Cập nhật thông tin chi tiết về Khó Quên Với Hương Vị Của Đặc Sản Gỏi Cá Nam Ô Đà Nẵng mới nhất trên website Docdaochinhban.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Điểm đặc biệt của đặc sản Gỏi cá Nam Ô Đà Nẵng
Gỏi cá Nam Ô Đà Nẵng có 2 loại: gỏi cá khô và gỏi cá ướt. Nguyên liệu chính là cá Trích sống được sơ chế bằng công thức của người bản địa Nam Ô.
Đối với loại Gỏi cá khô thì sau khi sơ chế tốt, cá Trích được trộn với thính, mè rang, đậu phộng rang (lạc), bánh tráng nướng giã nhỏ và các gia vị khác.
Đối với Gỏi cá ướt thì cá được trộn đều với nước dùng được pha chế theo phương pháp gia truyền vừa mặn mặn, ngọt ngọt lại có hương thơm nồng của mè và “cay xé lưỡi” của ớt. Gỏi cá ướt sẽ làm cho cá đậm đà, thấm vị hơn.
Sau khi làm xong, gỏi cá được bày ra dĩa/ tô và dọn ra cho khách. Gỏi cá được dọn kèm với rổ rau sống đa dạng đủ loại: tía tô, xoài, dưa leo, đinh lăng, rau thơm,… Ngoài ra còn có nước chấm và một sấp bánh tráng dùng để cuốn ở ngoài.
Nước chấm là thành phần quan trọng không kém gì gỏi cá, được pha chế theo công thức riêng. Thường có vị bùi bùi của đậu. Vị riềng, ớt cay thơm quyện với hương vị các loại lá. Đây là thành phần quyết định không nhỏ đến độ ngon, dở của món gỏi.
Tuy nhiên, đối với người lần đầu tiên ăn thì nên chọn cho mình gỏi cá khô, như thế sẽ dễ ăn hơn.
Người ăn khi ăn sẽ xếp lần lượt các loại nguyên liệu lên mặt bánh tráng. Sau đó cuốn hết lại thành cuộn tròn rồi chấm với nước chấm.
Hoặc, là trộn chung tất cả lại vào tô rồi ăn chung với bánh tráng nướng.
Với hương vị lạ, đậm đà, cay nồng. Thực khách sẽ cảm nhận được vị ngon của món khi đã ngấm vào đầu lưỡi như tê dại, ngon đến lạ lùng, đậm chất của vùng Nam Ô mà không 1 ai có thể quên được hương vị độc đáo này.
Giá cho một đĩa gỏi cá dao động từ 40.000 – 140.000 đồng. Hay tùy theo yêu cầu của thực khách mà dĩa Gỏi cá có giá khác nhau.
Thực khách có thể tìm ăn Gỏi cá Nam Ô ở những địa chỉ uy tín, nổi tiếng ngon rẻ sau:
Gỏi Cá Trích Nam Ô Ở Đà Nẵng
Nhắc tới Vũng Tàu người ta nghĩ ngay tới gỏi cá mai. Hay gỏi cá trích nhiều người liền nghĩ đến đảo Ngọc Phú Quốc. Còn nhắc tới Đà Nẵng, người ta nhắc đến gỏi cá trích Nam Ô mang nét biểu tượng trong ẩm thực thành phố này không thể trộn lẫn vào bất cứ miền đất nào. Tận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào, người dân làng chài nơi đây đã chế biến tạo nên món ăn ngon trứ danh nổi tiếng khắp cả nước.
Nhiều người thoạt đầu có cảm giác sợ, bởi gỏi cá ở đây được chế biến hoàn toàn bằng cá sống nhưng không giống với những món gỏi cá sống mà bạn thường thấy. Thưởng thức món gỏi cá tại làng chài Nam Ô mới đúng điệu, thơm ngon trong từng thớ thịt. Hương vị độc đáo, mộc mạc của rau rừng, cá được làm sạch, bỏ đầu đuôi, ướp theo công thức gia truyền đúng điệu mang đến hương vị lan tỏa nơi đầu lưỡi, ngon đến vô cùng. Ăn một cuốn lại khiến bạn ăn thêm một cuốn nữa, cho đến khi no mà không có cảm giác bị ngấy khi thưởng thức.
2. Cách chế biến món gỏi cá trích Nam Ô Đà Nẵng
– Linh hồn món gỏi ở Nam Ô, Đà Nẵng, đó chính là cá trích. Những con cá trích dường như có quanh năm, được ngư dân làng chài đánh bắt cập bờ vào mỗi buổi sáng mai, vẫn còn quẩy đạp nước, cá được cắt đầu, đuôi trước khi chế biến món gỏi cá. Sau đó, cá được phi lê thái từng lát mỏng, chỉ lấy phần thịt lưng. Muốn giảm độ tanh của cá, người dân Nam Ô đã cho thêm ít muối và dấm vào nước, rửa đến khi nào nước trong thì thôi, sau đó để cá được ráo.
– Bên cạnh đó, chuẩn bị những gia vị đi kèm như : gừng, riềng, tỏi, thính bột ngô khô, bột năng, bột ngọt, đậu phộng rang giã nhuyễn, nước mắm, rau rừng ăn kèm…
– Cá được sơ chế xong, ép vừa phải chắt lấy nước dùng cho món gỏi. Sau đó, cá được ướp với nhiều gia vị như gừng, riềng, tỏi băm nhuyễn cùng với hỗn hợp nước dùng được đun sôi với nước mắm Nam Ô. Tất cả các nguyên liệu được trộn đều tạo thành hỗn hợp, để khoảng 10 phút cho ngấm. Như vậy là đã hoàn thành món gỏi ướt.
– Không chỉ có món gỏi cá ướt mà xứ sở Nam Ô còn biến tấu thêm món gỏi cá khô. Đối với những ai chưa từng được thưởng thức món gỏi cá bao giờ thì có thể dùng món gỏi khô. Cách chế biến cũng không phức tạp cho lắm, tương tự như món gỏi ướt nhưng lại được lăn qua thính bột ngô khô vàng ruộm, lăn tròn miếng cá cho thính bám đều trên ấy. Công đoạn lăn miếng cá qua thính sẽ giúp được khử khuẩn, món ăn sẽ ngon lành hơn. Nhưng dù là gỏi khô hay gỏi ướt, khi đã ướp với các loại củ gia vị trên, sẽ bay đi mùi tanh khó chịu.
3. Thưởng thức món gỏi cá trích Nam Ô Đà Nẵng
– Để làm nên hương vị thơm ngon cho món ăn nổi tiếng trứ danh này, đó chính là nước chấm. Đây được xem là linh hồn cho món gỏi cá trích Nam Ô. Nước chấm được pha chế từ nước mắm Nam Ô, ít nước dùng kèm ớt bột, bột bắp hoặc bột năng, thêm ít bột ngọt và đậu phộng giã nhuyễn làm tăng gia vị cho món cá.
– Món gỏi cá trích ăn kèm đúng điệu với bánh tráng và rau rừng. Rau rừng được người dân hái ở chân đèo Hải Vân như lá cốc rừng, lành ngạnh, tim lan, lá trám, lá dừng và một số loại khác như khế chua, lá xoài, chuối chát, dưa leo…
– Còn gì hấp dẫn hơn khi vừa gắp từng miếng cá kèm với rau rừng được gói trộn trong chiếc bánh tráng. Ăn kèm với nước chấm, tất cả hương vị chua cay, mặn, ngọt, chát hòa quyên vào nhau đến từng kẽ răng khiến bạn nhớ mãi. Chấm ngập trong chén nước chấm, cứ thế đưa lên miệng, vừa hít hà, vừa xuýt xoa. Cuộn một cuốn lại tiếp tục cuộn và khó cưỡng lại món ngon làng Nam Ô này. Không chỉ dừng lại ở độ thơm ngon, món này ăn kèm với rau rừng còn là vị thuốc tự nhiên dẹp bỏ mối lo khi dùng món gỏi cá Nam Ô của những người yếu bụng.
– Hiện nay, những quán gỏi cá hiện diện dọc ở những tuyến đường nơi làng chài Nam Ô. Bạn dễ dàng dừng chân thưởng thức với giá cả không hề đắt, phù hợp với túi tiền của mọi người.
Miếng cá săn chắc, thơm ngọt cay nồng từ đầu lưỡi lan tỏa xuống vòm họng tạo nên hương vị món ngon độc đáo của Đà Nẵng khó nơi nào sánh bằng. Du khách nếu có dịp đi du lịch Đà Nẵng đừng quên thưởng thức gỏi cá trích Nam Ô thấm đậm nghĩa tình ngư dân mộc mạc nơi này. Những màu sắc cộng với hương vị đã tạo nên độ hài hòa, đủ vị âm dương hàn nhiệt khiến bạn ăn một lần nhớ mãi và mong muốn được thêm một lần quay lại thưởng thức.
Thịt Heo Rừng Làm Món Gì Ngon Cho Hương Vị Đậm Đà, Dư Vị Khó Quên?
Heo rừng thường được nuôi ở vùng đồi núi
Vì được thả cho tự đi kiếm ăn nên thịt heo rừng rất săn, chắc, dai và thơm ngon, đặc biệt là ở phần thịt ba rọi. Hàm lượng dinh dưỡng có trong thịt lợn rừng cao gấp nhiều lần so với những loại thịt lợn khác. Thịt heo bao nhiêu 1kg? Chính vì có giá trị dinh dưỡng và hương vị thơm ngon mà giá thành mỗi kg thịt lợn rừng cũng không hề rẻ, trung bình từ 200 – 300 nghìn/kg.
THỊT HEO RỪNG LÀM MÓN GÌ NGON CHO CẢ GIA ĐÌNH?
Thịt heo rừng xào sả ớt
Nếu còn chưa biết thịt heo rừng nấu gì ngon thì món thịt heo rừng xào sả ớt chính là sự lựa chọn tuyệt vời cho bạn. Cách chế biến món ăn này cũng tương đối đơn giản.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
400g thịt heo rừng
2 quả ớt sừng
Sả, hành, tỏi
Gia vị: mì chính, dầu ăn, bột nêm, đường, sa tế, dầu hào
Các bước làm món thịt lợn rừng xào sả ớt:
Bước 1: Bạn cần sơ chế thịt lợn rừng thật kĩ, cạo sạch lông lợn rồi thái thành những miếng mỏng vừa ăn. Lưu ý là bạn phải để nguyên phần bì lợn, tuyệt đối không được bỏ vì bì khi nấu sẽ rất giòn và thơm ngon.
Bước 2: Bạn thái ớt sừng thành từng miếng nhỏ. Băm nhuyễn hành và thái sả thành lát.
Bước 3: Tiến hành ướp thịt lợn. Bạn cho thịt lợn vào một cái âu lớn rồi cho hành băm, sả, bột nêm, đường, tiêu, bột ngọt, dầu hào vào trộn đều với thịt. Thời gian ướp tối thiểu khảng 30 phút để gia vị ngấm đều vào thịt, tăng hương vị của món ăn.
Món thịt lợn rừng xả ớt hấp dẫn
Bước 4: Bắc chảo lên bếp, cho dầu vào rồi phi thơm hành, tỏi. Tiếp đến bạn đổ toàn bộ phần thịt ướp vào đảo thật đều tay cho đến khi thịt xém vàng. Cho thêm ớt và sa tế vào đảo cùng cho tới khi tất cả các nguyên liệu đều chín. Bày món ăn ra đĩa là bạn có thể thưởng thức ngay rồi đó.
Thịt heo rừng nấu giả cầy
Thịt heo rừng làm món gì ngon còn phụ thuộc rất lớn vào kĩ thuật nấu nướng của người nấu. Nếu bạn đã quá chán ngấy với những món ăn lặp đi lặp lại trong thực đơn ăn uống hàng ngày thì tại sao không thử chế biến món ăn lạ miệng này cho cả nhà thưởng thức nhỉ.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
500g thịt heo rừng (nên chọn thịt chân giò)
Sả, hành, riềng
Mẻ, mắm tôm
Gia vị: muối, mắm, hạt tiêu, bột nêm…
Các bước làm thịt lợn rừng nấu giả cày:
Bước 1: Sả rửa sach, băm nhuyễn. Riềng cạo vỏ rồi đem xay nát
Bước 2: Bạn lấy chân giò thui trên bếp lửa cho tới khi lớp bì có màu vàng đẹp mắt. Lọc phần xương, phần thịt còn lại thái thành những miếng nhỏ vừa ăn.
Bước 3: Cho thịt vào 1 cái bát lớn rồi ướp cùng các gia vị: mắm tôm, nước mắm, mẻ, bột nêm, tiêu. Thời gian ướp kéo dài khoảng 30 phút để thị chân giò ngấm đều gia vị, mang lại hương vị đậm đà hơn.
Thịt heo rừng giả cầy đậm đà hương vị
Bước 4: Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn phi hành thật thơm. Tiếp đến cho phần thịt đã ướp gia vị vào chảo và đảo thật đều tay cho tới khi thịt săn lại. Cuối cùng đổ nước vào ngập thịt, rim với lửa nhỏ khoảng 1 tiếng, nêm nếm gia vị, bày ra đĩa để thưởng thức. Thịt heo rừng nấu giả cầy chính là câu trả lời hoàn hảo cho câu hỏi thịt heo rừng nấu gì ngon?
Thịt lợn rừng hấp gừng
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
500g thịt lợn rừng
Bia
Gừng, sả, hành lá
Gia vị: dầu hào, đường, mì chính, nước mắm, bột nêm, tiêu…
Các bước làm thịt lợn rừng hấp gừng
Bước 1: Rửa sạch thịt heo rừng rồi cho vào rổ để ráo nước. Chú ý không thái thành những miếng nhỏ mà giữ nguyên cả tảng thịt. Sau đó cho thịt heo vào ướp cùng các gia vị: hạt nêm, mắm, đường. Thời gian ướp trong khoảng 30 phút để phần thịt thấm đều gia vị.
Bước 2: Rửa sạch hành lá, thái khúc. Với gừng và sả thì rửa sạch và đập dập.
Bước 3: Chuẩn bị một nồi lớn, cho phần sả và gừng xuống dưới đáy nồi. Cho thịt lên trên rồi đổ nốt phần hành gừng còn lại cho lên thịt. Cuối cùng đổ bia vào ngập thịt, đun nhỏ lửa cho tới khi thịt chín. Cho thịt ra thái nhỏ là có thể dùng ngay với cơm hoặc bún vô cùng ngon miệng.
Khi được hỏi thịt heo rừng nấu gì ngon thì chắc chắn thịt lợn rừng hấp gừng là câu trả lời không thể bỏ qua.
Thịt lợn rừng nướng
Thịt lợn rừng nướng cũng là món ăn được nhiều người yêu thích, nhất là những buối ăn tiệc nướng ngoài trời. Cách nấu nướng món này tương đối đơn giản.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Thịt lợn rừng (ba chỉ, vai): 300g.
Rượu chát đỏ: 30ml.
Tỏi, hành tím, mật ong, nước tương, mì chính, hạt nêm, dầu ăn.
Các bước làm thịt lợn rừng nướng:
Bước 1: Rửa sạch thịt, thái từng miếng vừa ăn.
Bước 2: Cho thịt ướp với hành tỏi băm nhỏ, rượu chát, bột ngọt, hạt nêm, mật ong, dầu ăn, nước tương. Ướp trong khoảng 30 phút.
Bước 3: Cho thịt nướng trên vỉ than hoa hoặc lò nướng tới khi thịt có màu vàng nâu đẹp mắt, hấp dẫn. Không nên nướng quá lâu bởi như vậy thịt dễ bị cháy và khô.
Thịt lợn rừng nướng đầy dư vị
Theo tamarindsushi
Chuyện Xưa Xứ Quảng:gỏi Cá Nam Ô
Gỏi cá là một món ăn tiệc tùng dân dã mà bất cứ người dân Nam Ô nào cũng biết cách làm và làm rất ngon như có bí quyết gia truyền. Món ăn dân dã này trở thành đặc sản được người Nam Ô bày tiệc đãi khách phương xa, hoặc gặp mặt hội hè…
Đánh bắt cá trên sông Cu Đê (trái) và gỏi cá Nam Ô. (Ảnh: V.T.L)
Gỏi cá Nam Ô được làm từ những loại cá nhỏ như cá ve, cá trích hay cá cơm… Chọn cá thật tươi qua công đoạn làm sạch vảy, cắt bỏ đầu, lườn, đuôi, ướp gia vị ớt, tỏi, gừng, chanh, giấm… Cá được vắt khô trộn với thính bắp thơm lựng, Cách chế biến thật lạ kỳ vì gỏi cá không được nấu chín hoặc nướng qua lửa (nhiệt) mà được làm chín bằng “hương liệu pháp” rất bí truyền. Qua chế biến, cá cho ta cái cảm giác tươi rói, ngọt ngào mà lại không còn một mảy may mùi tanh đặc trưng của cá.
Mâm gỏi cá được người Nam Ô bài trí, thoạt nhìn đã mãn nhãn lắm rồi. Trên mâm xây đầy đọt rau rừng tươi rói nhiều màu sắc, màu đỏ vàng của bông trang chen lẫn màu tím của đọt lá tiêm lang rừng, lá xoài non nõn, lá móc trộn lẫn lá đinh lăng. Kế bên là đĩa khế thái ngang thái dọc hình ngôi sao 4 cánh, chuối chát thái dài màu trắng, đĩa ớt tỏi khép nép dưới xấp bánh tráng lụa chuyên dùng cho cuốn gỏi. Mùi thơm từ một tô đầy nước chấm đã kích thích vị giác đang chờ một lời chào “khai mạc” để được cuốn ngay những cuốn gỏi cá thơm lừng. Mâm gỏi cá dân dã Nam Ô trông đẹp như một bông hoa, chân tình mến khách như con người Nam Ô vậy.
Xin mời! Một bữa gỏi cá Nam Ô đã sẵn sàng. Vị ngọt nguyên sơ của cá, quyện với mùi rau rừng tươi rói, chát chát, nồng nồng, cay cay, chua chua… cuốn tròn trong lớp áo lụa bánh tráng quyện với nước chấm… Ngon tuyệt! Những người sành ẩm thực khuyên hãy dùng chút rượu để thưởng thức đến tận cùng bữa tiệc gỏi cá, bởi uống bia đầy bụng, còn chi ngon!
Gỏi cá Nam Ô quả là một nghệ thuật ẩm thực mà các vị tiền bối, những con người sành điệu đã chế biến ra, biết chọn những loại cá luôn có sẵn trong vùng, kết hợp tài tình cá với rau rừng hái trên Hòn Phụng (còn gọi là cấm Nam Ô), biết lấy nước luộc đầu cá, lườn cá phối trộn với mè rang, đậu phộng thành một thứ nước chấm, để khi đã chấm cuốn gỏi cá thì không thể nào quên. Ăn gỏi cá Nam Ô chỉ biết no chứ không biết ớn. Sẽ thấy giải nhiệt cơ thể. Quả là điều có thật.
Người dân ở đây lại còn chế ra một món gỏi cá khác, cũng nguyên liệu ấy, cũng rau rừng ấy, nhưng cá lại không được vắt khô, không dùng thính bắp để trộn mà trộn với mè rang giã dập, phủ lên trên mặt một lớp đậu phộng rang giã dập. Loại gỏi này khi ăn không cuốn bằng bánh tráng, không chấm mà chan nước chấm vào chén, bóp nhỏ bánh tráng gạo đã nướng vào chén và ăn bằng đũa. Cách ăn gỏi này khác hoàn toàn với gỏi cá (chấm nước chấm) nói trên, gọi là “gỏi dà”. Phải chăng do ăn theo kiểu “và” vào miệng (người dân địa phương gọi là “dà”) mà gỏi đã “chết tên” từ đó?
Có lắm khách phương xa thấy món ăn lạ, sau khi thưởng thức đã ví von: Ai đã từng thưởng thức sơn hào hải vị, nếu chưa biết đến gỏi dà Nam Ô là vẫn chưa biết nhiều về nghệ thuật ẩm thực…
Chính cái sự khoái khẩu ấy đã làm cho câu chuyện ngoa truyền về món gỏi cá Nam Ô thêm thú vị.
Thời trước, gỏi cá Nam Ô là sự lựa chọn để tiến vua, gỏi được các ngự trù (người làm bếp cho vua) chế biến theo kiểu Nam Ô, gói gỏi trong bánh tráng dâng vua. Ngài ngự thưởng thức, gật gù, khen ngợi – đúng là món ăn của bậc quân vương.
Vì là món của vua nên hạng dân dã không được phép dùng… Dân bản xứ Nam Ô lại chế tác món gỏi dà để ăn cho… đỡ tủi??!!
Bữa nọ vua vi hành ngang qua vùng Nam Ô, thấy phong cảnh hữu tình, địa trạch phong nhiêu. Vua hỏi ở Nam Ô có món gì ngon? Xã quan cung kính dâng lên món gỏi dà, cách ăn là phải tự múc vào chén, tự chan nước chấm và tự và vào miệng. Trong lúc đói gặp hương vị tuyệt vời của món gỏi… Vua hỏi: Sao ngon như thế này mà không thượng tiến?!
Từ đó, món gỏi dà dân dã được thay ngôi thành gỏi cung đình và món gỏi thượng tiến trước đó lại trở về thành gỏi cá dân dã Nam Ô.
Ai tin thì tin, chuyện có thể là không có thật, nhưng đã làm vui lòng khách thương và tạo cho buổi tiệc gỏi thêm phần thú vị.
Ngày nay gỏi cá Nam Ô được nhiều người biết đến, nhiều nơi chữ “Gỏi cá Nam Ô” được các nhà hàng ẩm thực ở các vùng duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và cả thành phố Hồ Chí Minh phồn hoa đô hội cũng trưng bày chào mời.
Nhưng quả ngọt của xứ Đoài được đem về trồng ở xứ Đông đâu thể ngọt bằng trên chính quê hương của nó. Ăn một bữa gỏi cá Nam Ô trên chính đất Nam Ô không những tận hưởng được vị ngon của nó mà còn cảm nhận được lòng hiếu khách chân tình của con người nơi này, được gửi gắm trong một bữa gỏi cá dân dã khi đãi khách phương xa.
Bạn đang xem bài viết Khó Quên Với Hương Vị Của Đặc Sản Gỏi Cá Nam Ô Đà Nẵng trên website Docdaochinhban.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!