Cập nhật thông tin chi tiết về 6 Món Ăn Thuốc Từ Thịt Dê Chữa Bệnh mới nhất trên website Docdaochinhban.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thịt dê được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trong “Tản Đà thực phẩm”, cố thi sĩ Tản Đà rất ca ngợi các món ăn từ dê; các món này ăn vừa ích khí, ôn bổ trung hạ tiêu, dùng trong trường hợp ốm yếu, đau lưng mỏi gối, sinh hoạt tình dục kém, di tinh, mộng tinh…
Thịt dê chứa 20,7% protid; 4,3% lipid; 11mg Ca; 129mg P; 2mg Fe; có vitamin B1, B2, PP và cung cấp 125 calo/100g thịt. Theo Đông y, thịt dê vị ngọt, tính ấm, vào tỳ thận. Có tác dụng ích khí bổ trung, ôn trung hạ tiêu. Dùng cho các trường hợp ốm yếu sút cân, suy nhược cơ thể, đau lưng mỏi gối, đau bụng do hàn, sản phụ đau bụng sau đẻ do bị lạnh và huyết hư thiếu máu. Xin giới thiệu một số món ăn – bài thuốc từ thịt dê.
Thịt dê hầm sơn dược: thịt dê 250g, sơn dược 100g, kỷ tử 25g, long nhãn 15g, đại táo 10 quả. Tất cả hầm chín nhừ thêm gia vị. Cho ăn buổi tối trước khi đi ngủ. Dùng cho bệnh nhân thận dương hư, di tinh liệt dương…
Đương quy sinh khương dương nhục thang: thịt dê 200g, gừng tươi 12g, đương quy 20g. Thịt dê làm sạch thái lát, gừng cạo vỏ ngoài đập giập, nấu với đương quy thái lát và một lượng nước thích hợp. Khi thịt chín nhừ, vớt bỏ bã thuốc, thêm gia vị, bột tiêu. Ăn 2 – 3 lần trong ngày. Dùng cho người cao tuổi thể trạng suy nhược, phụ nữ sau sinh đẻ huyết hư thiếu máu, người bệnh suy nhược sau bị bệnh lâu ngày; trường hợp trúng hàn phúc thống.
Súp thịt dê củ mài: thịt dê 500g, gừng tươi 15g; hành tươi 30g, sơn dược 500g. Thịt dê bỏ màng, rửa sạch nhúng nước sôi, đem thái lát to, gừng tươi, hành tươi đập giập để sẵn, sơn dược thái lát. Tất cả cho vào nồi, thêm bột tiêu, dấm, rượu, nước sạch. Đun to lửa, vớt bỏ váng bọt, đun nhỏ lửa cho chín. Vớt bỏ bã gừng hành, thêm gia vị, chia ăn nhiều bữa. Chữa các trường hợp hư lao suy nhược cơ thể, huyết trắng, trẻ em suy dinh dưỡng, ho lâu ngày do viêm khí phế quản, tiêu chảy.
Canh súp thịt dê: thịt dê 250g, củ cải trắng 200g, thảo quả 3g, trần bì 3g, riềng 6g, lá lốt 3g, bột tiêu 3g. Thịt dê làm sạch luộc chín để ráo nước, thái lát. Củ cải rửa sạch thái lát. Thảo quả, trần bì, riềng… tùy loại đập giập, thái vụn gói trong vải xô. Hành, lá lốt, bột tiêu và các gia vị khác đều được chuẩn bị sẵn. Tất cả cho vào nồi thêm nước, đun sôi, vớt bỏ váng bọt, đun nhỏ lửa cho chín nhừ. Lấy bỏ gói dược liệu, gắp bỏ bã gừng hành, thêm gia vị thích hợp, cho ăn nóng 1 – 2 lần trong ngày. Dùng cho các trường hợp đau quặn bụng do tỳ vị hư hàn, nôn ọe, tiêu chảy.
Kiêng kỵ: Không dùng cho người có biểu hiện sốt nóng do nhiễm khuẩn viêm tấy. Trong thời gian ăn các món nấu chế từ thịt dê, không dùng các thuốc có xương bồ, bán hạ.
TS. Nguyễn Đức Quang
Theo SKDS
3 Món Ăn Bài Thuốc Từ Thịt Dê Chữa Yếu Sinh Lý Nam Hiệu Quả
Cập nhật vào 01/12
Theo quan niệm ông cha ta xưa thịt dê có tác dụng chữa bệnh yếu sinh lý, xuất tinh sớm, bồi bổ sức khỏe. Bài viết sẽ giới thiệu cho bạn 3 món ăn được chế biến từ thịt dê ngon bổ dưỡng để bạn tham khảo.
1. Thịt dê chữa yếu sinh lý nam như thế nào?
Dê là loài động vật ăn tạp, thường được nuôi để lấy thịt và lấy sữa. Loại động vật này có một bộ phận sinh dục rất khỏe và khả năng giao phối cũng rất mạnh mẽ và bền bỉ.
Từ nghìn năm qua, dân gian luôn truyền nhau về tác dụng tăng cường sinh lý của loài dê. Người ta dùng nhiều bộ phận của nó để làm thuốc bổ hoặc chữa bệnh.
Theo Đông y, thịt dê có vị rất ngọt, tính nóng và không có chất độc tố. Thịt dê có nhiều tác dụng như làm mạnh dương đạo, an tâm thần, ấn trung tiêu. Ăn liên tục 30-40g thịt dê/ngày sẽ hỗ trợ khắc phục được tình trạng gầy yếu, đau lưng, ra nhiều mồ hôi, dương sự kém, khí huyết hư tổn.
Sau này, các nghiên cứu khoa học về Đông y cũng chứng minh nhiều bộ phận của con dê có công dụng bổ huyết, cải thiện khả năng tình dục và chữa bệnh hiệu quả mà an toàn.
Chính vì lẽ đó mà các món chế biến từ thịt dê được coi như là một “thần dược” giúp quý ông có những cuộc “yêu” hừng hực, sung sức khí thế.
Một số món ăn chế biến từ dê sau được xem như là bài thuốc hay giúp chàng thể hiện bản lĩnh “giường chiếu”.
Bạn có thể tìm hiểu thêm tác dụng của thịt dê trong bài viết: 10 tác dụng chữa bệnh của thịt dê bạn chưa biết.
2. Những món ăn từ thịt dê chữa yếu sinh lý
2.1. Cháo thịt dê
Nguyên liệu: gạo tẻ 50g, thịt dê 150g.
Cách làm: Thịt dê làm sạch, cắt thành miếng vừa ăn, nấu cùng với gạo thành cháo. Có thể hâm hải sâm 50g, làm sạch và cắt sợi nhỏ, cho vào cùng thịt dê để nấu cháo. Điều này làm tăng hiệu quả của bài thuốc.
Nguyên liệu: Thịt dê 200g, gừng tươi 20g, gạo tẻ 100g, gia vị: muối, tiêu, bột ngọt, rau thơm vừa đủ nước mắm, hành.
Cách chế biến: Thịt dê sau khi rửa sạch, cắt mỏng, ướp gia vị. Phi thơm hành, xào thịt dê vừa chín tới. Gạo vo sạch, cho vào nồi cùng với nước để nấu cháo.
Khi cháo nhừ thì cho thịt dê đã xào vào nấu thêm khoảng 5-10 phút. Sau cùng, thêm một ít sợi gừng, nêm nếm gia vị vừa ăn.
Công dụng: Cháo thịt dê có tác dụng bổ thận, ích tinh, kiện cân cốt.
2.2. Cháo thận dê
Cách chế biến: Thận dê rửa sạch, thái miếng nhỏ sao cho vừa ăn. Nấu sắc kỹ kỷ tử rồi lấy nước bỏ bã, cho thận vào ninh nhừ với gạo đến khi thành cháo, nêm gia vị vừa đủ.
Công dụng của cháo thận dê: Bổ thận âm, ích thận khí, tráng nguyên dương, dùng để trị các chứng lưng đau gối mỏi, nam giới liệt dương, yếu sinh lý, suy giảm khả năng tình dục, tai ù, di niệu do thận hư.
2.3. Thịt dê hầm cà rốt
Nguyên liệu: Thịt dê 500g, rượu 2 muỗng canh, vỏ quít 1 lát, cà rốt 250g, gừng tươi 3 lát, gia vị vừa đủ.
Cách chế biến: Cà rốt và thịt dê rửa sạch, xắt lát nhỏ sao cho vừa ăn. Đun chảo dầu nóng, cho thịt dê và gừng tươi vào chảo, xào khoảng 5 phút, thêm rượu và thêm các gia vị.
Chuyển sử dụng một qua nồi đất, cho cà rốt, vỏ quít và nước khoảng 1 lít vào. Nấu sôi bằng lửa lớn, sau đó để lửa nhỏ, hầm khoảng 2 giờ đến khi thịt chín mềm.
Bài viết được tổng hợp và biên tập bởi Dương Nhung – Content Marketer tại Nội thất Đức Khang – Đơn vị cung cấp các sản phẩm tủ tài liệu, tủ hồ sơ chất lượng, uy tín của các thương hiệu nổi tiếng, trong đó có Hòa Phát. Bạn có thể tham khảo những sản phẩm này tại: Tủ hồ sơ website: noithathoaphat.pro.
Tiềm Gà Thuốc Bắc Chữa Bệnh Gì? Cách Chế Biến Món Gà Ác Tiềm Thuốc Bắc
Tiềm gà thuốc bắc chữa bệnh gì? Cách chế biến món gà ác tiềm thuốc bắc
Trong thang thuốc tiềm gà có chứa nhiều thành phần thuốc bắc rất tốt cho sức khỏe cho nên có khả năng điều trị một số căn bệnh hiệu quả.
– Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể người sử dụng, phòng ngừa được một số loại virus, vi khuẩn tấn công vào cơ thể.
– Giúp kiện tỳ, kích thích hệ tiêu hóa của người dùng cho nên khiến mọi người có thể ăn uống được ngon miệng hơn trước đây.
– Tiềm gà thuốc bắc giúp bổ khí huyết đối với cơ thể từ đây có thể giúp da dẻ trở nên trắng sáng và hồng hào hơn trước đây.
– Giúp cho tinh thần của mọi người luôn được minh mẫn hơn bởi nếu cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi rất khó tập trung cho học hành, công việc.
– Phục hồi sức khỏe cho người mắc bệnh lâu ngày, trẻ em bị còi xương, người già yếu và phụ nữ mang thai sau sinh bồi bổ cơ thể.
Cách chế biến gà ác tiềm thuốc bắc đúng cách
Gà ác tiềm thuốc bắc một món ăn rất tốt đối với sức khỏe được mọi người sử dụng thường xuyên trong việc bồi bổ cơ thể:
Nguyên liệu làm gà ác tiềm thuốc bắc
– 100g thang thuốc tiềm gà
– 1 – 1.5kg tiềm gà
– 1 quả dừa xiêm lấy nước
– 15g cốm nếp xanh
– Gia vị: Hạt nêm, tiêu, muối, mật ong chúa.
Cách làm gà ác tiềm thuốc bắc
– Sơ chế nguyên liệu:
+ Sơ chế thịt gà: Nếu bạn tử mổ gà thì nên bỏ hết phần lòng gà, thêm chút rượu gừng lên trên thịt gà để khử đi mùi tanh của thịt gà.
+ Tẩm ướp thịt gà: Cho chút muối, tiêu, đường, hạt nên, bột ngọt, mật ong chúa vào bên trong thịt gà để ướp trong khoảng 30 phút.
+ Ngâm các vị thuốc bắc: Thêm chút nước ấm vào chiếc thau nhỏ rồi thả các vị thuốc bắc vào ngâm trong 15 phút sau đó vớt ra rửa sạch.
– Tiến hành hầm gà ác tiềm thuốc bắc:
+ Cách làm gà ác tiềm thuốc bắc chỉ vần cho nước dừa xiêm vào thố gà, đổ ngập mặt để thịt gà chín mềm thơm, không bị khô.
+ Bắc chiếc nồi cao lên bếp rồi đổ ngập nước, sau đó đặt chiếc thố gà lên trên cách mặt nước khoảng 4cm rồi hấp gà.
+ Nên hầm thịt gà trong khoảng 45 phút đến khi thấy thịt gà đã mềm và các vị thuốc bắc thơm thì có thể tắt bếp được rồi.
– Trình bày món ăn và thưởng thức:
+ Thịt gà sau khi hầm có thể để trong thố và ăn ngày, mọi người nên ăn lúc nóng sẽ có hương vị thơm ngon hơn khi nguội.
+ Gà ác tiềm thuốc bắc rất thơm ngon và bổ dưỡng tuy nhiên mọi người nên ăn cả phần thuốc bắc sẽ càng bổ dưỡng cho cơ thể.
Chú ý: Thông thường sẽ sử dụng 100g thang thuốc tiềm gà để hầm tuy nhiên nó sẽ bao gồm khoảng 11 vị thuốc rất khó để chuẩn bị đủ với khối lượng từng vị thuốc quy định. Cho nên, mọi người có thể mua sẵn 1 thang thuốc tiềm gà vừa tiện lợi lại rất rẻ.
Cửa hàng chính: 1236 Kha Vạn cân, Linh Trung, Thủ Đức, Hồ Chí Minh
Hàng hóa đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, không có chất bảo quản, nguồn gốc rỏ ràng, được đổi trả hàng miễn phí, hoàn tiền lại 100% , mọi ý kiến đóng góp và khiếu nại chất lượng dịch vụ xin gọi về đường dây nóng của công ty, số diện thoại là 0938 541 567(Anh An)
Món Ngon Chữa Bệnh Đường Ruột Từ Mề Gà
Theo như Y học cổ truyền thì mề gà có vị ngọt, chữa các bệnh về đường ruột như rối loạn tiêu hoá, chữa cam tích ở trẻ em, biếng ăn, ăn không tiêu, trướng bụng… rất hiệu quả. Vậy chế biến món ăn từ mề gà thế nào để có hiệu quả tốt nhất?
Màng trong của mề gà có tên là kê nội kim, thường được dùng chữa bệnh về dạ dày, tá tràng trong Y học cổ truyền.
Kê nội kim là lớp màng màu vàng phủ mặt trong của mề gà. Để có vị thuốc Bắc này, khi giết gà, phải lập tức mổ mề, bóc ngay lấy màng rồi rửa sạch phơi khô.
Khi rửa, phải rất nhẹ tay để thức ăn còn sót lại trôi hết. Loại màng tốt có màu vàng nâu, trên mặt có nhiều vết nhăn dọc, chất giòn, dễ vỡ vụn, vết bẻ có cạnh bóng.
Mề gà theo như Y học cổ truyền có vị ngọt, có thể điều trị được các bệnh như:
Rối loạn tiêu hoá.
Chữa cam tích trẻ em, biếng ăn.
Ăn không tiêu, trướng bụng, ăn vào muốn nôn.
Đại tiện lỏng.
Viêm dạ dày, ruột, sỏi tiết niệu.
Tiểu rắt, tiểu và đại tiện ra máu, mụn nhọt.
Chữa cam tích (bụng đầy, ít ăn), đái rắt, đái buốt: màng mề gà sao 60g, tán bột, mỗi lần uống 4-6g, ngày 2 lần với nước cơm hoặc nước ấm.
Trẻ tiêu hóa không tốt: Lấy gạo 100g nấu cháo; màng mề gà 15g sao phồng, tán bột cho vào cháo, thêm gia vị (muối hoặc đường). Mỗi ngày ăn 2-3 lần.
Ho gà: Màng mề gà 10g (sao vàng thành bột), mật ong 50g, tỏi 10 nhánh (ép lấy nước), mã thầy 500g (ép lấy nước). Cho tất cả vào nước (lượng vừa phải) đun sôi. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 thìa con.
Trẻ tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng: Màng mề gà 1 cái, hoài sơn (khoai mài) 30g, hai thứ sao vàng tán bột. Gạo nếp 50g nấu cháo. Mỗi lần cho 5g bột nấu cùng cháo, ăn ngày 1-2 lần, ăn liền trong một tuần.
Chữa mụn nhọt sau lưng (hậu bối) lấy màng mề gà phơi khô, tán mịn trộn dầu mè bôi ngày 2 – 3 lần không hạn chế.
Viêm niêm mạc miệng, cổ họng, sưng amidal, lấy kê nội kim đốt thành than tán mịn trộn với mật ong bôi nơi bị viêm và nuốt dần, ngày dùng 2 – 8g, dùng liên tục từ 3 – 7 ngày.
Chữa sỏi đường tiết niệu: Màng mề gà 30g, đảm tinh 10g, sơn tra 30g. Tất cả đem tán nhỏ. Cách dùng: Mỗi lần uống 3g với nước đun sôi, ngày 2 lần.
Viêm đại tràng mạn tính: Màng mề gà (sao) 10g, bạch truật 10g. Tán bột, trộn đều. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4 – 6g.
Chữa đau dạ dày: Bột mịn kê nội kim 4g, bột mịn mai mực 4g, bột gạo nếp rang thơm 2g, bột cam thảo đã khử 0,2g. Tất cả trộn thành 1 gói, mỗi ngày uống 2 gói sau bữa ăn.
Nguyên liệu: Màng mề gà 6g, thịt lươn 250g.
Cách chế biến:
Lươn dùng muối tuốt cho hết nhớt, mổ bỏ hết phủ tạng rửa sạch, thái thành từng khúc.
Màng mề gà sao khô tán nhỏ, thêm chút muối và gia vị trộn đều với thịt lươn hấp chín, dùng làm thức ăn cho trẻ trên 3 tuổi.
Bạn đang xem bài viết 6 Món Ăn Thuốc Từ Thịt Dê Chữa Bệnh trên website Docdaochinhban.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!