Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Chế Biến Món Đặc Sản Thịt Dê Núi Sốt Vang Của Ninh Bình mới nhất trên website Docdaochinhban.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Những món ăn làm từ thịt dê núi có rất nhiều, tuy nhiên không thể không kể đến thịt dê sốt vang, món này vừa thơm ngon đậm đà lại vừa bổ dưỡng.Dê núi và các món ăn tuyệt ngon chế biến từ dê núi chính là một “thương hiệu ẩm thực” của đất Ninh Bình mà không dê vùng nào ngon bằng như thế. Vùng núi đá vôi rộng lớn này có nhiều loại thảo hoa phù hợp làm thức ăn cho dê. Được chạy nhảy tự do, sống hoang dã, ăn cây cỏ thiên nhiên nên dê núi Ninh Bình săn chắc, ít mỡ và thịt rất thơm, dễ dàng chế biến thành những món đặc sản thơm ngon bất ngờ.
Hôm nay Ngon nhỉ sẽ hướng dẫn các bạn chế biến món sốt vang từ thịt dê núi. Miếng thịt dê vừa thơm vừa mềm, cùng nước sốt đậm đà giúp cơ thể tăng thêm sinh lực. Đây là món nhậu mà các du khách thường hay chọn khi đến Ninh bình.
Nguyên liệu:
Bột màu, Nước mắm, ngũ vị hương, rượu, tỏi,tương, đường, mì chính, mỡ nước, thịt dê, hành khô, ớt, cà chua, bột gạo.
Các bước thực hiện
-Thịt dê núi của chúng ta sẽ để cả miếng to trần qua nước sôi, cho ra rửa sạch, để ráo nước rồi thái thành miếng hình quân cờ. ( kích thước như hình quân cờ là vừa đẹp)
-Dùng gia vị như mì chính, nước mắm, đường, bột màu, ngũ vị hương, rượu, tỏi trộn đều với thịt, ướp trong khoảng thời gian từ một đến hai giờ gì đó.
-Sau đó dùng mỡ nước phi hành khô cho thơm và vàng đều rồi đổ thịt đã ướp vào đảo đều, khi thấy thịt săn đều thì đổ nước vừa ngập thịt để ninh cho mềm.
-Phi cà chua, hành khô cho vào cùng với bột gạo (bột đao) đảo đều. Khi thấy đặc sền sệt thì cho thêm vào ít rượu vang nữa, trộn đều rồi bắc ra bát.
Những ngày trời se lạnh, nếu có bát súp vang thịt dê ăn với cơm nóng hoặc chấm bánh mì sẽ gia tăng khá nhiều năng lượng cho cơ thể. Với vị đậm đà, thơm ngon, bổ dưỡng, hấp dẫn cả trẻ em lẫn người lớn, bạn có thể nấu món ăn này thường xuyên cho bữa cơm gia đình thêm ấm áp.
Các Món Được Làm Từ Thịt Dê Ninh Bình
Dê có mùi rất hôi. Để làm mất mùi hôi, trước khi làm thịt, phải khử mùi hôi của nó bằng cách cột con dê lại rồi đánh cho nó kêu, quần cho nó chạy, nhảy quanh. Mùi hôi thoát ra từ mồ hôi, từ tiếng kêu. Dê núi bị đuổi, bị đánh, đến khi bắt được coi như đã xong công đoạn “tra tấn” ấy rồi. Dê thả núi ăn nhiều loại cây lá, chạy nhảy leo trèo sương gió nhiều hơn cho nên “chất thịt” tốt hơn, ngon và bổ hơn dê nhà. Chỉ nói riêng việc đuổi để bắt dê làm thịt cũng đã là cả một nghệ thuật của “công nghệ” thịt dê rồi.
Nghề nuôi dê phổ biến từ lâu đời ở đất Ninh Bình, nên kinh nghiệm chọn thịt dê ngon thì người Ninh Bình rất rõ. Con dê nặng khoảng 15 đến 20kg, hoặc nhiều nhất là 25kg là có thể “xuất chuồng”, vì ở mức này, thịt dê Ninh Bình ngọt, không quá dai và cũng không quá mềm. Người Ninh Bìnhrất chuộng món ăn từ dê, nên tay nghề nấu nướng của các đầu bếp cũng ngày càng phát triển. Dê được người địa phương chế biến thành hàng chục món ăn mà nghe qua đã thèm như dê tái chanh, xào lăn, áp chảo, chiên xù, bóp thấu, hấp cách thủy, hầm rượu vang, nướng ngũ vị, nấu cà ri, sốt vang, chao dầu… Tuy nhiên từ xưa đến nay, món ngon nhất của thịt dê là món tái. Có ba loại tái dê được ưa thích là tái nhúng,tái lăn, tái vừng. Trong đó món tái vừng là ngon nhất vì nó có nhiều gia vị và đặc biệt có thêm vị béo và mùi thơm nức của lạc rang.
Và chẳng biết từ bao giờ, dê núi Ninh Bình và tương bần đã “nên đôi, nên cặp”, nhưng người Ninh Bình quả quyết rằng chỉ có tương bần thơm, sánh, đậm đà mới xứng đáng “nên duyên” với dê núi Ninh Bình. Bên cạnh đó, những món ăn kèm không thể thiếu là trái sung muối, lá đinh lăng, lá mơ, lá sung, ngò gai, húng quế…, góp phần làm cho các món ăn thơm lựng, khó quên. Các vị nam nhi khi thưởng thức dê núi Ninh Bình thường nhấm nháp chút rượu Kim Sơn. Có người nói loại rượu này ra đời chỉ để đi kèm với các món dê núi.
Không phải miếng thịt dê nào làm tái cũng ngon. Nguyên liệu để làm món tái dê tất nhiên không thể thiếu thịt dê, riềng, khế, sả, chuối xanh, sung quả, vừng rang, tương. Để món tái dê ngon thì phải biết cách chọn thịt dê. Thịt để làm tái phải có da có thịt, nguyên thịt nạc không cũng không ngon. Thường thịt hai vách hông (ở con lợn là thịt ba chỉ) là thịt thích hợp nhất với món tái. Nó có da dai mà mềm, có chút mỡ nhưng không ngấy, có thịt nạc nhưng không khô và xơ. Dùng dao mỏng, sắc thái phay, mỏng và đều. Riềng thái mỏng chỉ, giã nhỏ. Khế, sả thái mỏng… để bóp ướp thịt. Chuối xanh, sả, sung quả để ăn kèm. Vừng rang xiết sạch vỏ để trước khi ăn trộn đều với thịt cho khô, tơi, rời và thơm hơn. Dù ăn món tái nào thì nước tương để chấm là không thể thiếu. Nó là linh hồn và làm cho món ăn ngon hơn. Tương ăn với tái dê ngon nhất là tương Bần (phố Nối, Hưng Yên). Và người dân quan niệm chỉ có tương Bần với “xứng” với món tái dê này.
Theo : ninhbinhtravel.net
Cách Làm Dê Nhúng Mẻ Ninh Bình Ngon Đúng Chuẩn
Không chỉ là một trong những đặc sản ngon tại miền Bắc. Thịt dê còn là thực phẩm quan trọng và phổ biến tại nhiều nước trên Thế Giới, Không chỉ để tạo nên những món ăn ngon, dê còn là một thực phẩm bổ dưỡng cho cơ thể đặc biệt tăng cường khả năng sinh lý. Thúc đẩy lưu thông máu, tăng thân nhiệt, có ích trong việc chữa trị bệnh lao, hen suyễn và viêm phế quản.
Trong 100g thịt dê có gì đặc biệt?
Protein: 19 g (có 17,5% protit)
Nước: 65,7 g
Cholesterol: 92 mg
Chất béo: 14,1 (40% lipit)
Retinol: 22 mg,
Vitamin A: 22 mcg,
Riboflavin: 0,14 mg,
Thiamin: 0,05 mg,
Vitamin E: 0,26 mg.
Niacin: 4,5 mg,
Phốt pho: 146 mg
Chất khoáng vi lượng canxi: 6 mg,
Natri: 80,6 mg
Kali: 232 mg
Sắt: 2,3 mg
Magiê: 20 mg
Selen: 32,2mcg
Kẽm: 3,22 mg
Mangan: 0,02 mg
Đồng: 0,75 mg
Cung cấp năng lượng: 203 kcal.
1. Nguyên liệu chuẩn bị:
750gr thịt dê
3 xấp bánh tráng cuốn
500gr bún tươi
1 quả trứng gà
3 quả dưa leo
3 quả khế xanh
½ quả thơm
1 củ hành tây
2 thìa súp dầu ăn, đường, muối, hạt nêm
2 thìa súp hành tím băm
2 thìa súp hành tím băm
3 quả chuối xanh
1 thìa súp mẻ
2 cây xả
3 quả cà chua
Các loại rau: xà lách, rau thơm, ớt băm, tỏi băm, lá tía tô
2. Cách nấu thịt dê nhúng mẻ như sau:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
– Thịt dê rửa sạch thái lát mỏng
– Hành tây bóc vỏ úa, rửa sạch và thái lát
– Cà chua, thơm, xả rửa sạch sau đó băm cho nhuyễn.
– Khế xanh, chuối xanh, dưa leo, rửa sạch, thái lát mỏng rồi bày ra một cái đĩa lớn cùng với bún tươi.
– Bún tươi làm tơi ra, bày ra đĩa lớn cùng với: khế, chuối, dưa leo đã thái lát.
– Bày thịt dê + hành tây thái lát ra đĩa sạch và đập thêm trứng gà vào giữa đĩa để trang trí.
Trước khi làm bước này bạn cần có chút kiến thức về MẺ. Phải hiểu mẻ là gì, cách làm MẺ và làm bao lâu thì chúng ta mới sử dụng được MẺ.
Hiểu đơn giản, mẻ thường được làm từ cơm, cháo… khi bạn ủ 1 thời gian nó sẽ lên men nhờ những vi sinh bên trong. Thông thường, bạn phải ủ ít nhất là 8 – 10 ngày thì nó mới lên men được. Để nuôi mẻ, bạn cần cho MẺ ăn: cháo, cơm nguội… Mẻ được lấy ra sử dụng thích hợp nhất là khi nó đã lên men được 80% mỗi hạt gạo bên trong. Vì khi đó nó sẽ không quá chua, không quá nhạt. Nếu bạn để quá lâu, Mẻ sẽ chuyển sang màu gần nâu nâu… khi đó không quá tốt và nếu bạn sử dụng thì thực sự rất chua.
Bạn cần đổ thêm nước vào lọc theo tỉ lệ: 1:2 (1 mẻ, 2 nước) sau đó lấy phần nước, bỏ phần bã.
Đặt chảo dầu lên bếp, đun nhỏ lửa đến nóng già sau đó bỏ hỗn hợp xả, hành tím và cà chua vào chảo dầu phi thật thơm lên.
Đổ nước mẻ vào cùng hỗn hợp trên, đun sôi. Tra gia vị sao cho hợp lý.
3. Cách pha nước mắm ăn kèm
Như vậy, đến bước này là coi như bạn đã hoàn thành xong món dê nhúng mẻ chua ngọt cực kỳ hấp dẫn rồi. Khi ăn, bạn nhúng thịt dê trong nồi mẻ một ít rồi vớt ra đĩa. Ăn tới đâu thì nhúng tới đó mới ngon. Thịt dê nhúng mẻ ăn cuộn với bánh tráng cuốn, bún và các loại rau đi kèm như dưa leo, rau sống tùy thích và khế, chuối xanh.
Ninh Bình là một trong những tỉnh thành tại khu vực miền Bắc.
Vang Xa Đặc Sản Chuột Đồng Miền Tây
Trong lần đi khảo sát thực tế tại An Giang, ông Jan Zahradil, Phó Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế Nghị viện châu Âu (INTA), Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị giữa Nghị viện châu Âu (EP) và Việt Nam, đã làm các thành viên trong đoàn bất ngờ với nhã ý được dùng bữa trưa với món thịt chuột đồng. Hóa ra, món chuột đồng ở miền Tây Nam bộ đã “bay” tới tận châu Âu xa xôi.
Theo ông Jan Zahradil, ông đến Việt Nam rất nhiều lần, thưởng thức rất nhiều món ăn ngon của Việt Nam rồi nhưng ông chưa được ăn món thịt chuột đồng – một “đặc sản” mà nhiều người bạn của ông, trong đó có Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam Nguyễn Văn Giàu, bảo nhất định phải thưởng thức một lần nếu đến các tỉnh miền Tây Nam bộ của Việt Nam.
Món chuột đồng xào lá cách. Ảnh: Minh Anh
Hôm đó, trong bữa trưa có rất nhiều món đặc sản như lẩu cá bông lau, mắm cá mè vinh, cá kết chiên tươi, bò hầm măng… nhưng ông Jan Zahradil và phái đoàn của Ủy ban Thương mại quốc tế Nghị viện châu Âu chỉ ăn duy nhất mấy món chế biền từ thịt chuột đồng như chuột đồng xào hành lá, chuột đồng nướng tươi và món chuột đồng quay lu.
Ông Jan Zahradil ăn các món chế biến từ thịt chuột một cách rất ngon, mình ông ăn gần hết một dĩa thịt chuột đồng nướng tươi. Sau bữa trưa, ông Jan Zahradil chia sẻ, thịt chuột đồng có màu vàng ươm, rất hấp dẫn; thịt mềm, ngọt, ăn không ngán.
Trong buổi nói chuyên, ông Nguyễn Sĩ Lâm, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh An Giang, cho biết đối với người dân miền Tây, từ lâu thịt chuột đã trở thành đặc sản, lúc đầu cũng dự định mời ông Jan Zahradil dùng thử, nhưng sợ không hợp khẩu vị với người châu Âu.
Món chuột đồng quay lu. Ảnh: Minh Anh
Không chỉ ở An Giang, hiện nay nhiều vùng nông thôn ở miền Tây Nam bộ đều có đặc sản thịt chuột; mỗi vùng mỗi vẻ, tùy theo đặc sản gia vị tự nhiên mà chế ra món ăn mang tính đặc trưng riêng. Và ngày nay, các đầu bếp có thể biến tấu thịt chuột thành nhiều món khác nhau nhằm khai phá, làm mới khẩu vị thực khách.
Anh Nguyễn Văn Tuấn, đầu bếp của một nhà hàng nổi tiếng ở TP Long Xuyên (An Giang) cho biết từ thịt chuột anh có thể chế biến thành hàng chục món ăn, như: chuột luộc hèm (hèm rượu), chuột kho rau răm, chuột xào lá cách, chuột xào cuống hành, rồi chuột nướng, chuột khìa, chuột quay lu, chuột xào củ kiệu, chuột hấp cơm…
Thậm chí còn có món kê chuột (trứng chuột đực) xào củ kiệu, được xếp vào món “ông ăn, bà khen”. Ngoài ra, tùy theo “gu” của thực khách mà nhà hàng biến tấu thêm.
“Cũng là món nướng, nhưng nếu ướp với chao thành ra món chuột nướng chao, thơm lừng pha lẫn chút beo béo đặc trưng của chao. Hay ướp với sa tế, thành món chuột nướng sa tế, cay nồng nơi đầu lưỡi…
Vì thế mà nhiều người trong giới sành ẩm thực đã tôn vinh thịt chuột ngang với thịt sóc, thịt thỏ và gọi đó là “sóc đồng”, hoặc “thỏ đồng””- anh Tuấn chia sẻ.
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của bản thân, ông Nguyễn Văn Tòng (87 tuổi, ở xã Phước Hưng, huyện An Phú, An Giang) cho biết thịt chuột ngon nhất vào tháng 4 âm lịch.
Lúc này mưa giao mùa, thời tiết trong lành, những lộc non của hàng trăm loài cây cỏ đua nhau đâm chồi là bữa tiệc cho chuột đồng, nên mùa này chuột mập ú, nướng lên, mỡ ứa ra thơm phức. “Chỉ có cách nướng tươi mới bộc lộ hết cái tinh túy của món thịt chuột”- ông Tòng khẳng định.
Món chuột đồng luộc hèm. Ảnh: Minh Anh
Theo ông Tòng, chuột, sau khi lột da, bỏ đầu, đuôi, chân và mổ bỏ nội tạng, chỉ chừa lại 2 lá gan và chùm mỡ, không cần tẩm ướp bất cứ gia vị nào, cho thẳng vào nhánh tre tươi đã chẻ đôi, rồi dùng lạt tre cố định 2 đầu trước khi đưa lên lửa than nướng cho đến vàng đều là có món chuột nướng ngọt đến từng sớ thịt.
Nước chấm ăn kèm món này cũng rất đặc trưng hương vị miệt vườn; không phải là nước mắm chua ngọt với chút tỏi trăng trắng nằm lẫn với màu đỏ của ớt bằm… thường thấy ở các nhà hàng, mà chuẩn nước chấm chuột đồng phải là nước mắm cá đồng nguyên chất, thêm vào chút xoài sống băm dọc dài, ớt sừng vừa ửng đỏ cắt khoanh ăm kèm chút rau mác, hẹ nước xanh non làm ta cảm giác như miếng thịt chuột giòn tan trong miệng, thêm chút chan chát nơi đầu lưởi của đọt cây cơm nguội, chòi mòi, bằng lăng…, tất cả tạo ra “buổi hòa tấu” có đủ cả chua cay, mặn ngọt và mỡ màng, béo ngậy để “nâng bữa tiệc” vượt khỏi giới hạn của một món ăn dân dã, đồng quê, trở thành nét văn hóa ẩm thực độc đáo chỉ có ở miền Tây Nam bộ.
Theo Minh Anh/Báo Cần Thơ
Bạn đang xem bài viết Cách Chế Biến Món Đặc Sản Thịt Dê Núi Sốt Vang Của Ninh Bình trên website Docdaochinhban.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!