nguyên liệu: Gà ác 1kg, Ngải cứu 1 mớ, Đậu đen 30g

Cách chế biến: Gà ác rửa sạch với nước muối loãng rồi để ráo nước. Đậu đen ngâm với nước ấm trong 30 phút cho nở. Ngải cứu nhặt bỏ cọng già và lá héo úa, đem rửa sạch.

Cho gà vào nồi, cho đậu đen vào bụng gà, cho ngải cứu vò nhẹ phủ lên trên rồi thêm khoảng 100ml nước. Sau đó đem hầm trong 1 giờ cho tất cả đều chín mềm thì có thể ăn

Tác dụng: ôn trung trừ hàn, bồi bổ sức khỏe, rất tốt cho phụ nữ mang thai, người bị đau bụng kinh, người mới ốm dậy tiêu hóa kém

Nguyên liệu: Gà ác 1 con khoảng 500g. Gạo tẻ 1 nắm, gạo nếp 1 nắm. Hành tím, rau ngò, gia vị vừa đủ

Cách chế biến: Gạo vo sạch, gà ác làm sạch để ráo nước. Đem gà ác đi luộc cho chín, sau đó gỡ hết thịt gà ác vào 1 bát tô. Dùng xương gà ác và nước luộc gà đem đi nấu cháo cho đến khi gạo nở và chín mềm, nêm gia vị vừa ăn. Phần thịt gà ác đem phi hành tím cho thơm rồi cho vào xào cho săn lại, nêm gia vị vừa ăn.

Múc cháo ra bát, múc thịt gà ác lên trên, thêm hành khô, rau mùi, hành lá cho thơm. Ăn nóng

Tác dụng: Bồi bổ khí huyết, tốt cho người mới ốm dậy tiêu hóa kém

Gà ác vừa ngon, bổ lại chế biến được rất nhiều món ăn ngon. Nhưng cũng chỉ nên ăn 1 tuần từ 1-2 lần không nên ăn quá nhiều.

Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe hãy liên hệ ngay với

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG

số 5-7 Khu tập thể Thủy sản, ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.

Hotline: 0943986986 – 0937638282

Bác sĩ Thúy Hường (Thọ Xuân Đường)

Bạn đang xem bài viết Món Ăn, Bài Thuốc Từ Huyết Heo trên website Docdaochinhban.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!