Cập nhật thông tin chi tiết về Đậu Gà Và Những Món Ngon mới nhất trên website Docdaochinhban.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
KHPTO – Đậu gà – tên gọi tiếng Anh là Chickpea, là một giống cây thuộc họ đậu, được trồng rộng rãi vì giá trị dinh dưỡng của hạt. Đậu gà là thực phẩm phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong ẩm thực của nhiều nước: Ấn Độ, châu Phi, Trung Á hay Trung và Nam Mỹ. Hạt giống sớm nhất được tìm thấy ở Trung Á cách đây 7.500 năm và được du nhập vào Ấn Độ thế kỷ 18.
Đậu gà được biết đến với giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt là hàm lượng chất đạm, protein và chất xơ. Nếu so với các loại hạt và đậu khác, lượng đạm trong đậu gà ở mức cao. Đồng thời, trong đậu còn có một số vi chất như sắt, kẽm, kali, vitamin K, C, B6… Trong 100 g (khô, chưa chế biến) có: cung cấp 370 calo; protein: 20 g; chất xơ: 18 g; chất béo: 6 g; muối: 24 mg; sắt: 5,4 mg; calci: 120 mg; vitamin C: 4,8 mg; vitamin B6: 0,5 mg; magnesium: 90 mg và một số dưỡng chất khác.
Cách chế biến và công thức
Đậu gà thường được bảo quản bằng cách phơi khô. Để chế biến, bạn nên ngâm ít nhất khoảng 8 tiếng hoặc qua đêm. Việc này giúp giảm thiểu một số enzym có hại cho đường tiêu hóa trong đậu, đồng thời tiết kiệm thời gian chế biến. Không nên ăn sống (các loại đậu nói chung) vì một số hợp chất không tốt cần được nhiệt phân hủy trước khi ăn. Đậu gà khi ăn thì bùi ngọt. Với hàm lượng chất xơ cao sẽ làm bạn “nhanh no bụng”.
Đậu gà rất dễ sử dụng trong các công thức, từ nhiều nền ẩm thực khác nhau. Bạn có thể: luộc, rang, hấp, hầm, chiên rán…
– Cách làm: đậu gà ngâm nước ít nhất 3 – 4 tiếng, tốt nhất là nên ngâm qua đêm, khi ngâm cho vào chút muối/giấm. Trời nóng thì nên ngâm đậu trong tủ lạnh. Đậu ngâm xong, rửa sạch, luộc chín, khoảng 30 phút. Cho chút dầu vào chảo nóng (hoặc có thể bỏ qua), đảo đều đậu. Cho thêm bột cà ri (lượng tùy vào khẩu vị của mỗi người), chút muối, xì dầu và rang cho đậu ngấm gia vị. Nếu có thể, hãy thêm bột hạt thì là Ai Cập (bột cumin) để món ăn thơm hơn.
Đậu gà kho sữa dừa
– Nguyên liệu: đậu gà; nấm hương; hành khô, tiêu, nước tương, sữa dừa (nước cốt dừa), đường thốt nốt.
– Cách làm: nấm hương rửa sạch, ngâm nước ấm khoảng 20 phút. Đậu gà ngâm qua đêm. Hành khô bóc vỏ, băm nhỏ, phi thơm với chút dầu. Cho nấm hương vào xào với hành khô cho xém cạnh với nước tương. Cho đậu gà vào đảo đều, cho thêm nước ngâm nấm hương xăm xắp và ninh khoảng 10 phút. Thêm tiêu, đường, sữa dừa vào nồi và nấu với lửa nhỏ tiếp 15 – 20 phút cho đậu gà chín bở, ngấm gia vị. Nêm nếm thêm nước tương cho món ăn vừa miệng.
Sữa đậu gà khoai lang
– Nguyên liệu: đậu gà: 50 g; 100 g khoai lang; 1 lít nước nóng; một chút muối.
– Cách làm: đậu gà ngâm qua đêm rồi luộc chín. Ninh đậu khoảng 30 phút cho chín mềm và bở. Có thể dùng nồi áp suất để rút ngắn thời gian nấu. Khi nấu cho thêm một tí muối để đậu gà ngon hơn. Khoai lang gọt vỏ, cắt khúc và hấp chín trong khoảng 15 – 20 phút. Cho đậu gà, khoai lang, nước nóng vào cối xay sinh tố và xay thật nhuyễn.
Sữa đậu gà khoai lang ngon nhất khi uống nóng. Vừa thổi vừa nhâm nhi. Bạn có thể để nguội rồi bảo quản. Khi uống thì hâm nóng lại.
Những Món Ngon Từ Thịt Xay Và Đậu Hũ Gây Thương Nhớ Của Người Hà Nội
1 – Đậu sốt thịt xay – Món ngon từ thịt xay
Chế biến cùng với thịt xay tạo nên món ăn lạ mà quen không gì khác chính là những thanh đậu phụ thanh đạm. Ăn là lạ mà chế biến cũng rất đơn giản, nhanh chóng. Bạn chỉ cần cắt đậu phụ thành miếng vuông nhỏ. Phi thơm hành, gừng, tỏi sau đó thêm thịt băm vào xào, thêm gia vị và cho đậu phụ vào là đã có một món đậu sốt thịt thơm ngon chuẩn vị rồi.
2 – Thịt viên đậu phụ chiên – Món ngon từ thịt xay
Lại là sự kết hợp giữ thịt xay và đậu phụ nhưng lại được chế biến theo một công thức hoàn toàn mới lạ. Thịt và đậu đều được xay nhuyễn, nghiền nát hòa quyện cùng nhau, thêm chút gia vị, tạo hình và chiên giòn lên.
3- Canh rau cải thịt viên đậu hũ – Món ngon từ thịt xay
Món mặn, món xào, món canh là 3 hương vị món ăn không thể thiếu trong bữa cơm gia đình. Đặc biệt sau một ngày làm việc mệt nhóc, được thưởng thức một món canh thơm ngon, ngọt bùi thì còn gì bằng. Sự kết hợp từ rau cải giúp thanh nhiệt, thêm với thịt viên bùi bùi, ngon ngọt xua tan đi bao mệt nhọc. Vào ngày thời tiết oi bức được thưởng thức thì thật tuyệt.
Ngoài ra thịt viên còn có thể kết hợp nấu nhiều món canh khác như: Canh bí viên, canh rau ngót thịt viên,… đều là những món canh thân thuộc trong bữa cơm gia đình.
4 – Đậu nhồi thịt xay – Món ngon từ thịt xay
Hai nguyên liệu thân quen nhưng lại chế biến ra vô vàn món ăn ngon, trong đó không thể không nhắc đến đậu nhồi thịt. Chế biến có phần cầu kì và khéo léo hơn một chút. Trộn hỗn hợp thịt xay cùng gia vị, sau đó khéo léo nhồi vào trong đậu hũ làm sao cho miếng đậu không bị nát, đẹp và vừa miếng. Chế biến cầu kì nhưng khi ăn thấy thật xứng đáng vì hương vị hấp dẫn của nó.
Đổi vị với món chiên ngũ sắc. Màu vàng của trứng, màu trắng của đậu hũ, màu xanh của hành lá và một chú đỏ của thịt xay quyện hòa với nhau. Nêm thêm gia vị mắm, bột ngọt cho lên bếp chiên vàng giòn. Hương vị thơm ngon, rất đưa cơm.
Đậu hũ, thịt xay nguyên liệu tạo nên món ăn ngon, giá cả hợp lý
Cả hai đều là loại thực phẩm có mức giá khá vừa túi tiền nhưng mang lại hương vị thơm ngon, dễ ăn. Bạn có thể dễ dàng mua hai nguyên liệu này ngoài chợ, ngoài siêu thị.
Thịt xay bạn có thể chọn mua ở các của hàn siêu thị lớn, thịt đã được chế biến và được xay sẵn với số lượng lớn từ máy xay thịt, bạn không cần phải thái hay băm nhuyễn khi mua về nữa.
Đối với gia đình,sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo bởi năng suất nhỏ chỉ từ 1- 2kg/ lần, 1 ngày xay không quá 20kg để đảm bảo độ bền cho máy. Trước khi xay giò, bạn cần dùng máy xay thịt công nghiệp AKS để xay mỡ, sau đó bảo quản trong tủ đông để sáng hôm sau xay giò.
Khách hàng có nhu cầu làm giò số lượng lớn thì hãy tham khảo máy xay giò chả công nghiệp từ 5kg trở lên. Ngoài máy xay đùn thịt, thì bạn sẽ cần thêm để hấp chín giò một cách nhanh chóng.
Tủ hấp công nghiệp có nhiều kích cỡ khác nhau phân theo số khay, tủ nhỏ nhất là tủ 4 khay và lớn nhất là 24 khay. Khi hấp giò sẽ hấp cách khay vì chiều cao của giò, 1 khay có thể hấp từ 5-8kg giò.
Ngoài chức năng xay giò thì máy xay giò chả còn có thể được dùng để đánh chà bông bằng cách thay lưỡi dao rất nhanh chóng. Các máy làm chà bông chỉ bao gồm: máy đánh và máy rang chà bông, có đủ kích cỡ từ phục vụ gia đình đến sản xuất công nghiệp để khách hàng lựa chọn.
Công Dụng Của Đậu Phụ Và Cách Chế Biến Các Món Ăn Dặm Từ Đậu Phụ Cho Bé
Đậu phụ (đậu hũ) được làm từ đậu nành, giàu sắt, protein và canxi do đó rất bổ dưỡng cho bé ăn dặm. Tuy nhiên, cho bé ăn dặm đậu phụ cũng phải đúng phương pháp, thời điểm và số lượng. Mời các mẹ tham khảo tư vấn từ các chuyên gia dinh dưỡng về cách cho bé ăn đậu phụ đúng cách.
Đậu phụ là nguồn thực phẩm dồi dào protein và canxi, giúp bé phát triển khỏe mạnh. Cũng giống như thịt bò hoặc trứng (nguồn thực phẩm giàu protein), các chuyên gia khuyên bạn nên cho bé ăn đậu phụ khi bé được khoảng 8 tháng tuổi.
Đậu phụ có nguồn gốc từ đậu nành nên dễ gây dị ứng nếu bé có tiền sử dị ứng với đậu nành.
Đậu phụ cần được hấp chín cho đảm bảo an toàn; để nguội và thái hạt lựu rất phù hợp với bé ăn bốc.
Nếu được ngâm trong một bát nước đun sôi để nguội, bạn có thể bảo quản đậu phụ vài ngày trong ngăn mát của tủ lạnh. Nên thay nước ngâm đậu 1-2 lần mỗi ngày.
Nếu để trên ngăn đá, đậu phụ sẽ trở nên thâm và tơi như bọt biển khi được mang ra ngoài. Cách bảo quản này sẽ khiến đậu phụ mất đi màu sắc và dinh dưỡng.
Cách chế biến đậu phụ cho bé
Đậu phụ có thể đi kèm với những loại thực phẩm sau khi cha mẹ muốn nấu bột (cháo) cho bé:
– Đậu phụ nhuyễn trộn lẫn với củ cải.
– Đậu phụ nhuyễn trộn lẫn với súp lơ xanh hoặc cà rốt.
– Đậu phụ nhuyễn trộn lẫn với thịt lợn được xay nhuyễn.
– Đậu phụ nhuyễn trộn lẫn với cà chua và rong biển.
Ngoài ra, đậu phụ có thể trộn lẫn với những loại thực phẩm sau: khoai lang, quả bơ, quả lê, chuối. Mẹ cho bé ăn dặm đậu phụ như thế nào?
Tại sao đậu phụ lại tốt cho bé?
Đậu phụ là một sản phẩm từ đậu nành, nó là nguồn thực phẩm giàu sắt, protein và canxi. Tuy nhiên nếu bé dị ứng với đậu tương thì bạn không nên cho bé ăn đậu phụ. Trong đậu phụ đóng khuôn, có 120 calo, 13 gm protein, 120 mg canxi.
Khi nào thì cho bé ăn đậu phụ?
Đậu phụ là một thức ăn giàu vitamin nên rất khó để dạ dày của bé nghiền nát. Theo các chuyên gia thì nên cho bé ăn đậu phụ khi bé được 8 tháng tuổi.
Đậu phụ có thể để được trong tủ lạnh khoảng 7 ngày. Bạn có thể trữ nó bằng cách để nó ngập trong một khay nước. Nước nên thay cứ 2 ngày 1 lần.
Các món ăn ngon làm từ đậu phụ cho bé ăn dặm
Hướng dẫn chế biến đậu phụ đúng cách cho bé
– Cắt miếng đậu phụ thành lát mỏng và nghiền nát nó ra, trộn cùng với mầm lúa mì (nếu có), sau đó cho bé ăn.
– Trộn lẫn đậu phụ cùng với chuối và mầm lúa mì, sau đó lấy thìa đảo chúng lên. Bạn cũng có thể trộn đậu phụ với các loại quả như táo, dâu tây, quả việt quất, lê… Đối với trẻ lớn hơn một chút, bạn hãy để tự bé xúc, bé sẽ học cách điều khiển vận động của tay một cách khéo léo để xúc thức ăn.
– Xắt đậu phụ ra thành miếng, cho vào bát cháo và cho bé ăn.
– Váng đậu có thể dùng để trộng với hoa quả, sữa chua và nước ép trái cây tạo nên một cốc sinh tố tuyệt vời cho bé.
Bạn cũng có thể trộn hỗn hợp đậu phụ với bí, táo đường. Bé sẽ có một bữa ăn ngon tuyệt hoặc bạn cũng có thể tạo nên hỗn hợp đậu phụ, lê, việt quất, chuối, khoai tây, cà rốt, súp lơ, củ cải vàng.
Nguyên liệu
– 3 quả trứng gà ta
– 1 cây đậu phụ non
– 100ml nước dùng gà
– 1 thìa cà phê nước mắm
– 1/4 thìa cà phê đường
Cách làm
Đậu phụ non cắt hạt lựu cho vào 2 hoặc 3 chén nhỏ.
Trứng gà ta đánh tan với nước mắm, đường, chế nước dùng gà vào, khuấy đều rồi rót vào các chén.
Đem hấp cách thủy đến khi chín đặc lại, tắt lửa.
Dọn ra cho bé dùng khi còn hơi ấm.
– Bột gạo (hoặc bột ăn liền cho bé): 4 muỗng canh
– Bí xanh (xay nhuyễn): lấy 1 muỗng canh (không lọc để giữ chất sơ)
– Đậu hũ non (nghiền nhuyễn): 1 muỗng canh
– Dầu Omega 3 (hàng ngoại nhập) : 1 muỗng canh
– Nước: 100ml (ít nước hơn vì đã có nước từ đậu hũ và bí)
Thực hiện:
– Cho bí xanh vào nấu với nước.
– Cho đậu hũ vào khuấy đều, đun sôi, để bớt nóng.
– Trộn bột vào, thêm dầu ăn, khuấy đều.
– Đậu hũ non: 2 miếng
– Gia vị: dầu ăn tinh luyện, tương cà, nước dùng, muối, đường (5g). bột ngọt, bột năng.
Thực hiện
– Đậu hũ xắt hạt lựu nhỏ, cho vào nồi nước sôi trụng sơ, vớt ra để ráo nước.
– Cho dầu vào chảo nóng, trước hết cho tương cà vào, khuấy thành nước xúp màu đỏ, lấy ra một ít nước xúp ấy, rồi cho vào một lượng nước dùng bằng như vậy, nêm muối, đường, cho đậu hũ vào, đun sôi, cho bột ngọt, bột năng đã khuấy nước lạnh vào làm sánh nước, rưới nước xúp đỏ đã lấy đi lúc đầu lên trên.
Đặc điểm – dinh dưỡng của món súp đậu hũ cà chua:
– Món xúp màu đỏ những không cay, trẻ nhỏ 9 tháng trở lên có thể ăn được.
– Đậu hũ có chứa nhiều protein thực vật dễ tiêu hóa, có nhiều chất béo, tốt cho sự phát triển hệ thần kinh của trẻ.
Đậu phụ trắng Cà chua nấm rơm Hành, ngò, tiêu, hạt nêm và các gia vị khác Phô mai con bò cười
Đây là món ăn chay nóng kèm với cơm, mùi đậu phụ bùi bùi kèm với vị chua chua ngọt ngọt của cà chua và nấm, vị béo béo của món phô mai con bò cười khiến cho món ăn thêm đậm đà và chứa đầy dinh dưỡng.
Các bước thực hiện:
Bước 1:
Đậu phụ rửa sạch rồi cắt 1 miếng ra làm 8 (hoặc cắt nhỏ hơn nếu bé của bạn ăn thô còn kém)
Cà chua sửa sạch cắt hình hạt lựu
Nấm rơm ngâm nước muối pha loãng cắt hình hạt lựu.
Bước 2:
Cho chảo lên bếp, cho hành tím vào phi cho thơm, sau đó cho cà chua vào đảo nhẹ cho nước vào một chút cho cà chua nhanh nhừ, đợi cho xôi lên là cho nấm rơm vào đảo tiếp rồi cho một chén nước vào nồi, nêm đường, một chút muối, hạt nêm, nêm nếm gia vị cho vừa ăn. sau đó cho đậu phụ trắng vào chảo, đun liu riu lửa nhỏ cho nước cạn hơi sền sệt là được. giờ mới là công đoạn trộn phô mai con bò cười vào tán nhuyễn.
Vậy là chúng ta có món ăn tuyệt vời vừa ngon lành vừa bổ dưỡng.
– 1 nắm gạo tẻ – 50g đậu phụ tươi – 1 hộp nhỏ sữa cô gái Hà Lan 20+ – 1 chút dầu ăn và nước mắm
Cách làm:
– Gạo vo sạch, ngâm 30 phút rồi nấu nhừ thành cháo đặc sệt rồi cho hộp sữa cô gái Hà Lan 20+ vào đảo đều cho cạn bớt nước thì cho đậu phụ tươi và chút nước mắm vào đảo đều liên tục cho tới khi cháo cạn vừa ăn thì tắt bếp, múc cháo ra bát và cho ít dầu ăn oliu vào, để nguội và cho con măm.
Cách Làm Bánh Da Lợn Ngon Với Đậu Xanh Và Lá Dứa
Cách làm bánh da lợn kết hợp giữa mùi thơm của lá dứa + vị bùi của đậu xanh kèm lớp bánh mềm mại, dai dai, ngọt ngọt tạo nên món bánh ăn tráng miệng vô cùng hoàn hảo.
Bánh da lợn này còn có tên gọi khác là bánh da heo. Đây là 1 trong những món ăn rất đặc trưng của người dân Miền Tây ở Việt Nam. Món bánh này được dùng sau bữa ăn chính hoặc đãi khách đều được.
Nguyên liệu và dụng cụ làm bánh da lợn cần chuẩn bị
Bột năng: 500 gram.
Bột gạo: 100 gram.
Dừa nạo: 500 gram.
Lá dứa: 1 bó.
Đường cát trắng: 400 gram.
Đậu xanh: 200 gram (chọn loại đậu xanh đã cà vỏ).
Dầu ăn, vani.
Dụng cụ gồm: Máy xay sinh tố, bếp, tô, muỗng, nồi,…
Cách làm bánh da lợn đậu xanh lá dứa
Bước 1: Sơ chế đậu xanh
Đậu xanh: Đem vo thật sạch, để ráo nước rồi cho vào xửng hấp chín (lưu ý: bạn có thể cho đậu xanh vào nồi cơm điện để hấp chín).
Tiếp theo, khi đậu xanh đã hấp chín, bạn xới đậu xanh lên và để cho nguội bớt một chút. Sau đó dùng chày cối hoặc máy xay đậu xanh mịn nhuyễn ra.
Bước 2: Làm nước dừa và lá dứa thơm
Lá dứa: Đem rửa thật sạch, cắt nhỏ, cho vào máy xay sinh tố xay thật nhuyễn rồi dùng khăn sạch (hoặc dùng rây) lọc lấy phần nước lá dứa.
Dừa nạo: Cho khoảng 0,5 lít nước ấm vào dừa, vắt lấy phần nước cốt để riêng ra. Tiếp đó, cho thêm 0,5 lít nước nữa vào và vắt lấy nước.
Bước 3: Tiến hành trộn bột
Trộn phần đậu xanh
Chuẩn bị một bát tô to, cho 50 gram bột gạo + 250 gram bột năng + 200 gram đường + đậu xanh xay nhuyễn mịn + nước cốt dừa + 2 ống vani vào tô, trộn đều lên rồi cho tất cả vào máy xay sinh tố, xay mịn.
Tiếp đó, lược lại phần bột đã xay qua rây cho thật mịn là xong.
Trộn phần bột lá dứa
Đem phần bột năng + bột gạo + đường còn lại trộn cùng với nước dừa dão (lúc trước vắt lần 2) + nước lá dứa và 2 ống vani.
Tiếp đó khuấy thật đều với nhau rồi dùng rây lược qua để loại bỏ hết cấn.
Bước 4: Hấp bánh da lợn
Các bạn chuẩn bị sẵn 1 xửng hấp có nhiều nước và láng 1 lớp dầu ăn vào lòng khuôn rồi đặt khuôn vào xửng.
Tiếp đó đổ 1 lớp bột lá dứa dày khoảng 5 ly vào khuôn rồi hấp khoảng 5 phút cho chín. Sau đó đổ tiếp 1 lớp bột đậu xanh cũng dày khoảng 5 ly lên trên lớp bánh đã chín rồi tiếp tục hấp cho chín.
Tiếp theo đổ tiếp lớp bột thứ 3 (bột lá dứa) lên trên rồi hấp chín.
Sau khi lớp cuối cùng đã chín, bạn bỏ khuôn ra khỏi xửng hấp, để cho nguội hẳn rồi dùng mũi dao lóc nhẹ vào thành khuôn, chuẩn bị sẵn 1 chiếc đĩa rồi úp ngược khuôn lên để đổ bánh ra và có thể bắt đầu thưởng thức.
Cắt bánh da lợn ngon và đẹp mắt
Để có được những miếng bánh da lợn ngon và đẹp mắt, bạn không nên dùng dao để cắt bánh, thay vào đó bạn nên dùng sợi chỉ hoặc thanh tre mỏng để cắt. Đây chính là một trong những cách mà người Nam Bộ vẫn hay thực hiện từ nhiều năm nay.
Bài viết nhiều người quan tâm:
Một số lưu ý khi làm bánh da lợn ngon
Để kiểm tra bánh đã chín hay chưa, bạn có thể dùng tăm xiên vào giữa bánh rồi rút tăm lên. Để ý nếu thấy tăm khô ráo, không có bột dính vào là bánh đã chín (ngược lại là bánh chưa chín).
Trường hợp nếu bạn muốn làm bánh da lợn theo kiểu cuộn thì có thể đổ 2 lớp bột khác màu, sau đó dùng khuôn vuông hoặc khuôn hình chữ nhật (giống khuôn làm bánh gato) để hấp bánh. Sau khi bánh chín, lấy bánh ra khỏi khuôn rồi đặt lên trên giấy và cuộn lại khi bánh còn nóng.
Như vậy là bạn đã vừa cùng kênh cẩm nang mẹo nhỏ mỗi ngày tìm hiểu chi tiết về cách làm bánh da lợn ngon với đậu xanh và lá dứa rồi đó.
Bạn đang xem bài viết Đậu Gà Và Những Món Ngon trên website Docdaochinhban.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!