Cập nhật thông tin chi tiết về Ghé Nghệ An Thưởng Thức Đặc Sản Thịt Chuột Yên Thành mới nhất trên website Docdaochinhban.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Chẳng biết tự bao giờ, món đặc sản thịt chuột đồng được người dân vùng quê lúa chiêm trũng Yên Thành duy trì và gìn giữ cái nghề săn món đặc sản này suốt nhiều đời qua.
Từ tháng 10 âm lịch cho đến lúc tiết trời chuẩn bị sang Xuân, người dân các xã Mã Thành, Đức Thành, Phúc Thành…của huyện Yên Thành lại í ới nhau đi săn chuột đồng. Họ bắt chuột để bảo vệ mùa màng và cũng nhằm mục đích về chế biến thành đặc sản.
Chẳng cần công nghệ tinh vi, với cuốc, thuổng trên tay, lớp trẻ đang học cấp 2, cấp 3 có thể tranh thủ đi săn bắt chuột ở những cánh đồng ruộng lúa đã gặt hái xong. Theo các thợ nghề lâu năm trong làng săn chuột đồng Đức Thành, thời điểm này thịt chuột sẽ săn chắc, béo ngậy và thường dễ bắt vì mùa màng đã gặt hái xong.
Để bắt chuột, theo kinh nghiệm trong nghề là phải chọn được vùng cù lao giữa chiêm trũng để lần theo “dấu vết, con đường” mà chuột đồng thường làm tổ để tổ chức bao vây. Bởi những cù lao là nơi chuột đồng thường trú ngụ, làm tổ “ngủ đông” sau khi mùa lúa chín đã gặt hái xong.
Với công cụ làm nông, mỗi ngày, người dân ở đây có thể bắt được từ 10-30 con chuột đồng trưởng thành, mỗi con có trọng lượng khoảng 500-700g đem về. Mỗi kg chuột đồng, thương lái thu mua với giá tầm 100.000 -150.000 đồng/kg tùy loại.
Mùa hanh hao cũng là thời điểm người dân Yên Thành tổ chức đi săn chuột đồng sau khi xong mùa vụ. Tiếng gọi nhau í ới của người thợ săn, âm thanh lít nhít từ những con chuột bị bắt cho vào lồng khiến cả vùng quê như vào mùa trẩy hội.
Anh Thành (30 tuổi), một thợ săn chuột đồng chuyên nghiệp ở xã Đức Thành cho biết, để bắt được nhiều “chiến lợi phẩm” phải có kinh nghiệm. Bởi dân địa phương ở đây không phải ai cũng biết cách để xác định đúng vị trí chuột ẩn nấp mà phải chọn được vùng đất, vùng tổ của chuột đồng thường lui tới.
“Nhiều năm quê hay có lũ lụt quét qua thì chuột đồng cũng không thể bám trụ được ở bờ cao nên thường dẫn nhau đến những cù lao giữa cánh đồng để trú ngụ. Còn mùa hạn thì dọc mép sông, kênh mương, chuột đến để đào hang, làm tổ để thuận tiện việc kiếm thức ăn là tôm, cá, cua…nên thường chắc thịt. Chuột đồng có thể săn bắt được quanh năm nhưng để chất lượng hơn thì phải từ tháng 10 âm lịch trở đi cho đến áp Tết rồi hết tháng 3 âm năm sau, chuột đồng mới lên hương được.
Bởi mùa này, chuột thường ở lỗ, nằm hang ít đi lại nên con nào cũng to, săn chắc. Và, người đi săn phải đi chân đất, nếu nghe tiếng động nó sẽ chạy ngay.
Chính vì vậy, vào thời điểm gần Tết, người dân ở đây thường hò nhau đi bắt chuột ngoài đồng về chế biến thành món đặc sản phục vụ nhu cầu thực phẩm cho bữa ăn” – anh Thành nói.
Theo tác giả Vũ Bằng trong cuốn “Món lạ miền Nam” đã viết rằng “thịt chuột không phải là thứ ăn chơi ăn bời nhưng là một thực phẩm gia dụng, một món ăn được nhiều người ưa chuộng và ca tụng hơn cả thịt gà, thịt vịt, thịt rừng, thịt chó”.
Còn trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài cũng nói đến món canh cải nấu thịt chuột của cặp vợ chồng này đến nay vẫn còn lưu truyền.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho hay chuột đồng là loại động vật có thể ăn được, thậm chí còn rất giàu dinh dưỡng, không khác gà, lợn, bò… Đây là món ăn lành, không gây dị ứng nếu được chế biến đảm bảo vệ sinh.
Ngược dòng lịch sử, ở Trung Hoa thời Từ Hy Thái Hậu đã dùng thịt chuột bao tử trong lễ chiêu đãi liên quân 8 nước với tư cách là 1 trong 7 món ăn đặc biệt nhất trong số 140 món ăn được giới thiệu suốt 7 ngày đêm.
Dọc dài đường thiên lý Bắc – Nam của nước ta, thịt chuột đồng được truyền tai nhau trong các giai thoại về văn hóa ẩm thực từ xưa tới nay. Và, đây cũng là nguồn thực phẩm được chế biến thành nhiều món ăn sau khi hui trên lửa rơm như: Nướng than hoa, hấp lá chanh, chiên giòn, nấu giả cầy, băm nhỏ xào rim xúc bánh đa…cùng gia vị tiêu, chanh, muối, ớt.
Thậm chí, các tỉnh vùng đồng bằng Sông Cửu Long, họ coi thịt chuột đồng là thứ hàng hóa bán buôn luôn đắt hàng mỗi dịp lễ, Tết được chế biến thành 16 món như xối mỡ, xé phay, khìa nước dừa, kho tàu đến chuột quay lu… Đặc biệt, ở vùng này, thịt chuột được đặt cho cái tên rất tò mò đó là món “Trinh nữ kén chồng” khiến dân nhậu thập phương rất thích thú.
Theo các “đầu bếp làng” có kinh nghiệm chế biến món thịt chuột thì để làm được món ăn độc đáo này cũng lắm công phu. Đó là làm sạch chuột bằng cách bỏ đầu, lột da, bóc bỏ nội tạng và bộ phận bài tiết gồm hạch ở bẹn của hai đùi sau rồi rửa sạch rửa sạch. Tiếp đến dùng tre hoặc trúc chẻ thành que làm gắp nướng trên than củi, thớ thịt chuột sẽ tươm mỡ, cháy xèo xèo.
Còn người dân địa phương cho rằng, từ lâu, huyện Yên Thành từ lâu được nhiều người gắn cho cái mác “dân thịt chuột”, vì nơi đây được xem như vựa lúa lớn nhất tỉnh Nghệ An bởi cứ sau mùa gặt lại kéo nhau ra đồng săn chuột về ăn.
Với người dân Yên Thành, món đặc sản này chưa phát triển thành hàng hóa phổ biến nhưng khi vào dịp cuối Hạ, lập Đông gối vụ, thịt chuột đồng lại râm ran ở khắp làng quê lúa.
Dịp Tết, người dân địa phương cũng thường dự trữ thịt chuột đồng để đưa ra chế biến bày mâm cỗ mời mọi người. Với họ, dịp này cũng là cơ hội để khẳng định nhà mình có “mâm cao cỗ đầy” hay không nếu thiếu món thịt chuột thì chẳng thành đại tiệc trong ngày Tết đến, Xuân về.
Tác giả: Ngọc Thái (Yên Thành, Nghệ An)
Thịt Chuột Yên Thành Quê Tôi Là Ngon Nhất
Cái danh xưng “Yên Thành thịt chuột” ban đầu nghe khó lọt tai, nhưng về sau càng thấy tự hào vì quê mình có món ngon nổi tiếng, được lên ti vi, khắp các báo lớn, báo nhỏ đưa tin, viết bài rầm rộ. Và giờ thì “Yên Thành thịt chuột” đã thành câu cửa miệng của người dân xứ Nghệ khi nhắc đến huyện lúa.
Nói “Yên Thành thịt chuột” là nói chung cho cả huyện, chứ trên thực tế, nhiều xã chỉ là hưởng xái cái tên gọi ấy mà thôi. Bắt chuột có nghề phải về những vùng quê như Đức Thành, Mã Thành, Phú Thành… Như làng Thọ Bằng – Đức Thành, săn chuột đã trở thành truyền thống của nhiều gia đình. Nói như vậy để thấy rằng, có được món ngon cũng phải có nghề, có mẹo chứ không phải ai cũng làm được. Có người chỉ đi săn chuột một buổi đã bắt được năm, bảy chục con, có người rong ruổi cả ngày chỉ bắt được vài ba con lèo tèo.
Chuột nhiều nhất là sau mùa gặt. Lúc này, chuột no và béo vàng nên thường chui vào những lùm cây lớn ở giữa đồng hoặc đào hang ở những bờ ruộng… Khi phát hiện ra nơi ẩn náu của chúng, lấy những cái sọc đan bằng tre hoặc bằng sắt ngụy trang ở các lối mòn mà chuột đi nhiều đã tạo nên, rồi thợ săn dùng rơm khô đốt lửa, un khói ở hang chính, khói cứ thế len lỏi vào khắp cùng hang, ngách, chuột không chịu được khói chạy ra và mắc vào những chiếc sọc. Đối với những con chuột cố thủ trong hang không chịu ra, thợ săn dùng nước đổ ngập hang, chuột sẽ không thở được, ngóc đầu lên, lúc này chúng uống nước no nên rất dễ bắt, người thợ chỉ việc nắm tai lôi nó lên một cách dễ dàng. Để biết những hang, hốc có chuột hay không, chỉ cần gọi thêm một chú chó đi săn cùng. Với khứu giác tuyệt vời của họ nhà chó, chỉ vài giây là chúng có thể xác định cho gia chủ những nơi có chuột trú ngụ. Chuột bắt xong xâu vào những chiếc lạt tre, khi xâu không làm chuột chết, để khi làm thịt chuột được tươi, thơm. Nếu bắt được nhiều thì những người thợ săn bỏ vào lồng sắt mang đi bán cho dân nhậu, hoặc những đại gia sành ăn món “tiểu thỏ”.
Ban đầu, tôi cũng rất ghê, khi được mọi người rủ ăn thịt chuột. Nhưng chỉ sau một lần tôi bị bạn đánh lừa thịt chuột là thịt thỏ, tôi gắp nhầm rồi mê nó đến bây giờ. Mỗi lần về quê không chè chén với bạn bè một chầu thịt chuột xem ra chưa trọn tình, trọn nghĩa. Suốt ngày, ti vi ra rả thịt động vật thối, nội tạng ôi thiu tuồn vào Việt Nam hàng chục tấn, nghe thấy mà cứ thương thương dân mình phải ăn những thứ ấy. Nhưng khổ nỗi có nhiều người mè he, khi nghe người khác kể chuyện ăn thịt chuột thì tỏ ra không hài lòng và kinh tởm. Đó âu cũng là cái biểu hiện quan điểm của từng người. Nhưng tôi đồ rằng, những tín đồ đam mê ẩm thực, nếu một lần được ăn món thịt chuột đồng Yên Thành quê tôi họ sẽ sẵn sàng bầu chọn nó vào tóp ten những món ăn ngon nhất.
Vừa rồi tôi đọc Báo Sài Gòn tiếp thị thấy có hẳn một phóng sự về chuột đồng Yên Thành vào Nam. Thế là “cụ tý” không chỉ là món ngon quê nhà mà bây giờ đã trở thành mặt hàng xuất khẩu làm giàu cho quê hương. Gấp tờ báo vào túi, nhíp một ngụm cà phê, tôi cười tủm tỉm với cái tin đáng mừng cho người dân quê quanh năm úp mặt vào đất, ngửa lưng lên trời.
Nguồn : Phuongnamplus.vn
Thưởng Thức Đặc Sản Gỏi Cá Tân Mai
Nếu có về Biên Hòa, khu vực Tân Mai hay Tam Hiệp, các bạn không thể không ghé qua quán gỏi cá Đồng Nai, nằm sát bờ sông, khu làng cá bè Tân Mai. Trong đó, có món gỏi cá đặc biệt, được gọi là “Gỏi cá Tân Mai”.
Chỉ đơn giản là một đĩa thịt cá cùng với nối nước lèo kèm theo đủ thứ rau và một không gian đặc trưng, vậy mà gỏi cá Biên Hòa đã được biết đến như một thương hiệu ẩm thực bình dân đặc sắc.
Gỏi cá Tân Mai được làm từ cá điêu hồng, cá chép hay cá tai tượng, nhưng phổ biến vẫn là cá điêu hồng vì nhiều thịt. Món gỏi cá ngon ở điểm nguồn nguyên liệu dễ tìm, luôn trong trạng thái tươi sống. Con cá còn bơi quẫy tung tăng trong hồ được vớt ra, với thao tác nhanh gọn, chính xác, đầu bếp cầm con dao bén ngót lát một đường dọc theo xương sống từ đuôi đến mang, lộn ngược má thịt ra ngoài, sau đó nạo thành từng miếng cá mỏng, dài khoảng 2 đốt ngón tay rồi trộn chung với gia vị và nước sốt được làm từ thịt cá, gan cá, mỡ cá đun sôi chung với hành, sả, riềng và rưới lên cá, bên trên rắc thêm ít hạt mè rang.
Gỏi cá không ăn sống mà ăn kèm với nước sốt. Đây cũng chính là nguyên liệu quan trọng quyết định độ ngon của món ăn này. Nước sốt đựng trong một cái xoong nhỏ, để trên bếp ga. Khi nước sôi, tỏa ra một mùi thơm hấp dẫn của các gia vị. Ngoài nước sốt, gỏi cá còn ăn kèm với rau sống nhiều loại, từ đinh lăng, lá lốt, lá mơ, lá sung đến húng quế, ngò gai, tía tô, diếp cá…
Gỏi cá còn ăn kèm với rau sống nhiều loại húng quế, ngò gai, tía tô, diếp cá…
Nhưng vị ngon của món gỏi vẫn chưa kết thúc ở nồi nước sốt, bởi còn đi kèm với đĩa rau kiểu nhà quê mộc mạc gồm những vị chát, hăng, ngọt, bùi từ đinh lăng, lá lốt, lá mơ, lá sung đến húng quế, ngò gai, đài bì, tía tô, dấp cá. Để thưởng thức một miếng gỏi cá trọn vẹn, tất cả các loại rau xếp gọn gàng vào lòng chén, nhón đũa gắp miếng cá, chần sơ vào nồi nước sốt nóng hổi, bỏ vào mớ rau cuộn chắc lại, kèm thêm củ hành tím, miếng ớt hiểm. Đem chấm cuốn cá vào nước sốt, chầm chậm nhai để cảm nhận vị ngọt của cá, mùi thơm phảng phất của thính và gia vị, đến các vị cay của hành, ớt, sả, chát, đắng, nồng của rau. Trước mặt là dòng sông phong cảnh hữu tình, gió thổi mát rười rượi. Đến đây mới thực sự lột tả hết cái ngon của món gỏi cá Biên Hòa. Kèm với gỏi cá lúc nào cũng có đĩa bánh đa. Có thể nhấm nháp bánh không hoặc chấm bánh với nước sốt để thử cảm giác lạ khi kết hợp hai thứ với nhau.
Vừa thưởng thức món ăn đặc sắc, vừa ngắm nhìn dòng sông Đồng Nai lững lờ trôi, bên kia sông là Cù lao Phố, phong cảnh hữu tình, cảm giác không gì tuyệt hơn.
QH
Bánh Gật Gù, Đặc Sản Tiên Yên, Quảng Ninh
Ở Quảng Ninh, cụ thể là huyện Tiên Yên có món bánh với tên rất ngộ nghĩnh đó là “bánh gật gù”, bánh này cùng với gà đồi Tiên Yên là đặc sản ngon ở nơi đây.
Về nguồn gốc cái tên của món bánh gật gù nhiều người cho biết: Trước kia tại làng Tiên Yên, một số hộ gia đình làm bánh phở bán. Do người già và trẻ con thường thích ăn bánh không nhân cuốn thành cuộn dài, bánh dẻo quẹo cứ gật lên gật xuống (như người gật cái đầu ngả nghiêng lên xuống), khi ăn chấm nước mắm thấy rất ngon miệng, nên cái tên “gật gù” mang ý nghĩa và xuất phát từ đó.
Bánh gật gù được làm từ bột gạo tẻ có bề ngoài gần giống bánh phở, bánh cuốn. Thường thì gạo được ngâm qua đêm cho ngấm đủ nước, vớt ra để ráo rồi nghiền thành bột nước. Lúc nghiền bột cho thêm một ít cơm nguội vào để khi tráng bánh vừa phồng xốp, dẻo lại vừa mềm mịn.
Cách làm bánh gật gù về hình thức giống như cách làm bánh cuốn. Cũng là bột được xay từ gạo ngon, ngâm từ trước. Bí quyết làm bánh gật gù là khi xay gạo, chủ nhà sẽ cho thêm một ít cơm nguội để bánh ngon hơn, ngoài ra, xay bột nước và xay bằng cối đá.
Tráng bánh gật gù phải là người làm quen tay mới biết cách pha bột sao cho không đặc và cũng không bị loãng quá. Múc lượng bột vừa phải đổ lên khuôn dàn bột thành hình vòng tròn dày hơn bánh cuốn, mỏng hơn bánh đa, đậy nắp lại chờ khi bánh chín sẽ nở phồng lên, dùng một ống tre lấy bánh ra cuốn thành cuộn dài.
Để bánh không bị dính sát vào nhau, người ta sẽ trải một lớp lá chuối ở dưới, sau đó thì đem cuốn lại. Vỏ bánh gật gù khi chưa cuộn có thể gợi liên tưởng tới món phở cuốn của Hà Nội. Ngoài độ dày của vỏ bánh, khác biệt chính giữa bánh gật gù và bánh cuốn là ở chỗ: bánh cuốn thì có nhân (nhân thịt, hành, mộc nhĩ…) còn bánh gật gù thì hoàn toàn không có nhân.
Bánh gật gù cũng cần nước chấm, thông thường, nước chấm làm khá cầu kì. Chưng nước mắm với mỡ gà (dùng gà đồi thả tự nhiên ở nơi đây), hành phi và cho thêm thịt băm để nước chấm đậm đà và ngon hơn. Thức ăn đi kèm là khâu nhục (thịt hầm nhừ). Nếu ăn không hết, bỏ vào tủ lạnh, hôm sau cắt thành từng miếng nhỏ rồi xào với thịt bò hoặc ăn kèm với nước ninh xương như bún và phở cũng ngon tuyệt.
Bánh gật gù mềm, mát quyện vị ngậy bùi của miếng khâu nhục, hòa lẫn với nước chấm mỡ gà đồi, ai đã ăn rồi sẽ còn muốn ăn nhiều lần nữa.
Người dân địa phương bảo, ăn bánh gật gù chẳng những ngon, bổ, mà còn là thứ thuốc giải cảm rất hữu hiệu.
Người Quảng Ninh có một quy tắc bất thành văn rất thú vị. Đó là khi ăn người chủ nhà cầm bánh lên trước chuyển động nhẹ để miếng bánh gật gù 3 cái, sau đó khách đáp lễ lại cũng làm cho bánh gật gù 3 cái rồi cả hai mới chấm nước mắm rồi cùng thưởng thức.
Bạn đang xem bài viết Ghé Nghệ An Thưởng Thức Đặc Sản Thịt Chuột Yên Thành trên website Docdaochinhban.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!