Xem Nhiều 3/2023 #️ Gợi Ý Món Ăn Ngon Từ Thịt Bò Cho Bé Biếng Ăn # Top 12 Trend | Docdaochinhban.com

Xem Nhiều 3/2023 # Gợi Ý Món Ăn Ngon Từ Thịt Bò Cho Bé Biếng Ăn # Top 12 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Gợi Ý Món Ăn Ngon Từ Thịt Bò Cho Bé Biếng Ăn mới nhất trên website Docdaochinhban.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

GỢI Ý MÓN ĂN NGON TỪ THỊT BÒ CHO BÉ BIẾNG ĂN

14:32 – 07/05/2019

Thịt bò Úc không những có hương vị thơm ngon mà còn giàu dưỡng chất, ít chất béo, là thực phẩm lý tưởng để bổ sung dinh dưỡng cho các bé. SMILE SHOP sẽ mách bạn một vài món ngon từ thịt bò giúp bạn “dụ dỗ” những em bé biếng ăn.

Súp thịt bò bí đỏ phô mai

Cháo thịt bò rau củ

Cháo thịt bò rau củ đầy đủ dinh dưỡng sẽ chinh phục những em bé biếng ăn. Thịt bò Úc xay có chứa nhiều chất đạm bổ sung cho cơ thể bé, thêm phần rau củ có chứa nhiều Vitamin. Còn phần hương vị thì ngon khỏi bàn với lớp bò và rau củ băm nhỏ thơm ngọt, phần cháo nóng hổi mềm nhừ chắc chắn sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời.

Thịt bò xào bí đỏ

Đối với các bé biếng ăn, để bổ sung dưỡng chất thiết yếu cho các bé, bạn có thể dùng thịt bò Úc chế biến thành các món ăn lạ miệng như: bò xào bí đỏ – một món ăn vô cùng dễ chế biến, nguyên liệu cũng rất quen thuộc, dễ dàng tìm thấy ở bất kì siêu thị hay một khu chợ nào đó – không chỉ bổ sung sắt, đạm, mà còn bổ sung rất nhiều vitamin cho trẻ phát triển.

Thịt bò khoai tây viên chiên

Vỏ ngoài giòn rụm nhờ vụn bánh mì, bên trong nhân thì vô cùng tuyệt hảo nhờ thịt bò, khoai tây nghiền và một số loại rau củ khác. Chả viên thịt bò khoai tây vừa có vị ngon của một món chiên, lại vừa có đầy đủ chất xơ của rau nên bạn ăn hoài cũng không ngán. Những viên khoai tây thịt bò chiên xù nóng hổi có lớp vỏ vàng ươm, giòn giòn còn bên trong thơm ngon, mềm mại vô cùng hấp dẫn sẽ khiến bé nhà bạn thích mê.

Mì Spaghetti sốt bò bằm

Mì Spaghetti hay gọi tắt là Spaghetti là món ngon đặc trưng của Ý nổi danh không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Món ăn với các nguyên liệu đơn giản và dễ làm mà bạn hoàn toàn có thể tự làm ở nhà để chiêu đãi bé yêu nhà mình.

Hamburger bò

Hamburger bò vừa thơm ngon vừa tiện lợi. Là một món ăn giàu dinh dưỡng và được mọi người yêu thích, nhất là các em bé. Mẹ có thể tự tay chế biến humburger bò tại nhà cho các bé của mình vừa hợp khẩu vị, vừa an toàn lại không cần tốn công ra tiệm.

Thực Đơn Món Ngon Từ Thịt Bò Cho Bé Lười Biếng, Kén Ăn

Sự kết hợp mới lạ này sẽ đem đến cho bé hương vị thơm ngon khó chối từ.

Thịt bò xào măng tây, món ngon lạ miệng cho bé

Nguyên liệu:

Thịt bò: 200gr

Măng tây: 200gr

Tỏi: vài nhánh

Vừng rang chín: 1 nhúm nhỏ

Dầu ăn, dầu hào, hạt nêm, dầu mè (vừng)

Cách làm:

– Bước 1: Măng tây rửa sạch, bẻ thành từng khúc ngắn, bỏ đi phần gốc già. Tỏi lột bỏ vỏ, băm nhỏ.

– Bước 2: Thịt bò thái miếng dài nhỏ, ướp cùng một chút dầu mè, hạt nêm, dầu hào và một nửa chỗ tỏi băm.

– Bước 3: Măng tây đem chần qua nước sôi, vớt ra để ráo nước (có thể ngâm vào nước lạnh để giữ màu cho măng).

– Bước 4: Phi thơm chỗ tỏi còn lại, cho thịt bò vào xào. Khi thịt bò chín, cho măng tây vào xào qua, (có thể nêm thêm một chút hạt nêm cho vừa miệng) rồi tắt bếp.

Thịt bò hấp bí đỏ cho bé

Nguyên liệu:

Thịt bò 300g

Bí đỏ 200g

Một chút bột ngô

1 thìa nước tương, 1 thìa bột nêm, dầu vừng, gừng băm, tỏi băm, hành băm, hạt tiêu, ớt bột, rau mùi.

Cách làm:

– Bước 1: Thịt bò thái mỏng, ướp thịt với nước tương, bột nêm, gừng băm, chút tiêu, ớt bột và 1 thìa dầu vừng. Rắc 1 thìa bột ngô vào, trộn đều lên.

– Bước 2: Bí đỏ gọt vỏ rửa sạch, cắt miếng vuông. Xếp bí đỏ vào một cái âu, dồn bớt bí ra xung quanh để 1 khoảng ở giữa. Đổ thịt bò vào giữa âu, lên trên bí. Cho âu thịt bò bí đỏ vào nồi hấp trong 30 phút

– Bước 3: Đun nóng chút dầu ăn trong chảo, phi tỏi thơm rồi đổ lên trên âu bí. Thịt bò và bí đỏ chín, rắc hành xanh, rau mùi thái nhỏ lên trên, tắt bếp. Khi ăn đảo đều bí và thịt lên.

Món ăn chín mềm lại có vị ngọt dịu nhẹ thơm ngon. Đặc biệt mức độ dinh dưỡng từ thịt bò và bí đỏ sẽ giúp tăng cường sức khỏe cho bé.

Nguyên liệu:

-Thịt bò: 200g

– Cà chua chín: 1 quả;

– Thơm (dứa): 300g;

– Rau mùi, răm răm, lá lốt: 100g;

– Ớt sừng đỏ: 3 trái;

– Gia vị: Hành khô, tỏi, hạt nêm, muối, bột ngọt, tiêu, ớt bột, đường, nước mắm, dầu ăn.

Canh thịt bò nấu khế

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

-Thịt bò thái lát mỏng, ướp cùng với các loại gia vị khoảng 15 phút cho ngấm.

– Khế chua: rửa sạch, gọt 2 đầu và các viền khế, thái lát mỏng;

– Cà chua: rửa sạch, bổ múi cau, chia làm 8 miếng;

– Thơm: Gọt vỏ, rửa sạch, cứa sạch mắt, thái miếng mỏng vừa;

– Rau mùi, răm răm, lá lốt: Nhặt và rửa sạch, rau mùi cắt khúc 3cm, rau răm và lá lốt thái nhỏ

Bước 2: Cách nấu

– Cho thịt bò chảo đảo sơ với 1 thìa dầu ăn đến khi thịt chín tái thì trút ra đĩa;

– Phi thơm 1 thìa dầu ăn với phần hành tỏi băm nhuyễn còn lại và một ít ớt bột, cà chua để món canh có màu sắc hấp dẫn hơn

– Cho vào nồi một lượng nước vừa đủ, nêm thêm ½ thìa muối, 1 thìa hạt nêm, 1 thìa bột ngọt, ¼ thìa đường sao cho có vị vừa ăn;

Vậy là xong món canh thịt bò nấu khế. Món ăn hơi cầu kỳ và tốn thời gian nhưng đảm bảo sẽ khiến bé ăn cơm ngon hơn.

Sưu tầm

Gợi Ý 10 Món Cháo Cá Thu Cho Bé Ăn Dặm Giúp Bé Phát Triển Trí Não

Cá thu là thực phẩm rất tươi ngon, bổ dưỡng có giá trị dinh dưỡng cao. Bởi nó không chỉ cung cấp cho cơ thể các hoạt chất, protein, một số chất dinh dưỡng khác như chất sắt, phốt pho, canxi, kẽm…mà còn dồi dào vitamin như: vitamin B12, vitamin B2, vitamin PP.

Cá thu là loại hải sản chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng, thế nhưng chất đạm ở trong thực phẩm này lại có thể gây dị ứng vì thế để phù hợp và an toàn cho bé thì bố mẹ hãy tập cho bé ăn khi bắt đầu bước sang tháng thứ 7. Đầu tiên, nên tập cho trẻ ăn từng chút từng chút để làm quen. Và cần phải thận trọng với những trẻ có thể trạng dễ bị dị ứng.

Gợi ý 10 món cháo cá thu cho bé ăn dặm

1. Cháo cá thu cho bé ăn dặm kết hợp rau ngót

1 lát cá thu

1 nhúm rau ngót Nhật (hoặc rau muống)

1 nhúm gạo nấu cháo

Nước hầm xương hoặc nước luộc gà

Bạn nấu cháo bằng nồi cơm điện. Dùng nước hầm xương hoặc nước luộc gà nấu để cháo thơm ngon, nhiều dưỡng chất.

Trong khi chờ đợi cháo chín, bạn bắc nồi nước lên bếp, cho cá thu và vài lát gừng vào để luộc cá.

Rửa sạch rau ngót Nhật, bằm nhỏ.

Cá luộc xong, bạn gỡ lấy phần thịt, bỏ da và xương.

Dùng chày dằm nhuyễn cá, đánh cho tơi ra. Nêm 1 thìa phê nước mắm vào cá.

Bắc nồi lên bếp, cho xíu dầu ăn vào, đun nóng. Cho cá vào xào trên lửa vừa đến khi thơm, không xào quá lâu cá sẽ khô.

Bạn có thể bảo quản cá trong tủ lạnh, trong ngày bé ăn tới đâu thì lấy ra tới đó để cho vào nồi cháo.

Múc lượng cháo (kèm nước cháo) vừa đủ ăn vào nồi nhỏ, cho rau ngót Nhật vào đảo đều trên lửa nhỏ. Nêm thêm xíu nước mắm rồi tắt bếp.

Múc cháo ra bát rồi cho cá vào, trộn lên cho bé ăn. Ruốc cá thu có thể cho bé ăn kèm với cơm cũng rất ngon.

2. Cháo cá thu một nắng và cà rốt

1 lát cá thu một nắng

1 củ cà rốt

Nước hầm xương hoặc nước luộc gà

Cách nấu cháo cá thu cho bé ăn dặm

Bạn rửa sạch cá, bỏ xương và da, chỉ lấy thịt thái khúc đem đi ướp với xíu mắm và mì chính (bột ngọt) trong 15 phút.

Cà rốt thái hạt lựu.

Cho gạo và cà rốt vào nồi để nấu cháo với nước hầm xương hoặc nước luộc gà.

Trong lúc chờ cháo nở mềm thì bạn xào cá.

Bắc nồi lên bếp, cho xíu dầu ăn vào đun nóng, phi chút hành lá hoặc hành tím cho thơm.

Cho cá vào đảo.

Cá chín, bạn tắt bếp, trút ra tô, sau đó dùng thìa hoặc chày sạch dằm nhuyễn.

Bạn múc một ít cháo cà rốt ra bát, cho ít cá vào trộn đều cho bé ăn.

3. Cháo cá thu, gạo tẻ, rau mùi, cà rốt

Nguyên liệu để có món cháo cá thu cho bé ăn dặm lần này chính là cá thu, gạo (bình thường là gạo tẻ, nếu không có thì có thể sử dụng gạo nếp), cà rốt, rau mùi, hành lá cùng các loại gia vị quen thuộc, cần thiết.

Bước 1: Làm cá thu sạch sẽ, để ráo nước rồi cắt thành những miếng mỏng vừa vừa cho vào một bát sạch. Cho thêm nước mắm và hành lá vào để cá ngấm gia vị.

Bước 2: Đặt một chảo lên bếp, cho dầu ăn rồi cho tất cả cá vào lăn qua lăn lại cho thơm. Nhớ nên dằm cá cho thật bé, nhỏ để khi trộn vào cháo sẽ rất đều.

Bước 3: Cho gạo tẻ (hoặc có thể thay thế bằng gạo nếp) vào nồi rồi ninh nhừ cho đến khi thành cháo. Cạo vỏ cà rốt, rửa sạch rồi thái ra rồi cho luôn vào ninh nhừ cùng với cháo.

Bước 4: Khi cháo đã nhừ, vét hết bát cá đã lăn ở trên vào nồi cháo, để lửa nhỏ vừa và đun khoảng 30 phút cho chín cá. Nên ngoáy đều để cá lẫn đều trong cháo. Khi nào, cháo gần chín thì cho rau mùi đã được băm nhỏ vào, bởi là trẻ con ăn nên buộc phải nấu thật chín tới. Cuối cùng các mẹ nhớ nếm để bỏ thêm gia vị cho vừa khẩu vị.

Nguyên liệu cần có là: rau muống, cá thu (đồng khối lượng, khoảng 30g) rồi 35g cháo ăn dặm và một vài củ hành khô cùng gia vị cần thiết như dầu ăn…

Đầu tiên, làm sạch cá thu rồi băm nhỏ.

Đổ một ít dầu ăn vào chảo, cho hành (đã bóc vỏ và thái nhỏ) vào phi cho có mùi thơm rồi đổ tất cả cá thu đã băm ở trên vào xào lên.

Rau muống nhặt, rửa sạch, rồi cho vào cũng cho vào máy xay để xay nhuyễn ra.

Đổ gạo vào nấu cháo, khi gạo đã nát nhừ thì cho những nguyên liệu đã sơ chế ở trên thì cá thu xào, rau muống xay nhuyễn vào. Ngoáy đều đến khi chín kỹ thì đổ ra bát để nguội rồi cho bé ăn.

Nguyên liệu cần chuẩn bị 30g cá thu, 35g gạo nấu cháo, 15g đậu xanh, hành tím, hành hoa, rau mùi, gia vị.

Bước 2: Láng dầu vào chảo, phi thơm hành tím băm nhỏ, cho cá vào xào sơ.

Bước 3: Gạo bắt đầu nát và cháo chín thì cho cá vào rồi ngoáy đều lên, đun sôi, tiếp tục cho rau mùi đã được thái nhỏ vào và tắt bếp. Đổ cháo ra bát là mẹ đã có món cháo cá thu cho bé thưởng thức khi còn nóng ấm.

Bước 1: Đầu tiên, mang ¼ miếng cá thu đã chuẩn bị đi rửa sạch, rồi gỡ phần thịt bỏ xương cá đi. Cho ít dầu vào chảo rồi bỏ hành lá vào, cà chua vào phi thơm lên rồi cho phần thịt của cá thu vào xào đều lên. Đối với cà rốt và khoai tây thì đem gọt vỏ, rồi rửa sạch.

Bước 2: Sau đó cho khoai tây và cà rốt vào luộc chín. Cho vào máy xay để nghiền nhuyễn ra. Vo gạo đổ nước vào để nấu cháo, khi cháo chín nhừ thì cho phần thịt cá thu được sốt với cà chua vào ngoáy đều. Tiếp tục đun đến khi sôi thì cho cà rốt, khoai tây đã được nghiền nhuyễn vào vào khuấy đều tất cả.

Bước 3: Có thể cho thêm thì là hoặc hành lá đã được băm nhỏ để tạo mùi thơm rồi tắt bếp.

7. Cháo cá thu nấu với khoai lang

Cháo cá thu nấu với khoai lang là món ăn dành cho các bé từ 12-18 tháng tuổi. Nguyên liệu: Cháo trữ đông, 1/4 miếng cá thu, khoai lang, hành, thì là, phomai (tuỳ ý), dầu gấc hoặc dầu oliu.

Bước 1: Cá thu nên mua loại lóc thịt ra sẵn, đem về nhà thì băm nhuyễn.

Bước 2: Cho một tí ít nước lọc sạch sẽ vào cá thu băm nhuyễn này để cùng hòa vào, cho cá tan thật đều. Khoai lang rửa sạch, gọt vỏ, đem luộc chín rồi tán nhuyễn ra.

Bước 3: Các mẹ cho cá thu bằm vào chảo dầu nóng xào đều tay, cho nước vào đun sôi chung. Sau đó cho cháo khoai lang, cá thu và cháo đã nấu sẵn và cho bé thưởng thức.

8. Cách nấu món cháo cá thu bí xanh

Cách nấu cháo cá thu cho bé ăn dặm với bí xanh như sau:

Món cháo này phù hợp với bé 8 tháng tuổi, có thể thay thế cho các loại thực phẩm dinh dưỡng khác bổ sung cho bé hoặc những loại ngũ cốc giàu vitamin, thơm ngon ăn hàng ngày. Nguyên liệu: tương tự như cách nấu món cháo cá thu bí đỏ nhưng thay bí đỏ thành bí đao.

Bước 1: Đem cá thu rửa sạch, cho vào hấp chín rồi gỡ lấy thịt.

Bước 2: Phi thơm đầu hành trắng với dầu oliu. Sau đó cho cá vào đảo đều để cá săn lại. Bí đao, giá đỗ rửa sạch và trần qua với nước sôi và băm nhuyễn.

Bước 3: Đun cháo trắng, tiếp tục cho cá thu vào, đến khi sôi lăn tăn thì cho tiếp bí đao và giá đỗ vào rồi tắt bếp.

9. Cháo cá thu nấu với khoai tây

Bước 1: Cá thu hấp chín, gỡ xương cá vứt ra, còn lại phần thịt thì đem dằm nhuyễn ra để riêng. Tương tự, khoai tây cũng đem hấp, khi chín thì cũng dằm nhuyễn.

Bước 2: Nấu nồi cháo trắng rồi lần lượt cho cá thu với khoai tây đã tán nhuyễn ở phía trên vào, khuấy đều lên.

Khi chín thì nêm nếm gia vị, thêm khoảng 3 thìa nước mắm nhỏ kèm theo ít dầu ăn rồi tắt bếp

Nguyên liệu cần có là: rau muống, cá thu (đồng khối lượng, khoảng 30g) rồi35g cháo ăn dặm Hipp và một vài củ hành khô cùng gia vị cần thiết như dầu ăn…

Đầu tiên, làm sạch cá thu rồi băm nhỏ.

Đổ một ít dầu ăn vào chảo, cho hành (đã bóc vỏ và thái nhỏ) vào phi cho có mùi thơm rồi đổ tất cả cá thu đã băm ở trên vào xào lên.

Rau muống nhặt, rửa sạch, rồi cho vào cũng cho vào máy xay để xay nhuyễn ra.

Đổ gạo vào nấu cháo, khi gạo đã nát nhừ thì cho những nguyên liệu đã sơ chế ở trên thì cá thu xào, rau muống xay nhuyễn vào. Ngoáy đều đến khi chín kỹ thì đổ ra bát để nguội rồi cho bé ăn.

Gợi Ý 6 Món Cháo Cá Thu Cho Bé Ăn Dặm 7 Tháng Tuổi

Cháo cá thu là món ăn dặm thơm ngon, bổ dưỡng dành cho bé mà các mẹ không thể bỏ qua trong thực đơn của trẻ. Cá thu kết hợp cùng các loại rau củ sẽ tạo thành các món cháo cá thu cho bé ăn dặm trở nên thơm ngon và giàu dinh dưỡng hơn.

Lợi ích của cá thu khi cho bé ăn dặm

Cá thu là loại cá biển có thịt thơm ngon, dồi dào chất béo và nguồn đạm…Cá thu là loại cá nổi tiếng với vị ngon và còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Cũng như các loại cá khác, cá thu giàu Omega-3, đây là loại dưỡng chất giúp trẻ hình thành chất xám trong não khiến trí tuệ bé phát triển tốt hơn và làm tăng trí thông minh của trẻ.

Cá thu với hàm lượng lớn Omega-3 với thành phần chủ yếu là DHA rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của bé đặc biệt là phát triển trí não. Trẻ được bổ sung lượng cá thu phù hợp sẽ giúp bé phát triển tốt về trí não, tăng cường trí nhớ và giúp trẻ tập trung hơn.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra, cá thu còn cung cấp nhiều khoáng chất rất quan trọng cho sự sống con người như sắt, kẽm, canxi, phốt pho… Vitamin trong cá thu cũng rất nhiều, đặc biệt là vitamin nhóm B như B2 và B12, vitamin PP.

Bé mấy tháng tuổi ăn được cá thu?

Cá thu hay một số loại cá tốt cho bé ăn dặm khác như cá hồi, cá chép, cá basa đều là những loại cá giàu dinh dưỡng và được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng cho các bé ở độ tuổi ăn dặm. Theo các chuyên gia thì mẹ có thể cho bé làm quen với cá ở dạng sệt nhuyễn ngay từ khi bé bắt đầu ăn dặm ở độ 6 tháng tuổi. Tuy vậy, chất đạm trong hải sản nói chung và ở đây là cá thường gây ra những dị ứng cho trẻ khi mới làm quen. Vì vậy, mẹ nên cho bé ăn từ tháng thứ 7 trở đi là tốt nhất. Khi làm quen với cá hay đồ biển, đồ tanh mẹ nên cho bé ăn từng chút một để bé thích nghi dần. Với các bé có cơ địa dị ứng, mẹ nên thận trọng khi cho bé ăn.

Cá biển được coi là thực phẩm tuyệt vời đối với sức khỏe do chứa đạm có giá trị sinh học cao với tỷ lệ tương đối, phù hợp với cơ thể con người. Ăn cá ít nhất 3 lần/tuần rất có lợi cho sức khỏe. Một số loại cá biển giàu omega-3 nên ăn như cá hồi, cá thu, cá chúng tôi nhiên, một số loại cá biển có chứa hàm lượng thủy ngân lớn gây hại cho sức khỏe mà mọi người không nên ăn như cá kình, cá thu lớn, cá ngừ lớn…Tùy theo độ tuổi của bé mà mẹ cho bé ăn với lượng vừa đủ.

Với bé từ 7-12 tháng: mỗi bữa có thể ăn 20-30 g thịt của cá. Mỗi ngày có thể ăn 1 bữa, tối thiểu ăn 3-4 bữa/tuần.

Trẻ từ 1-3 tuổi: mỗi bữa ăn 30 – 40 g thịt của hải sản.

Trẻ từ 4 tuổi trở lên: có thể ăn 1-2 bữa hải sản/ngày, mỗi bữa có thể ăn 50-60 g thịt của hải sản

Các món cháo ăn dặm từ cá thu cho bé từ 7 tháng tuổi ăn dặm

1. Cháo cá thu rau muống cho bé 7 tháng tuổi

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Cách làm:

Bước 1: Mẹ lấy một miếng nhỏ cá thu được làm sạch đem luộc chín. Cá chín, mẹ lấy thìa tán nhuyễn thịt cá. Phi thơm hành, mẹ cho thịt cá vào xào qua rồi đổ thêm nước tiếp tục đun.

Bước 2: Cháo trắng mẹ cho vào cùng thịt cá, đảo đều.

Bước 3: Tiếp theo mẹ cho rau muống vào luộc bằng nước luộc cá. Rau chín, mẹ bằm nhỏ sau đó cho vào nồi cháo.

Bước 4: Chờ cháo sôi lên mẹ có thể tắt bếp. Múc cháo ra bắt cho guội bớt rồi cho bé thưởng thức.

2. Cháo cá thu bí đỏ cho bé ăn dặm

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

Bí đỏ: 30g

Cá thu: 30g

Gạo nấu cháo/ cháo ăn dặm mabu: 35g

Hành lá: 1 cây

Hành khô: ½ củ

Dầu ăn và các gia vị cho bé

Cách làm:

Bước 1: Gạo mẹ cho vào nồi ninh nhừ. Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng và cho vào ninh cùng cháo.

Bước 2: Cá thu mẹ làm sạch, để ráo nước.

Bước 3: Phi hành cho thơm và cho cá thu vào rán cho chín vàng đều. Bỏ da, dùng thìa tán cho nhuyễn hoặc dùng dao bằm nhỏ thịt cá.

Bước 4: Cháo khi đã chín nhừ, mẹ cho thịt cá vào đảo đều, chờ cháo sôi lại mẹ bỏ hành lá thái nhỏ vào khuấy đều rồi tắt bếp. Múc cháo ra bát cho bớt nguội rồi cho bé thưởng thức.

Ngoài món cháo cá thu bí đỏ, với bí đỏ mẹ có thể chế biến thành nhiều món ăn dặm tốt cho bé khác như:

3. Cháo cá thu đậu xanh cho bé ăn dặm

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

Cá thu: 300g

Đậu xanh (có vỏ hoặc không): 200g

Gạo tẻ: ½ bát

Hành khô, gia vị

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Cá thu mẹ đem rửa sạch bằng nước muối hoặc dấm để khử tanh.

Gạo vo sạch để ráo nước.

Đậu xanh rửa sạch rồi ngâm khoảng 3-4 tiếng trước khi đem nấu.

Hành khô bóc vỏ, thái nhỏ.

Bước 2: Cách nấu cháo:

Bước 1: Gạo mẹ rang lên để khi nấu cháo được thơm hơn. Cho gạo và đậu xanh vào nồi nấu với tỉ lệ 1 gạo và đậu xanh, 4 phần nước. Ban đầu mẹ nấu lửa to cho sôi sau đó vặn nhỏ lửa để ninh nhừ.

Bước 2: Cá mẹ luộc chín, gỡ xương, phần thịt dùng thìa tán nhuyễn.

Bước 3: Mẹ phi hành cho thơm sau đó cho thịt cá vào xào qua cho thơm sau đó cho thịt cá vào cháo đã ninh nhừ rồi đảo đều. Chờ cháo sôi mẹ tắt bếp, múc cháo ra bát cho nguội bớt rồi cho bé dùng.

4. Cháo cá thu khoai tây cho bé ăn dặm

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

Bước 1: Cá thu mẹ đem hấp chín, gỡ xương. Dùng thìa/ nĩa tán nhuyễn phần thịt cá.

Bước 2: Khoai tây mẹ gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng nhỏ rồi đem hấp chín sau đó tán cho nhuyễn.

Bước 3: Cho cháo trắng vào nồi cùng nước dùng cho bé ăn dặm. Đun sôi cháo sau đó mẹ cho cá và khoai tây vào khuấy đều. Mẹ có thể cho thêm chút nước mắm vào cháo cho bé. Chờ cháo sôi, mẹ tắt bếp, cho thêm khoảng 3ml dầu ăn của bé vào. Múc cháo ra bắt cho nguội bớt rồi để bé thưởng thức.

Đối với các bé lớn tuổi hơn một chút, mẹ có thể kết hợp các món cháo khoai tây cùng món súp khoai tây cho bé ăn dặm để đa dạng thực đơn ăn dặm của bé.

5. Cháo cá thu cà rốt cho bé ăn dặm

Cà rốt là một loại rau củ giàu dinh dưỡng rất tốt cho bé ăn dặm. Ngoài món cháo cá thu rau ngót, cà rốt còn có thể kết hợp được với rất nhiều loại thực phẩm khác để tạo thành món cháo ăn dặm cà rốt cho bé từ 6 tháng tuổi.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

Bước 1: Làm sạch cá thu bằng nước muối loãng. Tiếp theo mẹ thái thành những miếng nhỏ.

Bước 2: Mẹ vo sạch gạo. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, cắt hạt lựu. Cho gạo và cà rốt vào nồi ninh đến khi chín nhừ.

Bước 3: Cá thu mẹ xào nhanh với lửa lớn để cá chín nhanh mà không bị dai. Cá chín, mẹ lấy ra tán nhuyễn.

Bước 4: Cho phần cá thu đã sơ chế vào nồi cháo, khuấy đều. Chờ cháo sôi mẹ tắt bếp. Múc cháo ra bát chờ nguội bớt là mẹ có thể cho bé thưởng thức.

6. Cháo cá thu rau ngót nhật cho bé ăn dặm

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

Bước 1: Đầu tiên, mẹ cho cá vào luộc. hấp cùng một vài lát gừng để khử mùi tanh của cá. Cá chín, mẹ gỡ lấy phần thịt, bỏ da. Dùng thìa tán nhuyễn phần thịt cá.

Bước 2: Cho một ít dầu ăn để xào cá. Mẹ xào cá cho đến khi thấy có mùi thơm.

Bước 3: Mẹ cho thêm nước vào nồi để nấu cháo. Khi cháo sôi, mẹ cho rau ngót nhật đã thái nhỏ vào đảo đều. Tiếp đến mẹ cho thịt cá đã xào vào khuấy đều. Chờ cháo sôi, mẹ tắt bếp, múc cháo ra bát cho nguội bớt rồi cho bé thưởng thức.

Vậy là các mẹ đã cùng Blog Mẹ Yêu Con tìm hiểu lợi ích của cá thu đối với bé ăn dặm cùng 6 công thức nấu cháo cá thu cho bé ăn dặm 7 tháng tuổi. Chúc mẹ thành công!

Bạn đang xem bài viết Gợi Ý Món Ăn Ngon Từ Thịt Bò Cho Bé Biếng Ăn trên website Docdaochinhban.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!