Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Làm Món Thịt Kho Tàu Không Cần Nước Dừa mới nhất trên website Docdaochinhban.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thịt kho tàu là món ăn quen thuộc của người Việt không chỉ trong các dịp lễ Tết mà còn trong các bữa ăn thường ngày.
Cách làm món thịt kho tàu không cần nước dừa siêu ngon
Với các cách nấu truyền thống thì nước cốt dừa là thành phần không thể thiếu để tạo lên sức hấp dẫn cho món thịt kho tàu. Tuy nhiên, nếu gia đình bạn có người bị dị ứng hoặc không thích mùi vị của nước cốt dừa thì đừng lo lắng.
Với các cách sau đây bạn vẫn có thể chế biến món ăn này mà không cần sử dụng tới nước cốt dừa. Nhưng vẫn giữ lại được hương vị thơm ngon để cả gia đình có thể cùng thưởng thức.
Nguồn gốc của món thịt kho tàu
Theo nhà văn người nam bộ Bình Nguyên Lộc, chữ “Tàu” hiểu theo nghĩa của người “miền dưới” là “lạt”. Như sông Cái Tàu Thượng, sông Cái Tàu Hạ là 2 con sông nước lợ. Như vậy, thịt kho tàu không phải là thịt kho của người Trung Quốc, mà chỉ đơn giản là món thịt kho lạt mà thôi.
Có thuyết lại cho rằng, món thịt kho bên Tàu từ cái ông tể tướng Vương An Thạch đời Tống nghĩ ra. Nhưng khi xem lại thì món thịt kho của ông chẳng giống cái cách mà chúng ta thấy ở miếng thịt kho tàu xứ Việt. Đúng như lời giáo sư Trần Văn Khê nói: món thịt kho “Tàu” hóa ra lại là “ta”, món Việt trăm phần trăm
Ý nghĩa các món thịt ngày tết
Trong các món ăn ngày Tết, thịt kho tàu là món luôn gợi nhắc nhiều kỉ niệm. Với thịt, trứng, hương vị đậm đà, màu sắc đẹp mắt, món ăn đã mang đến sự ấm cúng, sum vầy.
Các nguyên liệu được kết hợp thể hiện tình cảm gia đình hòa thuận, yên vui. Vì thế, món thịt kho tàu đã trở nên quen thuộc và trường tồn cùng ngày tết Việt.
Chỉ cần nghe hương thơm hấp dẫn, béo ngậy tỏa ra từ nồi thịt kho đặt cùng với chén cơm trắng nóng hổi hơi nghi ngút là thấy Tết kề bên.
Cách thứ 1
Thành phần nguyên liệu làm món thịt kho tàu không nước dừa
Thịt ba chỉ, ba rọi 500 gr
Trứng gà ( hoặc trứng cút, trứng vịt ): tùy số lượng chọn
Hành tím: 1 củ nhỏ
Gia vị thịt kho tàu
Đường: 4 muỗng café
Tiêu: 2 muỗng café
Muối: 1 muỗng café
Bột ngọt: 1 muỗng café
Hạt nêm: 2 muỗng café
Nước mắm: 4 muỗng canh
Các bước làm món thịt kho tàu không nước dừa
Bước 1: Sơ chế thịt ba chỉ: rửa sạch, cắt miếng vừa ăn. Ướp muối, tiêu, bột ngọt, hạt nêm, nước mắm và hành tím với thịt trong 15 phút cho ngấm đều gia vị.
Bước 2: Đun nước sôi và cho trứng vào luộc cho chín. Sau khi trứng chín, vớt ra, rửa sơ qua với nước lạnh, bóc vỏ, dùng dao cắt nhẹ vài đường dọc theo quả trứng (điều này giúp khi kho trứng sẽ thấm gia vị hơn).
Bước 3: Cho vào nồi 4 muỗng đường và 2 muỗng nước lạnh rồi bắc lên bếp trộn đều tay. Đến khi đường chảy hết và chuyển sang màu nâu cánh gián thì bạn cho thịt đã ướp vào và tiếp tục trộn đều tay.
Bước 4: Bạn cho nước nguội vào nồi sao cho vừa ngập thịt. Tiếp tục để lửa cho đến khi nước sôi thì cho trứng vào, nêm nếm theo khẩu vị của bạn. Sau đó, bật lửa nhỏ liu riu để cho thịt trứng ngấm đều gia vị.
Bước 5: Đến khi thịt chín mềm thì bạn tắt bếp và có thể dọn ra để dùng.
Lưu ý: Không để hầm quá lâu cũng không quá nhanh vì nếu nhanh quá thì thịt trứng sẽ chưa ngấm gia vị còn nếu lâu quá thì khi hâm lại sẽ khiến thịt bị mặn.
Cách thứ 2
Nguyên liệu làm món thịt kho tàu không nước dừa với trứng cút
– Thịt ba chỉ: 500 gr
– Trứng cút: 20 quả
– Nước mắm, bột ngọt, đường, tiêu, hành khô băm nhỏ
Các bước chế biến món thịt kho tàu không nước dừa
Bước 1: Ướp thịt kho tàu
Thịt sau khi mua về bạn rửa sạch, bắc nước sôi để chần sơ thịt. Sau đó, rửa thịt đã chần cho thật sạch (để thịt không bị tanh và có nhiều váng đục). Tiếp theo, bạn cắt thịt thành các miếng vừa ăn (không nên cắt quá nhỏ vì khi hầm thịt sẽ dễ bị nát).
Ướp thịt với nước mắm, bột ngọt, đường, tiêu và hành khô trong 2 tiếng cho thịt ngấm đều gia vị.
Bước 2: Luộc trứng cút
Trong thời gian chờ thịt ngấm gia vị, bạn có thể bắc nước luộc trứng cút. Sau khi trứng chín thì bóc vỏ để sẵn. Bạn có thể chiên sơ trứng qua để trứng có độ dai, bùi và thấm được hết gia vị.
Bước 3: Thắng nước màu đường
Cho 3 thìa đường và khoảng 5 thìa nước khuấy đều trên lửa nhỏ cho đến khi chuyển sang màu cánh gián là được (để màu hơi sậm chút sẽ làm món ăn của bạn hấp dẫn hơn).
Bước 4: Nấu và hoàn thiện món thịt kho tàu
Cho ít dầu ăn vào nồi, để lửa liu riu và cho thịt vào trộn đều đến khi thịt săn lại thì cho đường đã thắng vào. Cho nước vào ngập thịt và để lửa cho sôi thì vớt bọt và hạ nhỏ lửa để thịt chín từ từ.
Khi thịt đã chín thì bạn cho trứng cút vào và nêm nếm lại cho hợp với khẩu vị của bạn. Khi thịt với trứng đã mềm thì bạn có thể tắt bếp và dọn ra để dùng.
Thịt kho tàu dùng với cơm trắng trong bữa ăn hàng ngày và trong dịp Tết. Thì dùng chung với các loại bánh tét, bánh chưng là phù hợp nhất. Ngoài ra, bạn có thể dùng thịt kho tàu kèm với chút củ kiệu hoặc dưa cải muối chua cũng rất bắt vị.
Cách nấu thịt kho tàu mềm và ngon
Nếu muốn thời gian ninh thịt được rút ngắn bạn nên cho một chút baking soda vào, thịt rất nhanh nhừ và lại an toàn.
Nếu bạn quá bận, bạn có thể sử dụng gói gia vị thịt kho tàu. Buổi sáng trước khi đi làm bạn ướp thịt và để trong tủ lạnh, tối về chỉ việc kho, món ăn sẽ rất đượm vị.
Cách nấu thịt kho tàu nhanh mềm cũng nhờ vào cách thái thịt. Bạn cần thái miếng vuông và hơi to chút. Tránh thái quá mỏng mà thái miếng to giúp thịt ngậy và mềm hơn.
Không nên cho trứng vào ninh cùng thịt vì sẽ bị chai và cứng.
Không nên luộc qua thịt để loại bọt bẩn vì làm như vậy thịt khó ngấm gia vị và nước dừa về sau. Chỉ nên rửa thịt nước muối, sau đó hớt bọt.
Kết luận
Thịt Băm Làm Món Gì Ngon? Top 5 Món Ăn Dễ Làm Và Hấp Dẫn Từ Thịt Băm
Thịt băm là một thực phẩm phổ biến mà các chị em chọn để dự trữ trong tủ lạnh vì đôi lúc công việc bận rộn không thể đi chợ hàng ngày nên nhiều bạn chọn lựa mua thịt về băm nhuyễn và ướp sẵn để khi cần thì có thể nấu ngay. Nhiều lúc, mở tủ lạnh ra xem, rồi lại tự hỏi, thịt băm làm món gì ngon mà lại dễ nấu bây giờ nhỉ? Các chị em chúng ta đừng lo lắng nữa, hãy tham khảo một số món ăn dưới đây nhé.
Bạn có thể xem: Món ngon với thịt heo xay
Một số món ăn giải quyết câu hỏi ” thịt băm làm món gì ngon?”
Nếu một buổi chiều cả nhà cảm thấy hôm nay sao ngán cơm quá. Chúng ta có thể làm món này nhé. Đầu tiên, ướp thịt băm với 1 thìa cafe tỏi băm, 1 thìa cafe muối và 1 thìa cafe dầu ăn. Đem cà chua thái hành hạt lựu còn mỳ Ý thì luộc theo hướng dẫn trên nhãn, sau đó đem thịt vào xào cho săn rồi tiếp tục cho cà chua vào và nêm nếm gia vị phù hợp khẩu vị của mình. Cuối cùng trộn mỳ với sốt và thưởng thức.
Cắt cà chua, hành tây, cà rốt cắt hạt lựu. Hành hoa, mùi tàu thái nhỏ. Phi thơm hành củ với dầu ăn rồi cho thịt băm vào xào chín. Nêm 1 thìa cà phê bột nêm. Cho cà rốt, hành tây và cà chua vào đảo nhanh tay (nên bật lửa to để xào). Khoảng 3 phút tắt bếp. Lấy trứng rán mỏng, sau đó cho phần hỗn thịt vừa xào và gói trứng lại và lật úp rồi rán thêm 2 phút nữa. Cho trứng cuộn thịt băm ra đĩa cắt miếng vừa ăn.
Làm nóng chảo với ít dầu rồi cho hành, tỏi băm vào phi thơm. Tiếp đến cho sốt tàu xì, ớt băm vào. Cho thịt băm đã ướp vào xào đều tay. Khi thịt hơi chín, cho thêm ít nước lọc rồi nêm nếm cho vừa miệng. Cuối cùng, cho đậu phụ non vào đảo nhẹ để không bị nát và rắt ít tiêu hành lá thái nhỏ rồi dùng nóng.
Hành tây lột vỏ, rửa sạch rồi cắt hạt lựu nhỏ, sau đó trộn đều với thịt heo băm, bột xù, lá ngò tây khô, trứng đánh tan rồi nêm với muối, tiêu cho vừa ăn. Tiếp theo viên thành những viên tròn có đường kính khoảng 2 cm và đem chiên vàng đều các mặt. Luộc nui theo hướng dẫn trên bao bì. Sốt cà bạn có thể mua hoặc có thê tự lạm bằng cách thái hạt lựu rồi nêm muối, chút xíu đường, chút hạt nêm cùng ít lá mùi Tây khô. Sau đó, bắt chào nóng, và đem nui và sốt cà và toàn bộ thịt viên trộn đều, nêm nếm cho vừa ăn là được
Các bạn có thể kết hợp hải sản và thịt băm trong món ăn này. Lấy phần thịt ngao đem ướp với gia vị cho ngấm đều trong 3 phút. Sau đó, bắc chảo nóng và cho dầu ăn, hành phi và thịt băm vào xào săn, tiếp đến trút ngao vào xào trong 2 phút nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi chúng tôi của chúng tôi !
Cách Làm Món Lẩu Bò Viên Chua Cay
Còn gì tuyệt vời hơn khi cả gia đình cùng sum vầy bên nồi lẩu nghi ngút khói, với mùi thơm của sả, cay nồng của ớt và ngọt từ xương hầm, được dùng kèm với các loại rau và thịt bò viên.
Cách nấu lẩu bò viên chua cay nóng hổi thơm ngon khó cưỡng cho cả nhà thưởng thức phần 1Nguyên liệu nấu lẩu bò viên chua cay
1 kg xương ống bò hay xương đuôi bò300g thịt bò viên200g thịt bò5 – 6 nhánh sả1/2 củ hành tâyVài nhánh hành láMuối, hạt nêm, ớt quả, ớt bột, nước mắm và tỏiPhần rau ăn kèm: cải thảo, cải bẹ xanh, có thể thêm cải bỏ xôi, thêm rau tùy theo sở thích của bạn. Có thể thêm nấm rơm, hay nấm thủy tiên. Và thêm đậu phụ, hay cá viên tùy theo sở thích của bạn.Mì trứng hoặc bún.Cách nấu lẩu bò viên chua cay
Sả tước bỏ cọng cứng, cắt khúc ngắn, dùng một nửa phần sả bằm nhuyễn, một nửa còn lại đun cùng với xương.
Xương đuôi bò rửa sạch, đun nồi nước, thêm một ít giấm, muối, cho vào đun sôi khoảng 5 phút, sau đó đổ ra rổ, rửa xương lại cho thật sạch.
Tiếp theo cho xương vào nồi, đun cùng sả thêm một ít muối, đun sôi, thỉnh thoảng hớt bỏ bọt.
Thịt bò viên cắt làm đôi, cho vào bát.
Thịt bò rửa sạch, thái lát mỏng, xếp vào đĩa.
Hành lá rửa sạch, cắt khúc. Hành tây tước bỏ vỏ khô, bổ múi cau. Cải thảo, cải bẹ xanh, rửa sạch, để lên rổ cho ráo nước. Nấm cắt bỏ chân, rửa sạch.
Phần ớt sa tế: đun nóng hai thìa nhỏ dầu điều, phi tỏi thơm, cho sả đã bằm nhuyễn vào xào thơm, xào khoảng 5 phút rưới vào một ít nước mắm và một ít ớt bột, đun khoảng 2 phút, tắt bếp.
Nồi nước dùng sau khi phần xương bò mềm, bạn thêm ớt sa tế đã xào chín vào, nêm lại gia vị vừa ăn. Tiếp tục đun khoảng 15 phút, bạn có thể dùng ớt màu thay cho ớt bột.
Đun nồi nước sôi nóng, cho vắt mỳ vào chần sơ qua nước sôi, sau đó xả mỳ dưới vòi nước lạnh để chống dính, đổ mỳ ra rổ cho ráo nước.
Tiếp theo rưới một ít hỗn hợp tỏi đã phi với dầu vào rổ mỳ, gắp mỳ ra đĩa.
Nếu dùng thêm các loại như đậu phụ chiên, cá viên chiên thì bạn xếp đậu phụ ra đĩa riêng
Khi dùng, bạn xếp tất cả các loại rau, thịt ra đĩa để riêng.Dùng nồi nấu lẩu chuyên dụng đặt vào giữa bàn, đổ nước ninh đuôi bò vào nồi lẩu, cắm điện đun sôi thì cho bò viên, hành lá, hành tây vào đun cùng. Khi ăn cho thêm nấm, các loại rau vào nồi lẩu, dùng kèm với mỳ trứng và rưới kèm nước mắm và ớt quả.
Cách Làm Món Gà Ri Rút Xương
Thời gian cuối năm có rất nhiều bữa tiệc lớn cho gia đình như Giáng sinh, Tết Tây… Vì những ngày lễ này bắt nguồn từ phương Tây nên hầu hết các món ăn trong những ngày này cũng mang phong cách Tây hoặc “lai” Tây một chút. Bếp trưởng của Nhà hàng MATC Culinary Arts – Thái Vũ, sẽ bật mí cho chúng ta một ít bí quyết về cách rút xương gà cũng như cách làm món gà rút xương bỏ lò. Đơn giản thôi, đây chỉ là kỹ năng của những nhà đầu bếp chuyên nghiệp. Chỉ cần một chút kỹ thuật, một chút khéo léo… như là một nghệ thuật rút xương gà ấy mà. Bạn cũng có thể làm được!
Gà rút xương là một cách làm để có thêm món ăn phong phú từ gà: gà nướng, gà quay hay gà hấp… Nếu biết làm và khéo tay thì chỉ 5 phút là xong ngay, chưa quen thì có thể mất… nửa ngày. Và cảm giác của người lần đầu rút xương một con gà… thường là “cứ như vừa mổ xong cả con bò”.
Theo Bếp trưởng Thái Vũ, muốn lọc gà, chặt gà thì yêu cầu đầu tiên phải đạt là vị trí đặt thớt, bởi như ông bà ta đã nói: “Dao sắc không bằng chắc kê”. Tuy nói là ‘không bằng’ nhưng dao cũng phải thật sắc. Dao phay cần khi chặt miếng ngang xương, dao lọc để lách sâu vào phía trong con gà và cả dao kéo đa dụng…
Thật ra, gà có những khớp xương cần xử lý đầu tiên là 2 xương nối giữa cổ gà và ức gà. Chặt cổ gà, lách mũi dao vào đầu ức là có thể lấy 2 mảnh xương bắt chéo hình chữ V này ra. Sau đó rạch một đường giữa bụng con gà, mũi dao chạm xương là được. Dùng đầu dao tách xương với thịt ở khớp cánh và đầu ức gà. Dùng cả bàn tay túm chặt đầu thịt từng bên lườn, kéo mạnh về phía sau. Toàn bộ khối thịt sẽ tách khỏi khung xương thân, dùng dao lọc tách khung xương mình gà ra. Sau đó có thể dễ dàng đưa mũi dao vào các khớp đùi, lách xương đùi ra khỏi thịt gà.
Khi rút xương 1 con gà xong, sẽ có không gian linh động để đa dạng hương vị thịt gà (bằng các vật liệu nhồi và gia vị). Dân Tây phương thì hay nhồi các loại rau, cheese, ba tê, thịt muối… Người Việt ta thì hay dùng nấm, thịt bằm, giò sống… Trải con gà đã được rút hết xương lên thớt, rồi rắc một chút muối lên mặt trong con gà cùng các gia vị như tỏi bằm, ngũ vị hương, bột quế, bột tiêu, ớt khô, dầu hào, hành bằm và các loại nhân (thịt hay rau)… rồi gói con gà lại.
Cách gói con gà coi vậy cũng không đơn giản đâu. Cuốn thịt đều và chặt tay để khi nướng nước ở bên trong con gà không chảy ra ngoài. Con gà gói xong có thể nướng trong lò, nướng trên bếp than, nướng vỉ hay chiên cả con gà. Để đảm bảo thịt bên trong chín mà không bị khô khi nướng, nhiều người thường bỏ gà vào hấp chín (hoặc cho vào lò vi sóng) trước khi đem nướng.
Một mẹo nhỏ để có được lớp da vàng rộm và thơm giòn, là dùng hỗn hợp mật ong + giấm quét đều lên da gà trong quá trình nướng (để lò ở 350 độ F, khoảng 60 phút, lật 3 lần, ức – lưng – ức). Giấm có tác dụng làm lớp mỡ tan nhanh tạo độ giòn cho da gà. Mật ong tạo một lớp màu caramen trên da gà, có mùi vị đặc trưng thơm ngon.
Bộ xương và các phần khác như đầu cổ, chóp cánh, phao câu, mề, tim, gan, chân gà… dùng để hầm lấy nước nấu canh… Những phần này người phương Tây không tính là phần thịt và thường dùng vào những việc linh tinh như nấu nước dùng hoặc vứt bỏ. Trong khi đó, người Việt ta lại rất thích ăn và có nhiều món ngon từ những phần được coi là phụ phẩm này.Món ngon đã hoàn thành cả nhà thưởng thức thành quả nào. Sưu tầm bởi: Dịch vụ nấu cỗ tại nhà
Tags:
Bạn đang xem bài viết Cách Làm Món Thịt Kho Tàu Không Cần Nước Dừa trên website Docdaochinhban.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!