Xem Nhiều 3/2023 #️ Cách Làm Thịt Bò Khô Bằng Máy Sấy Công Nghiệp Số Lượng Lớn # Top 5 Trend | Docdaochinhban.com

Xem Nhiều 3/2023 # Cách Làm Thịt Bò Khô Bằng Máy Sấy Công Nghiệp Số Lượng Lớn # Top 5 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Làm Thịt Bò Khô Bằng Máy Sấy Công Nghiệp Số Lượng Lớn mới nhất trên website Docdaochinhban.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Thịt bò: Loại thịt bò để sấy khô ngon nhất thường sẽ có ít phần vân mỡ, chúng sẽ dễ xé sợi và thấm gia vị hơn. Bạn nên mua phần thịt vai hoặc thịt thăn là ngon nhất. Tùy theo số lượng bò khô muốn sản xuất mà bạn sẽ mua khối lượng thịt khác nhau.

Gia vị ướp: Mắm, muối, tiêu, ớt và bột ngọt là những gia vị dùng để nêm nếm cho món bò thêm đậm vị. Tùy theo khẩu vị mà bạn có thể lựa chọn thêm đường hoặc không.

Tỏi, hành và sả đập dập. Hương vị của chúng sẽ trở thành phần bổ trợ tuyệt vời cho hương vị món thịt bò. Các loại tỏi sấy khô ăn kèm cũng rất phù hợp với thịt bò.

Ngũ vị hương: Đây là gia vị mang lại hương vị đặc trưng rất tuyệt vời cho món thịt bò khô. Thế nên, bạn không nên thiếu ngũ vị hương nếu muốn làm món thịt bò thơm ngon đúng điệu.

Cách làm: Bước 1: Cắt thịt bò thành miếng mỏng thớ để có thể xé sợi dễ dàng, Bước 2: Nêm nếm các gia vị vừa đủ để thịt bò ướp có mùi thơm nhưng không gay gắt. Lượng ớt có thể điều chỉnh nhiều hoặc ít cho phù hợp với khẩu vị của trẻ con. Bước 3: Dùng tay chà xát lên thịt để lớp gia vị thấm sâu, bạn có thể dùng nguyên củ tỏi chà xát để có hương vị hơn. Sau đó, bọc tô bò trộn lại bằng miếng silicon hay màng bọc thực phẩm. Ướp thịt trong ngăn lạnh của tủ. Thời gian ướp càng lâu thì hương vị của thịt càng đậm đà hơn. Bước 4: Rim thịt bò trên chảo để gia vị thấm đều. Chú ý lửa nhỏ rim từ từ để thịt bò không bị cháy nhưng vẫn bay hơi được các loại sốt thấm vào thớ thịt. Bạn có thể nếm hương vị của chúng và điều chỉnh một chút cho vừa miệng. Khi rim thịt, bạn hãy luôn nhớ việc vớt bọt. Bước 5: Sau đó là bước làm khô:

Thịt bò sấy miếng: Để thịt nghỉ một thời gian sau khi rim để các gia vị và nước thịt thấm sâu. Sau đó, xếp thịt lên các khay sấy, chú ý tránh để miếng nọ chồng lên miếng kia. Khi sấy được một nửa thời gian thì cần lật miếng thịt bò lại.

Thịt bò sấy sợi: Bạn vẫn sẽ để thịt nghỉ sau khi rim xong. Sau đó, hãy đeo găng tay và bắt đầu quá trình xé thịt thành từng sợi nhỏ. Để các sợi ấy lên khay sấy. Trong thời gian sấy, bạn vẫn cần đảo qua chúng để thịt bò có chất lượng đồng đều.

Bạn có thể cho phần tỏi còn dư đã cắt thành lát mỏng lên khay sấy, sấy cùng với thịt bò. Tuy nhiên chúng có thời gian sấy ngắn hơn thịt bò nên bạn cần chú ý để lấy ra. Đây cũng là một món ăn kèm với thịt bò khô được nhiều người ưa thích.

Mua máy sấy công nghiệp chất lượng từ Vinacobra để làm thịt bò khô

Muốn có món bò khô ngon, các dụng cụ để làm nên chúng cũng cần có chất lượng tốt. Nếu bạn muốn thu hút khách hàng bằng hương vị của thịt bò khô nhà làm, tại sao không lựa chọn ngay máy sấy công nghiệp của Vinacobra? Chúng không chỉ có chất lượng rất tốt mà giá thành cũng rất vừa phải, đáng để đầu tư.

Mô Hình Nuôi Cá Lóc Bằng Thức Ăn Công Nghiệp

Những năm gần đây, nông dân Bến Tre đã nuôi cá lóc nhưng còn nhỏ lẻ. Cá nuôi dễ mắc bệnh, tốn nhiều công lao động, giá thành cao, lợi nhuận thấp. Để khắc phục tình trạng trên, nông dân nên nuôi cá bằng thức ăn công nghiệp để đạt hiệu quả cao.

Môi trường nuôi ít bị ô nhiễm hơn, cá nuôi ít bệnh, công lao động giảm, mật độ nuôi dày hơn, giá thành đầu vào ổn định. Hiện nay, ở các chợ, cá lóc là nguồn thực phẩm chủ lực.

Một số giải pháp nuôi cá lóc như sau:

1/ Thiết kế ao nuôi:

Cá lóc sống và phát triển tốt ở vùng có độ mặn từ 0 đến 8%o. Ao nuôi cá lóc có diện tích đa dạng, nhưng tốt nhất từ 500 – 2.000m2, thiết kế theo hình chữ nhật để dễ thu hoạch sau này. Độ sâu chứa nước đảm bảo từ 2 – 2,5m. Đặc biệt, phải có hệ thống cống cấp và thoát nước tốt.

2/ Cải tạo ao nuôi:

Nếu là ao cũ thì vét hết bùn dơ đáy ao, bón vôi 8-15kg/100m2, nếu có điều kiện thì phơi ao từ 3-4 ngày. Sau đó, cho nước vào ao độ sâu 1m, chú ý nước lấy vào phải lọc, tránh cá lớn vào ăn cá con sau này, 3 ngày sau thì tiến hành thả cá giống. Khi thả cá xong, mỗi tuần cấp thêm nước từ 10-15cm cho đến khi đạt độ sâu qui định.

3/ Chọn giống và thả giống:

Để đảm bảo tỉ lệ sống và năng suất sau này, việc chọn mua con giống rất quan trọng, kích cỡ đạt từ 6-10cm, cá phải có kích cỡ đồng đều, khỏe mạnh, không dị tật. Trước khi thả cá, dùng muối ăn pha với nước 3% để tắm cá 3-5 phút. Nên thả cá lúc trời mát. Mật độ thả cá tùy thuộc ao nuôi, như độ sâu, vốn, theo kinh nghiệm, có thể thả từ 10-50con/100m2.

4/ Chăm sóc và quản lý:

a) Thức ăn và cách cho cá ăn:

Thức ăn cho cá lóc phổ biến là loại Cargill. UP, CP… Tùy theo kích cỡ cá mà chọn loại thức ăn có kích cỡ cho phù hợp. Tháng đầu cho cá ăn 3 lần/ngày (sáng, trưa, chiều). Từ tháng thứ hai trở đi, cho ăn 2 lần/ngày. Khi cho cá ăn, dùng cây gõ vào cầu tạo tiếng động cho cá gom lại. Nếu cá giống chưa quen thức ăn công nghiệp thì phải tập cho cá chuyển từ từ bằng thức ăn cá tạp sang thức ăn công nghiệp.

Cách làm như sau: Dùng sàng ăn bằng tre hoặc trúc, diện tích khoảng 1m2, khoảng cách nẹp tre cách nhau 1,5cm. Đặt cách bờ từ 4-5m, nổi trên mặt nước. Thức ăn là cá tạp còn tươi rửa sạch xay nhuyễn, mỗi lần cho ăn trộn vào 2-3% thức ăn công nghiệp, để nguyên cục bỏ trên sàng, cá tự động lại rỉa ăn. Cứ mỗi lần cho cá ăn thức ăn công nghiệp tăng dần lên, khoảng 10-15 ngày cá đã quen với thức ăn công nghiệp thì chuyển hẳn sang cho ăn thức ăn công nghiệp. Khi cho ăn, cần trộn thêm men tiêu hóa đường ruột và vitamin C giúp cá mau tiêu hóa và tăng sức đề kháng. Chú ý khi thả cá giống được 20 ngày mới tập cho cá ăn thức ăn công nghiệp, không nên tập sớm quá làm cá dễ bị mất sức.

b) Quản lý ao nuôi:

Hàng ngày, nên theo dõi khả năng bắt mồi của cá. Nếu cá giảm ăn hoặc ăn không tăng thì có vấn đề. Một là cá có dấu hiệu bị bệnh, hai là môi trường ao bị dơ, khí độc nhiều, oxy thấp. Kiểm tra màu nước của ao nuôi để có cách thay nước hợp lý. Thông thường, cá nuôi dễ mắc bệnh ghẻ, do đó phải theo dõi thật kỹ để phát hiện kịp thời. Khi phát hiện cá bị ghẻ, dùng thuốc IODINE nồng độ 1ppm tạt xuống ao. Nếu bị ít thì dùng thuốc 1 lần, nếu cá bệnh nhiều thì xử lý 2 lần. Mỗi lần cách nhau 5 ngày. Khi nuôi cá được 2 tháng, có thể dùng vi sinh định kỳ để xử lý đáy ao giúp giải phóng khí độc (vi sinh xử lý theo nhà sản xuất). Khi còn nhỏ, cá thường vào mé bờ, dễ bị chim, cò ăn nên cần có biện pháp giúp cá ít hao hụt (dùng lưới rào xung quanh mé mương). Khi cho cá ăn, nên rải thức ăn từ từ, tránh để thức ăn dư thừa.Theo dõi sự tăng trưởng của cá để có cách xử lý thích hợp.

5/ Thu hoạch:

Nuôi khoảng 5 tháng, cá đạt trọng lượng trung bình từ 2-3con/kg thì thu hoạch, cũng có thể để cá lớn hơn tùy theo thị trường tiêu thụ. Khi thu hoạch bằng rọ, tránh để cá bị xây xát, bảo quản cá sống lâu hơn. Nếu quản lý và chăm sóc ao nuôi tốt, thì hệ số chuyển hóa thức ăn từ 1 – 1,4kg được 1kg cá. Tỉ lệ sống trung bình từ 60 – 80%.

Võ Thành Cơn, Đồng Khởi, 25 / 10 / 2012 chúng tôi

Mô hình nuôi cá lóc bằng thức ăn công nghiệp

Gần đây, phong trào nuôi cá lóc thương phẩm ở Bình Thuận phát triển mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế ổn định cho người dân địa phương. Tuy nhiên, đối với nghề nuôi cá lóc hiện nay, khó khăn lớn nhất là quản lý nguồn nước và nguồn thức ăn cá tạp tươi đảm bảo chất lượng và số lượng.

Vào mùa gió bấc (thường kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau) nguồn cá biển khan hiếm và giá lúc này cũng tăng cao nhiều so với vụ cá nam (thường kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9). Bên cạnh đó, Bình Thuận không phải là một tỉnh có nguồn nước ngọt dồi dào như các tỉnh miền Tây Nam bộ, do đó cá lóc chỉ phù hợp với một số địa điểm – nơi có nguồn nước ngọt dồi dào quanh năm – để thuận lợi cho việc thay nước hàng ngày trong ao cá.

Ngoài ra, việc cho ăn bằng thức ăn tươi sống gây ô nhiễm nhanh chóng nguồn nước trong ao, và để giảm thiểu tình trạng cá bệnh người nuôi phải thay nước hàng ngày hoặc cho nước vào ra liên tục trong ao. Một số vùng nuôi không có điều kiện nguồn nước thuận lợi, việc nuôi cá lóc trở nên rất khó khăn do cá thường xuyên bị bệnh, việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh, hóa chất diệt khuẩn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng. Bên cạnh đó, do chất lượng cá tạp phải đảm bảo tươi nên hàng ngày người dân phải đi mua cá về sau đó tiến hành sơ chế (rửa, xay hoặc chặt…) rồi mới cho cá ăn. Công việc này tốn nhiều thời gian, công sức và tiền của người dân.

Để góp phần nâng cao hiệu quả trong quá trình sản xuất của người dân, tháng 8/2011, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bình Thuận đã thực hiện mô hình “Nuôi cá lóc bằng thức ăn công nghiệp” với quy mô 500m2 tại hộ ông Châu Minh Tâm, xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong. Mô hình nghiệm thu ngày 26/12/2011. Qua gần 4 tháng nuôi cá đạt cỡ trung bình 420g/con, tỷ lệ sống đạt 60%. Kết quả cho thấy cá lóc thích nghi tốt với điều kiện môi trường, nguồn nước khu vực nuôi. Cá lóc cũng thích nghi tốt với thức ăn công nghiệp và đạt tốc độ tăng trưởng tốt.

Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bình Thuận giới thiệu tóm tắt quy trình thực hiện như sau:

1. Chuẩn bị ao nuôi:

– Diện tích ao nuôi: 2.000-5.000m2. Diện tích lớn sẽ tương đối khó khăn trong việc quản lý và chăm sóc cá.

– Đối với ao mới phải súc rửa ao bằng cách cho nước vào ao ngâm khoản 2-3 ngày sau đó xả bỏ rồi tiếp tục cấp nước vào ngâm rồi xả bỏ. Tiến hành quá trình súc rửa trên ít nhất 2-3 lần trước khi thả giống để có môi trường ao nuôi ổn định cho cá phát triển.

– Đối với ao đã qua sử dụng: Xả cạn nước ao, súc rửa hoặc sên vét bùn cho sạch. Gia cố bờ, cống, lưới rào ao đề phòng địch hại như ếch, rắn, chim cò ăn cá. Chích điện hoặc dùng Saponin (10kg/1.000m2) để diệt cá tạp còn sót trong ao. Bón vôi với lượng tùy thuộc vào độ phèn của đất. Sau đó phơi ao 5-7 ngày thì cấp nước vào.

Đối với những ao phèn thì không tháo sạch nước để tránh xì phèn.

Nhu cầu bón vôi phù hợp với loại đất và pH đất:

– Cấp nước vào ao qua lưới lọc để tránh cá tạp và địch hại vào ao ăn cá. Mực nước cấp vào từ 0,6-0,8m. Gây màu nước bằng hỗn hợp cám gạo (1kg) + Bột đậu nành (1kg) hòa với nước ngâm qua đêm tạt đều cho 1.000m2. Ngày tạt 2 lần, tối ngâm thì sáng tạt, sáng ngâm thì chiều (16-17h) tạt. Bổ sung thêm mỗi ngày 2kg cá tạp nấu chín xay nhuyễn tạt đều ao để màu nước lên tốt hơn. Sau 2-3 ngày màu nước lên tốt thì tiến hành thả cá giống. Cũng có thể gây màu nước bằng nhiều cách khác như sử dụng phân hóa học, phân chuồng hoặc chế phẩm sinh học gây màu nước.

2. Thả giống:

– Mật độ nuôi: Cá lóc là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao tuy nhiên chi phí cho vụ nuôi tương đối lớn, do đó tùy thuộc vào điều kiện nguồn nước, ao hồ và kinh tế gia đình mà người dân quyết định mật độ nuôi thưa hay dày. Thường cá lóc được nuôi ở mật độ 20-30con/m2. Ao có nguồn nước không thật thuận lợi thì chỉ nên nuôi mật độ thưa không quá 10con/m2.

– Mùa vụ thả giống: Do chủ động về nguồn thức ăn nên người nuôi có thể thả giống quanh năm, tùy điều kiện nguồn nước, nguồn giống và tính toán giá thành sau thu hoạch. Mùa vụ chính thả giống là từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm, lúc này nguồn cá giống và nguồn nước cũng dồi dào tuy nhiên giá thương phẩm sau thu hoạch thường thấp hơn so với vụ nghịch do sản lượng thu hoạch dồi dào từ nhiều địa phương.

– Chọn giống: Con giống đồng đều về kích cỡ, khỏe mạnh, màu sắc sáng đẹp, thân hình cân đối, không mang các dấu hiệu nhiễm bệnh. Tốt hơn hết người dân nên chọn mua tại các cơ sở sản xuất uy tín.

3. Thức ăn và cách cho ăn:

a. Trường hợp cho cá ăn bằng cám công nghiệp ngay từ nhỏ:

Do cá giống mới thả còn nhỏ, chưa quen với việc ăn bằng cám viên công nghiệp nên việc tập cho cá chuyển đổi loại thức ăn cần tiến hành theo các bước sau:

* Giai đoạn tập ăn 1: Tập cho cá quen với mùi vị thức ăn công nghiệp:

– Cá giống mới thả: Khẩu phần thức ăn hàng ngày bằng 10% trọng lượng đàn cá. Phối trộn theo tỷ lệ: 70% cá tạp tươi + 30% cám công nghiệp. Nếu là dạng cám bột thì trộn vào chung với cá tạp theo tỷ lệ trên rồi xay nhuyễn, trường hợp cám viên thì ngâm qua nước cho mềm sau đó trộn chung với cá tạp tươi rồi xay nhuyễn.

– Hỗn hợp thức ăn sau khi xay nhuyễn được cho vào sàng để cá vào ăn.

– Mỗi ngày tăng 10% lượng cám công nghiệp trong tỷ lệ phối trộn cho đến khi đạt tỷ lệ 50% cá tạp

+ 50% cám công nghiệp thì chuyển sang giai đoạn tập ăn cám viên.

* Giai đoạn tập ăn 2: Tập cho cá quen ăn thức ăn dạng viên:

– Sau khoản 5ngày tập, cá ăn quen với mùi vị cám công nghiệp thì tiếp tục tập cho cá ăn dạng thức ăn viên.

– Cách thực hiện: Trộn thêm 5% cám công nghiệp dạng viên (trong tổng lượng thức ăn cho cá ăn hàng ngày). Ban đầu cám nên được ngâm nước trước cho mềm rồi trộn chung với hỗn hợp thức ăn đã xay nhuyễn của giai đoạn tập ăn 1. Hỗn hợp thức ăn trên được rải xuống sàng để cho cá ăn. Ban đầu có thể cá chưa quen sẽ nhả các hạt thức ăn viên ra, trường hợp như vậy cần tập tiếp với tỷ lệ phối trộn như trên thêm 2-3ngày nữa cho đến khi cá không còn nhả các viên thức ăn ra nữa thì thôi.

– Những ngày sau đó thì lượng cám viên tiếp tục tăng lên 10%/ngày đồng thời thời gian ngâm nước cũng ngắn dần cho đến khi không ngâm nữa (cho cá ăn quen với thức ăn viên cứng). Khi thấy cá đã hoàn toàn quen với việc ăn thức ăn viên thì chuyển hoàn toàn sang cho ăn bằng thức ăn viên công nghiệp.

* Giai đoạn cho ăn hoàn toàn bằng cám viên:

– Từ tháng thứ hai đến khi thu hoạch: Cá đã ăn quen cám viên thì cho ăn hoàn toàn bằng cám viên. Khẩu phần thức ăn dao động từ 3-7% trọng lượng thân, tùy giai đoạn phát triển của cá. Do chất lượng của từng loại cám viên khác nhau vì vậy người dân nên cho ăn theo hướng dẫn của nhà sản xuất để đạt hiệu quả tốt nhất.

– Ở giai đoạn này thức ăn được rải trực tiếp xuống ao cho cá ăn, không còn cho ăn trong sàng nữa.

b. Trường hợp tập cho cá ăn bằng cám công nghiệp khi cần thiết:

Do tập tính tạp ăn của cá người dân hoàn toàn có thể chuyển đổi linh hoạt trong việc sử dụng thức ăn công nghiệp và cá tạp vào bất cứ lúc nào trong suốt vụ nuôi nhằm chủ động về nguồn thức ăn đồng thời giảm chi phí về thức ăn. Đối với cá đã nuôi thương phẩm trên 1tháng, việc tập cho cá chuyển sang ăn cám viên công nghiệp là tương đối dễ dàng, giúp người dân hoàn toàn chủ động về thức ăn cho cá. Bỏ cá nhịn đói 1ngày sau đó trộn cám viên đã ngâm nước với cá tạp đã xay nhuyễn theo tỷ lệ 70% cá tạp + 30% cám viên. Các bước thực hiện được tiến hành như giai đoạn tập ăn 2. Sẽ chỉ mất từ 3-5ngày để cá quen với việc ăn bằng thức ăn viên công nghiệp.

4. Chăm sóc và quản lý:

– Theo dõi tình trạng ăn mồi, thời tiết và sức khỏe của cá hàng ngày để tăng hoặc giảm lượng thức ăn cho phù hợp. Cho ăn theo hướng dẫn của nhà sản xuất, không cho ăn quá nhiều tránh tình trạng cá bị chướng bụng chết.

– Do cho ăn bằng cám công nghiệp nên môi trường nước cũng ít ô nhiễm hơn nhiều so với nuôi bằng cá tạp. Tuy nhiên, đối với vùng nuôi có nguồn nước ngọt ra vào chủ động thì cho nước ra vào ao thường xuyên hàng ngày để kích thích cá ăn mồi và phát triển. Đối với những vùng không có điều kiện nguồn nước dồi dào nên tiến hành thay nước 2-3 tuần 1 lần tùy tình trạng môi trường và sức khỏe cá trong ao, đồng thời định kỳ 7-15 ngày bổ sung chế phẩm sinh học giúp phân hủy chất thải, khí độc và ổn định môi trường ao nuôi.

Đảm bảo từng khâu trong quy trình khuyến cáo, mô hình có thể áp dụng được rộng rãi tại tất cả các vùng nuôi thủy sản nước ngọt trong tỉnh, góp phần giải quyết khó khăn trong việc quản lý nguồn nước và đảm bảo nguồn thức ăn cá tạp tươi trong quy trình nuôi truyền thống.

Việc sử dụng thức ăn công nghiệp thay thế cho thức ăn cá tạp trong quy trình nuôi cá lóc thương phẩm có nhiều ưu điểm so với quy trình nuôi truyền thống sử dụng thức ăn cá tạp:

– Không tốn nhiều công sức để đi mua và sơ chế trước khi cho ăn, giảm hẳn chi phí thuê nhân công.

– Nguồn cung cấp và chất lượng thức ăn luôn chủ động và ổn định.

– Giảm hẳn chi phí cho việc bổ sung các loại thuốc bổ giúp cá nâng cao sức đề kháng và tiêu hoá tốt do trong thức ăn công nghiệp các thành phần trên đã được tính toán phối trộn cẩn thận theo nhu cầu của cá.

– Ít gây ô nhiễm nguồn nước do đó giảm nhu cầu sử dụng nguồn nước và giảm tình trạng cá nhiễm bệnh do môi trường bị ô nhiễm mà không có nước thay.

– Giảm hẳn việc sử dụng kháng sinh và hoá chất trong quá trình nuôi.

– Thích hợp với những vùng nuôi xa nguồn cung cấp cá tạp và có nguồn nước không thật thuận lợi.

Máy Xay Cá Bằng Điện

Xay cá để làm chả cá hoặc chế biến nhiều món ăn khác trở thành nhu cầu thiết yếu từ các gia đình cho tới cơ sở sản xuất chả cá lớn nhỏ. Máy xay cá bằng điện mà chúng tôi sắp giới thiệu sẽ là thiết bị hỗ trợ đắc lực cho công việc này.

Máy xay cá bằng điện có gì đặc biệt?

Động cơ của máy xay cá bằng điện được dùng loại động cơ công suất cao. Nếu máy xay cá 5kg trở lên sẽ có động cơ Nhật bãi, công suất cao, tải trọng tốt và giá thành rẻ hơn. Còn máy xay cá gia đình sẽ được trang bị động cơ mới 100% dây đồng để xay nhuyễn tốt.

Máy xay làm chả cá mini được trang bị động cơ mới 100% dây đồng, tải trọng tốt, độ bền cao

Cối xay của máy làm chả cá được thiết kế dạng vòm giúp tăng khả năng cuộn đảo nguyên liệu xay, với 2 lớp INOX, ở giữa 2 lớp này là khoang chứa đá lạnh. Trong quá trình xay cá, bạn thả đá lạnh hoặc nước lạnh vào khoang này để giữ chả ở nhiệt độ thấp, tránh tình trạng chết giò do nhiệt sinh ra khi xay ở tốc độ cao.

Lưỡi dao của máy xay cá bằng điện có loại 2 cánh, 3 cánh hoặc 4 cánh tùy theo máy to hay nhỏ để xay nguyên liệu tốt nhất, lưỡi dao lắp nghiêng 8°, cuộn đảo thịt vào trong giúp xay nhuyễn đều cả mẻ.

Như vậy, thiết kế các chi tiết của máy xay cá làm chả đều được nghiên cứu sao cho tối ưu nhất, tiện lợi nhất. Cối máy còn có thể lật nghiêng 90°, dễ dàng hơn khi lấy chả cá và vệ sinh máy.

Có những loại máy xay cá bằng điện nào?

Tại Viễn Đông có cung cấp các loại máy xay cá bằng điện đa dạng năng suất, các hộ gia đình có thể chọn mua máy xay chả cá gia đình 1-3 Kg/ mẻ.

Máy quết chả cá mini VD3 dùng cho gia đình, quán nhỏ

Còn các cơ sở sản xuất giò chả, chả cá, chả hải sản… với quy mô lớn hơn nên sử dụng máy xay cá công nghiệp từ 4 kg/ mẻ trở lên. Năng suất càng cao thì công suất động cơ càng lớn và điện tiêu thụ càng nhiều hơn nên bạn chỉ nên chọn máy có công suất vừa đủ và xay mỗi mẻ đủ số lượng.

Máy xay cá thịt công nghiệp, xay chém tốt cả xương cá, thịt cá, hải sản…

Với dòng máy đánh chả cá công nghiệp từ 5kg trở lên thì sử dụng kèm với biến tần để điều chỉnh tốc độ xay, giúp xay cá đều hơn và kết hợp nghiêng cối để chả cá cuộn đảo đều vào phần lưỡi dao xay.

– Máy xay thịt Đài Loan AKS: năng suất xay từ 30-35kg/h, ngoài xay thịt có thể dùng để xay mỡ trước khi cho vào giò.

– VD3: Đây là dòng máy xay giò chả gia đình với năng suất 2kg/ lần, một ngày không xay quá 20kg thịt. Lưỡi dao inox 2 cánh cho khả năng chém đảo, cuộn thịt, xay nhuyễn cực tốt.

– Tủ hấp giò chả: Nếu bạn kinh doanh giò lụa, chả lụa nhỏ lẻ tại gia thì nên sở hữu chiếc tủ hấp đa năng này. 1 khay có thể hấp 5- 8kg giò, tủ phải hấp cách khay.

– Ngoài ra, nếu muốn làm xúc xích, bạn chỉ cần đầu tư thêm , mỗi lần nhồi được 3kg thịt/ lần. Hoặc bạn có thể sử dụng để làm bò viên, cá viên, làm mọc để bán kèm.

Liên hệ ngay tới chi nhánh gần nhất của Viễn Đông để được tư vấn chi tiết hơn về các dòng máy xay cá bằng điện tốt nhất hiện nay.

Cung Cấp Đùi Gà Công Nghiệp Có Má Sạch, Chất Lượng Cao, Uy Tín Tại Hà Nội

Thịt gà là loại thịt phổ biến trên toàn thế giới và nhắc đến đùi gà thì ai cũng biết đó là phần ngon nhất của con gà, phầ n ngon nhất của con gà vì đây là phần gà hoạt động mạnh nhất nên chứa nhiều protein nhất trên con gà Thịt gà chia làm hai loại thịt đó là thịt nâu và thịt trắng. Thịt nâu là phần gà hoạt động mạnh nên khi ăn dai và ngon miệng hơn bao gồm: cánh gà, chân gà, đùi gà. Thịt trắng là thịt phần thân con gà và thịt có trắng khi chín, phần thịt trắng này ăn khô và khó ăn hơn đùi gà.

Những lợi ích mà đùi gà mang lại

Trong đùi gà chứa hàm lượng protein cao nhất con gà.

Tốt cho tim mạch.

Hỗ trợ hoạt động cho các tuyến trong cơ thể như: tuyến giáp, tuyến nội tiết tố.

Hỗ trợ răng và xương do giàu phốt pho

Thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể

Chống nguy cơ mắc bệnh trầm cảm

Tốt cho thị lực

Tăng trưởng các mô trong cơ thể

Những món ngon chế biến từ đùi gà

Với đùi gà bạn có thể dễ dàng chế biến được rất nhiều món ngon và nhiều dưỡng chất cho bữa ăn của gia đình

Đùi gà chiên giòn

Bạn có thể làm món đùi gà chiên ở nhà cho các con ăn mà không cần phải ra hàng quán ăn đắt đỏ và còn yên tâm hơn là do chính tay mình làm không lo về an toàn thực phẩm.

Khi làm món đùi gà rán này bạn lưu ý rán giữ nhiệt vừa phải và để gà vừa chín sẽ giữ lại nước khi ăn hương vị sẽ rất thơm và ngon.

Món đùi gà rán hấp dẫn

Đùi gà bó xôi

Đùi gà bó xôi cũng là một trong những món ăn ngon chế biến từ đùi gà

Đùi gà chiên nước mắm

Đùi gà bó xôi

Món đùi gà chiên nước mắm sẽ rất thích hợp cho bữa tối của gia đình bạn và có thể rất tốn cơm đó

Đùi gà nướng

Đùi gà chiên nước mắm cho bữa tối

Trong những chuyến dã ngoại, đi phượt hay bữa tối thì đùi gà nướng là một ý tưởng không tồi

Mua đùi gà CN ở đâu tại Hà Nội và Hồ Chí Minh?

Vấn đề an toàn thực phẩm là trên hết đối với mọi nhà và đùi gà CN thì nguy cơ chứa hóa chất là rất cao nếu bạn không muốn mua phải đùi gà gây hại cho sức khỏe thì hãy lựa chọn những cơ sở uy tín cung cấp thực phẩm sạch. là một địa điểm cung cấp thực phẩm sạch cho bạn, xóa đi mọi nỗi lo về vấn đề an toàn thực phẩm. Chúng tôi cam kết về chất lượng của sản phẩm đạt chuẩn yêu cầu về an toàn thực phẩm. Ngoài ra chúng tôi còn có chính sách ưu đãi khi đặc hàng trên website đó là giảm 5% trên toàn bộ hóa đơn mua hàng.

Bạn đang xem bài viết Cách Làm Thịt Bò Khô Bằng Máy Sấy Công Nghiệp Số Lượng Lớn trên website Docdaochinhban.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!