Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Làm Thịt Chua Thanh Sơn Thơm Ngon mới nhất trên website Docdaochinhban.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Cách làm thịt chua Thanh Sơn không quá cầu kỳ nhưng quan trọng nhất là khâu chọn nguyên liệu. Thịt lợn để làm thịt chua Thanh Sơn phải chọn thịt lợn tươi, thịt được lấy từ những chú lợn không quá to. Quy trình chế biến ủ thịt phải sạch sẽ mới giữ được thịt lâu và có mùi vị thơm ngon.
Cách làm thịt chua Thanh Sơn: 1. Nguyên liệu để làm thịt chua:
Thịt lợn ngon (ba chỉ, thịt nạc, mông sấn).
Thính (Gạo, đậu tương, ngô rang sau đó xay nhỏ)
Ống tre, nứa hoặc hộp nhựa.
Lá sung, ổi hoặc lá đinh lăng…
Sau khi chọn được nguyên liệu đạt chất lượng, làm sạch thì tiến hành lọc hết gân và đem nướng trên chảo gang. Đây là khâu đặc biệt quan trọng vì nó quyết định hương vị, chất lượng của món thịt chua.
Phần thịt nạc thì được pha ra từng khổ và chỉ nướng chín bề mặt ngoài vì phần thịt sống còn lại sau khi tẩm ướp gia vị sẽ tự nên men và tự chín. Chính nó tạo ra hương vị đặc trưng của thịt chua.
Bước 2: Rang và xay thính chuẩn bị công đoạn trộn thịt
Sau khi chuẩn bị xong phần nguyên liệu chính là thịt thì tiếp theo là phần rang thính. Đối với thịt chua thì thính là nguyên liệu không thể thiếu được. Sau khi chọn được gạo, ngô loại ngon, sạch thì đem rang đều tay. Nếu rang non quá thì thính không thơm, còn già lửa thì thính lại bị khét.
Trộn đều thịt với gia vị xong cho vào ống nứa (theo cách truyền thống) hoặc hộp nhựa. Theo kinh nghiệm, nên chọn ống nứa là loại bánh tẻ, không già quá cũng không non quá.
Đặc biệt, quá trình nhồi thịt vào ống nứa cũng được nhồi chặt, đảm bảo không còn không khí ở trong ống vì đây là quá trình nên men yếm khí hay còn gọi là kỵ khí. Còn lớp đáy và lớp ngoài cùng của ống nứa được lót lá ổi nhằm chống ẩm, mốc và giúp cho quá trình lên men tốt hơn.
Bước 4 : Công đoạn ủ thịt chua Thanh Sơn:
Sau khi nhồi xong thịt vào ống nứa thì đem ủ khoảng 3 – 4 ngày thì ăn được. Thịt chua thường được ăn kèm với lá sung, lá đinh lăng, lá nhội, lá ổi. Khi ăn có vị bùi bùi của thịt, sần sật của bì nướng hòa quện với vị chua chua của vị thính đã lên men, vị chát ngọt của lá cây rừng hòa vào vị cay của tương ớt.
3. Những lưu ý và cách bảo quản Thịt chua Thanh Sơn: A. Lưu ý: – Để làm được món thịt chua thơm ngon cần chọn loại thịt lợn rừng được thả lã ăn rau cỏ, măng rừng hoặc ít ra cũng nên chọn thịt lợn tươi không ăn cám tăng trọng.
– Thính rang phải vừa tay không nên kỹ quá nếu không thịt sau khi lên men ăn sẽ có vị khét. Nếu rang sống quá thì khi ủ thịt không lên men ngon được.
B. Cách bảo quản thịt chua:
– Khi bảo quản thịt chua nên úp ngược hộp xuống, phần đáy nổi lên trên, nên bảo quản thịt trong ngăn mát của tủ lạnh sẽ giúp bảo quản thịt chua được lâu hơn.
– Hạn sử dụng của thịt chua Thanh Sơn trong điều kiện thoáng mát là từ 15 đến 30 ngày. Không nên để quá 30 ngày vì khi đó thịt sẽ bị biến đổi và ăn không ngon đồng thời cũng không còn vệ sinh an toàn.
Cách Tự Làm Thịt Chua Thanh Sơn Ngon Như Người Mường
Cách tự làm thịt chua Thanh Sơn ngon như người Mường.
Nguyên liệu bao gồm: 800g thịt ba chỉ heo; 200g thính gạo; hạt nêm; hạt tiêu giã nhỏ; các loại lá sung, đinh lăng, ổi. Đây là những nguyên liệu quan trọng và không thể thiếu để bạn có thể tạo nên một món thịt chua Thanh Sơn thơm, ngon đúng điệu.
Bước 1: Việc đầu tiên bạn cần là làm sạch thịt ba chỉ rồi đem thịt nướng sơ qua. Sau đó thái mỏng từng miếng, trộn gia vị theo tỷ lệ 1,5 thìa cà phê hạt nêm; 2/3 thìa cà phê tiêu. Và ướp thịt với gia vị để thịt ngấm gia vị khoảng chừng 5- 10p.
Bước 2: Chọn dụng cụ để đụng và ủ thịt, tránh sử dụng túi nilon vì thịt có thể bị mốc và lên men. Bạn nên sử dụng ống tre, ống nứa để có món thịt ngon hơn hoặc bạn có thể dùng 1 chiếc lọ nhựa sạch.
Bước 3: Khi thấy thịt đã ngấm gia vị thì bạn đem thính gạo đã chuẩn bị trộn đều với thịt.
Bước 4: Bạn xếp 1 lớp lá ổi dưới đáy hộp/ ống nứa, tre rồi cho thịt vào, xếp tiếp lượt lá ổi mỏng trên bề mặt và nén chặt. Nếu trời nóng thì bạn ủ khoảng 3-4 ngày là ăn được. Với thời tiết se lạnh, thời gian ủ thịt sẽ từ 5 đến 7 ngày để đảm bảo cho thịt đủ độ chín. Bạn không nên để thịt quá lâu vì khi đó thịt sẽ bị chua và mất đi vị thơm ngon đậm đà của món ăn.
Bước 5: Sau khi hoàn thành sản phẩm, bạn chỉ việc khui ra đĩa, ăn kèm với lá sung, lá đinh lăng, lá ổi hoặc lá nhội non. Đảm bảo bạn sẽ có bữa ăn tuyệt vời.
Một số chú ý và bảo quản thịt chua đúng cách bạn không nên bỏ qua.
Khi làm thịt chua xong muốn làm món thịt chua ngon nhất thì bạn nên chọn thịt lợn lửng, vì đây là lợn nuôi tự nhiên, quanh năm ăn củ và trái cây rừng. Chính vì nguyên liệu làm món thịt chua đều là những thực phẩm sạch nên thời gian bảo quản thịt chua chỉ một tháng mà thôi.
Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý hơn về cách bảo quản thịt chua để có thể sử dụng được dài lâu. Bạn nên bảo quản thịt chua trong ngăn mát để hãm độ chua. Đồng thời nên chú ý úp ngược phần nắp hộp xuống dưới, phần đáy có lá ổi lên trên mặt để bảo quản được lâu hơn, giúp tránh nước đọng ngấm vào thịt. Nếu như bạn đã mở hộp thịt chua ra để sử dụng thì nên sử dụng hết ngay, nếu không thì chỉ có thể bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh thêm ba ngày nữa mà thôi.
Thịt Chua Thanh Sơn Là Một Món Ăn Đặc Sản Của Người Mường Ở Phú Thọ
Thịt chua là một món ăn bình dị của người Mường sống ở Thanh Sơn (Phú Thọ). Món này được chế biến từ hai thành phần chủ yếu là thịt lợn và thính rang xay mịn. Tuy nhiên với những nguyên liệu, các loại gia vị đặc thù và cách thức chế biến riêng mà Thịt chua Thanh Sơn Phú Thọ có một hương vị độc đáo khó chối từ.
Dần dà cho tới ngày nay, món thịt chua không còn là món riêng của người Mường nữa, nó đã trở thành niềm tự hào của người Mường nói riêng và người Phú Thọ nói chung.
Để làm Thịt chua, người ta dùng phần thịt ba chỉ, thịt mông, nạc thăn, nạc vai của con lợn, nướng thui trên than hoa cho tới khi chín tái, rồi thái mỏng, ướp với một chút gia vị cho vừa ăn rồi sau đó trộn đều với thính.
➡ Bột thính ở đây cũng có một chút khác biệt, bởi ngoài gạo rang, người ta còn cho thêm ngô và đậu tương rang vàng vào xay cùng thành bột mịn.
➡ Sau khi đã trộn thính cho bám đều trên bề mặt thịt, thì cho thịt vào các ống nứa đã được rửa sạch, lót lá ổi dưới đáy rồi nén chặt. Càng nén chặt thì thịt chua thành phẩm sẽ càng giòn và ngon.
➡ Nén thịt xong lấy một lớp lá ổi đậy lên miệng ống nứa rồi nút chặt miệng ống lại, để ở nơi khô ráo.
➡ Chừng 5-7 ngày sau là có thể lấy ra dùng. Ngày nay do phải chế biến với số lượng nhiều để phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của thực khách gần xa, đồng thời để thuận tiện cho vận chuyển, người Mường đã thay thế các ống nứa bằng các hộp nhựa nhỏ.
Dù vậy chất lượng thịt cũng không hề thuyên giảm chút nào.
Chính cách chế biến như vậy đã tạo ra hương vị riêng biệt cho thịt chua. Bởi thịt được lên men và chín hoàn toàn tự nhiên. Khi ăn, thịt có vị chua chua rất riêng. Người ta gọi là thịt chua cũng bởi cái vị chua ấy của thịt.
Chua, nhưng không phải là cái chua ghê chua gớm, mà ở đây là một vị chua rất dịu, rất nhẹ, rất thanh của thịt được lên men tự nhiên. Vị chua ấy kết hợp cùng các loại rau, gia vị ăn kèm làm người ta cứ nhớ mãi không thôi.
Cũng do được nén chặt trong ống nứa, trong hộp, nên một ống nứa, một hộp thịt chua nhỏ, nhìn tưởng như chẳng đủ ăn, ấy thế mà khi gỡ ra thì thì được cả một đĩa to, cứ ngỡ như hộp thịt chua là…nồi thạch sanh không đáy!
Ăn thịt chua như thế nào là ngon nhất?
Thịt chua thường được ăn cùng với nhiều loại rau sống, như rau mơ, lá sung, rau đinh lăng… Ngoài ra có thể kèm rau húng, bạc hà, rau mùi tùy thích.
Thịt chua không ăn cùng với nước chấm pha loãng mà phải chấm với tương ớt mới đúng điệu. Ăn đến đâu là tưởng như quên trời quên đất đến đó.
Bởi cái vị béo ngậy của mỡ lợn lửng, cái vị ngọt của thịt nạc, cái vị giòn của bì, vị mặn vừa của gia vị ướp cùng, pha lẫn vị chua lên men tự nhiên, rồi vị cay cay của ớt, vị chát của các loại rau, và đọng lại sau cùng là vị thơm lừng của thính.
Tất cả hòa quyện làm thỏa thuê cái “thần khẩu” – như cách miêu tả của nhà văn Nguyễn Bằng.
Hướng Dẫn Cách Làm Đuôi Bò Hầm Củ Sen Thơm Ngon, Thanh Mát
Đuôi bò có nhiều cách chế biến khác nhau từ hầm khoai tây, hầm củ sen, xào sa tế… Trong đó, cách làm đuôi bò hầm củ sen được đánh giá cao bởi hương vị thơm ngon mà lại bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe.
Đuôi bò hầm củ sen có cách làm đơn giản từ hai nguyên liệu chính là đuôi bò và củ sen. Ngoài ra, để món ăn thêm hấp dẫn và cuốn hút, chúng ta có thể cho thêm chút củ cải trắng cũng rất hợp vị. Vậy thì còn chần chừ gì nữa mà không bắt tay vào thực hiện món mới hấp dẫn này để chiêu đãi cả nhà nào!
Chuẩn bị nguyên liệu
Trước khi tiến hành thực hiện, các bạn cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu sau:
Đuôi bò: 300gram
Củ sen: 200gram
Củ cải trắng: 1 củ
Tiêu xanh: 3 nhánh
Tỏi: 1 củ
Gừng: 1 củ
Ớt sừng: 1 quả
Các loại gia vị: tiêu xay, muối, mì chính, hạt nêm, dầu ăn…
Các loại rau ăn kèm: hoa chuối, mùng tơi, rau má…
Các bước làm đuôi bò hầm củ sen
Bước 1: Sơ chế đuôi bò
Đuôi bò khi mua về mà không sơ chế sẽ rất hôi, khiến cho món ăn mất đi hương vị thơm ngon. Do đó, các bạn cần sơ chế đuôi bò như sau:
Cạo lông sạch sẽ, chặt thành khúc vừa ăn, rồi cho vào nồi trần với nước sôi. Vừa đun vừa cho gừng giã nát, một chút muối hạt to đun với lửa lớn. Trong quá trình đun không được đậy vung kín. Việc mở vung sẽ giúp mùi hôi của thịt được bay bớt ra ngoài.
Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác
Gừng cạo vỏ, rửa sạch, thái sợi.
Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ.
Củ sen cạo vỏ, thái thành từng khoanh vừa ăn.
Củ cải trắng cạo bỏ vỏ, rửa sạch, cắt thành miếng vuông đẹp mắt.
Ớt sừng bỏ hạt, băm nhỏ.
Bước 3: Xào đuôi bò
Lấy một cái chảo rồi cho 1 muỗng canh dầu ăn vào đun nóng. Phi thơm tỏi và ớt cho đến khi ngả vàng thì cho đuôi bò vào xào.
Bước 4: Hầm đuôi bò với củ sen
Các bạn cho đuôi bò vào nồi có sẵn 1 lít nước và đun với lửa lớn. Khi nước đã sôi thì vặn lửa riu riu rồi hầm trong vòng 1 – 2 giờ đồng hồ.
Tiếp đến, cho củ sen, củ cải vào hầm thêm khoảng 20 phút cho các nguyên liệu chín mềm là được.
Bước 5: Hoàn thành và thưởng thức
Các bạn nêm nếm thêm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp. Sau đó, múc ra bát và ăn với cơm hoặc bún kèm thêm chút rau sống cho đúng điệu.
Khi chế biến đuôi bò hầm củ sen, các bạn cần chú ý một số vấn đề sau:
Nếu muốn củ sen có màu trắng đẹp mắt và không bị thâm, các bạn cho ngay vào nước để ngâm sau khi cạo vỏ xong.
Những củ sen non khi ăn sẽ dẻo, còn củ sen già sẽ rất bở. Vì thế, tùy theo sở thích của mỗi người mà các bạn đưa ra lựa chọn phù hợp.
Công dụng của đuôi bò hầm với củ sen
Phát triển cơ bắp, tăng hoạt động ngoài da và nâng cao sức khỏe.
Món đuôi bò hầm hạt sen rất có lợi cho những người bị suy nhược thần kinh.
Giúp tăng cường sinh lực, tráng dương, bổ thận, người hay bị nhức mỏi, đau lưng nên bổ sung thường xuyên món ăn này để cải thiện tình hình.
Bạn đang xem bài viết Cách Làm Thịt Chua Thanh Sơn Thơm Ngon trên website Docdaochinhban.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!